TRANH VẼ THIẾU NỮ CỦA TRẦN ĐÔNG LƯƠNG

 

Jean Carzou, một họa sĩ Pháp nổi tiếng, đã từng nói: Những quả táo của Cézanne, cho dù có kỳ lạ đến đâu thì cũng không thể sánh nổi với mấy người “đi tuần đêm” của Rembrandt – phải chăng cũng phần nào vì lẽ ấy.Tầm vóc của một họa sĩ không phụ thuộc vào thể loại, đề tài hay mô-típ mà người họa sĩ ấy thể hiện. Nhưng quả thực, những họa sĩ vẽ hình tượng con người vẫn được ưu tiên hơn trong sự đánh giá.

Các họa sĩ cũng hay nói: Vẽ được người thì vẽ được tất cả. Nhưng chưa thấy ai nói: Vẽ được phong cảnh hay tĩnh vật thì vẽ được tất cả.

Con người, hình ảnh con người dường như là dấu vân tay của Đấng tạo hóa, mà từ đấy con người có thể phát hiện và quy nạp được mọi nguyên lý phân dạng bí ẩn nhất của vũ trụ.

Trần Đông Lương – Thiếu nữ. 1957. 40 x 50 cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

* * *

Ở nước ta, các nghệ sĩ bậc thầy dân gian xưa có thể tạc ra những hình người vô cùng đẹp, rất “sai” về giải phẫu, nhưng tuyệt đối đúng về tinh thần. Điều đặc biệt khác giữa họ và các nghệ sĩ bác học, có thể là ở chỗ, họ sáng tác mà không cần phải nhìn vào một cái gì cả.

Ngày nay, những họa sĩ hiện đại Việt Nam vẽ hình giỏi nhất, nhất là hình người, dường như đều là những họa sĩ đã ít nhiều kế thừa được của ông cha ta cái mã gien đặc biệt đó.

… Về tài năng vẽ hình, ở Khóa kháng chiến (1950-1954), có ít nhất ba người: Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm và Trần Đông Lương.

Ngay khi còn đang học ở Việt Bắc, Trần Đông Lương đã vẽ hình thuần thục tới mức đã có họa sĩ tưởng nhầm hình vẽ của ông là hình vẽ của bậc thầy Tô Ngọc Vân.

Hình họa của Trần Đông Lương, đứng trên nhiều phương diện, là hình họa hàn lâm phương Tây mang đặc tính Pháp, theo một truyền thống nối từ cổ điển Raphael – Ý, qua Poussin, Ingres, Daumier, Renoir, Degas – Pháp, mà Balthus có thể là người đại diện gần đây nhất.

Trần Đông Lương vẽ hình vừa có cái vững chắc của Trọng Kiệm, vừa có cái hơi “bay bay” của Lưu Công Nhân, chỉ khác với Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm là phong độ của ông ổn định hơn. Hay nói khác đi, ở Trần Đông Lương ít có những thay đổi đột ngột, và đó thực chất cũng là một thế mạnh của ông.

Trần Đông Lương – Thiếu nữ. 15,5 x 26 cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

Có những họa sĩ nhìn bề ngoài tưởng như không có thay đổi gì cả, tưởng như “đứng yên”, nhưng kết cục, sự phong phú, giàu có bên trong về “từ vựng” (không phải về “ngữ pháp”) của họ mới là những thành tựu đáng nể.

* * *

Về lý thuyết, người ta phân hình họa thành hai thể loại nền tảng: hình họa nét (mà Matisse là một thiên tài) và hình họa sáng tối, mà giữa chúng còn có một thể loại kết hợp gọi là hình họa trung gian (dessin intermédiaire). Hình họa sáng tối lại được phân thành hình họa trắng (tương phản ít, mà Ingres có thể được xem là một đại diện ưu tú bậc nhất) và hình họa đen (tương phản mạnh, mà các đại diện hiện đại có thể là Daumier, Seurat). Có một ngoại lệ cực kỳ đặc biệt, Van Gogh vẽ hình họa sáng tối, nhưng lại vẽ bằng nét, chấm và vạch, gọi là hình họa thư pháp. Nguyễn Gia Trí vẽ hình họa nét, hình họa đen và hình họa trắng đều rất giỏi, tùy theo nhu cầu biểu hiện và nhu cầu lấy tư liệu của ông.

Hình họa nét của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Lưu Công Nhân đặc biệt hay, hay tới mức ở ta đã từng có quan niệm cho rằng chỉ có hình họa nét mới đáng được gọi là tinh túy, trí tuệ và thực sự sáng tạo. Nhưng không vì thế mà hình họa sáng tối, chẳng hạn như của Trần Đông Lương, bị mất đi vị trí vốn có của nó.

Trần Đông Lương – Thiếu nữ. 1986. 38,5 x 54 cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

 

Trần Đông Lương – Thiếu nữ. 1986. 57 x 41,5 cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

* * *

Về căn bản, Trần Đông Lương là một họa sĩ vẽ tranh lụa. Và, chỉ trong vòng có một năm – 1958, ông đã thực hiện được tới ba tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho phong cách của mình: Anh hùng lao động – Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), Tổ thêu (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) và Tuổi xuân (Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật các dân tộc phương Đông, Cộng hòa Liên bang Nga). Điều đặc biệt ở ông- chính là một khả năng khác thường trong nghệ thuật chuyển hóa những hình họa “thuần túy” được chuẩn bị công phu trên “giấy” lên nền “lụa”- mà nhờ thế- chúng đã thực sự trở thành những bức tranh đẹp.

“… Trong số những họa sĩ trẻ, có người như Trần Đông Lương theo gương họa sĩ Nguyễn Phan Chánh chuyên vẽ lụa nhưng với phong cách khác hẳn. Nhờ có vốn hình họa vững vàng, những tác phẩm vẽ lụa của Trần Đông Lương có khối hình chặt chẽ, ánh sáng trong trẻo mà vẫn giữ được dáng mịn màng của chất lụa. Tranh Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch là một thành công của họa sĩ” (Nguyễn Phi Hoanh, “Mỹ thuật Việt Nam”, xuất bản 1984).

Như vậy, có thể nói, trong nghệ thuật của Trần Đông Lương, hình họa có một vai trò quyết định, là cái hồn cái cốt của tranh ông.

Trần Đông Lương cũng là một trong những họa sĩ phát triển nghệ thuật vẽ tranh lụa trên cơ sở hình họa sáng tối, một phong cách vẽ lụa căn bản như đã trở thành truyền thống kể từ Nguyễn Phan Chánh, mà có thể cho mãi đến những năm 1960 và 1970, ngôn ngữ “triệt để” đồ họa của nghệ thuật tranh khắc gỗ mới có tác động đáng kể đến nghệ thuật vẽ lụa.

Nhắc đến Trần Đông Lương cũng là nhắc đến một họa sĩ chuyên về vẽ thiếu nữ, nhất là thiếu nữ thành thị, thiếu nữ Hà Nội. Thoạt nhìn, phong cách vẽ thiếu nữ ấy có vẻ mang tính chất hàn lâm, “bám sát” vào mẫu vẽ. Nhưng kỳ thực, bị cảm xúc chi phối, Trần Đông Lương cũng thường vẽ “thêm” theo chủ quan, và đôi khi dường như “không nhìn” gì cả, chỉ theo cảm giác, theo một thứ lô-gíc hình thức nào đó, miễn là bức vẽ đạt đến một ý niệm, một hiệu quả, nhiều khi khá siêu hình mà người ta vẫn gọi nôm na là “hư ảo”.

Mấy bức hình họa vẽ thiếu nữ của Trần Đông Lương giới thiệu ở đây thuộc về hai thời kỳ cách xa nhau khá lâu, có bức được vẽ chỉ một thời gian ngắn trước khi ông lâm bệnh mà sau đó ông chỉ vẽ được bằng tay trái, đặc biệt có cả hình họa nét. Cho dù chưa thực sự tiêu biểu, nhưng các hình họa này vẫn cho chúng ta một hình dung về một trong những phong cách diễn hình bậc thầy, phong cách diễn hình  của Trần Đông Lương.

Quang Việt

Tin cùng chuyên mục

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Hoạt động Kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1978 – 2023)

Năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật được thành lập trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất. Đó cũng là thời điểm các thiết chế mỹ thuật ở Việt Nam bắt đầu được thiết lập...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Nữ hoạ sĩ Nhật Bản vẽ “Trăng” bằng sơn mài Việt Nam

NDO – Từ ngày 10/9 đến 1/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) giới thiệu tới công chúng yêu hội họa những tác phẩm mới của hoạ sĩ Ando...

HỒ HỮU THỦ – XUÂN XANH

  Hồ Hữu Thủ sinh năm 1942 tại Bình Dương. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Bình Dương năm 1960. Tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn khóa 1961 – 1964 cùng với Đỗ Trọng...

Bảo tàng Lịch sử quốc gia mở trưng bày “Âm vang Đông Sơn”

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Âm vang Đông Sơn”,...