Bảo tàng Lịch sử quốc gia mở trưng bày “Âm vang Đông Sơn”

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Âm vang Đông Sơn”, khai mạc sáng 22.11 tại số 1 Tràng Tiền (Hà Nội).

Trưng bày giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được Bảo tàng sưu tầm, cùng những phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng tại Luy Lâu (Bắc Ninh) qua khai quật khảo cổ học, có niên đại sau Công nguyên. Những di vật chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.

Nội dung trưng bày gồm 3 chủ đề: Sưu tầm mới về văn hóa Đông Sơn, Khuôn đúc trống Đông Sơn phát hiện từ lòng đất Luy Lâu, Thực nghiệm đúc trống đồng.

Bát đậu. Đất nung, thế kỷ III-IV sau CN. Khai quật tại Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh
Thạp Đồng, thế kỷ II-I Tr.CN

Chủ đề 1: Sưu tầm mới về văn hóa Đông Sơn. Những năm gần đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đẩy mạnh công tác nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn với sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức quốc tế: phối hợp với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc khai quật di chỉ Đình Tràng (Hà Nội) góp phần sáng tỏ nhiều vấn đề về văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng Bắc Bộ; khai quật di chỉ Bãi Cọi (Hà Tĩnh) làm rõ mối giao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh vùng đồng bằng sông Cả; phối hợp với Đại học Đông Á (Nhật Bản) khai quật thành cổ Luy Lâu phát hiện gần nghìn mảnh khuôn đúc trống đồng chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hoá Đông Sơn ở trung tâm Giao Châu những thế kỷ đầu Công nguyên. Bên cạnh đó, việc sưu tầm, tiếp nhận hiện vật do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trao tặng, bổ sung nhiều hiện vật đặc sắc cho sưu tập văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng ngày một phong phú, đa dạng.

Chủ đề 2: Khuôn đúc trống Đông Sơn phát hiện từ lòng đất Luy Lâu. Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, có phạm vi phân bố rộng từ vùng Hoa Nam (Trung Quốc) tới Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Người xưa làm thế nào để đúc được những chiếc trống đồng có kích thước lớn, hoa văn tinh xảo như vậy là một bí ẩn chưa có lời giải.

Đèn treo. Đồng. Thế kỷ II-ITr.CN

 

Thố Đồng, thế kỷ II-I Tr.CN

Năm 1998, tại khu di tích Luy Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) đã phát hiện một mảnh khuôn đúc trống trên bề mặt, năm 2001 phát hiện một mảnh trong lớp đất đắp thành, đây là những dấu hiệu đầu tiên về khả năng tìm thấy dấu vết hoạt động đúc trống đồng ngay tại Luy Lâu, trụ sở của quận Giao Chỉ. Năm 2010 và 2011 tại di tích Non Nong Hor ở tỉnh Mukdahan (Thái Lan) đã phát hiện được một số mảnh khuôn đúc trống bằng đất nung. Tuy nhiên, những phát hiện này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và công bố rộng rãi. Cho đến nay, với gần nghìn mảnh khuôn đúc trống đồng phát hiện, đã cho thấy di tích Luy Lâu (tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) là nơi duy nhất trên thế giới phát hiện được số lượng lớn các mảnh khuôn đúc trống đồng.

Chủ đề 3: Thực nghiệm đúc trống đồng. Từ 1964- 1975, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiến hành thử nghiệm đúc trống đồng Ngọc Lũ trên cơ sở phân tích thành phần hợp kim và các dấu vết kỹ thuật trên hiện vật. Quá trình thực nghiệm đúc 4 lần đầu đều không thành công, lần đúc thứ năm được đánh giá đạt khoảng 80% so với trống gốc.

Năm 2022, trên cơ sở nghiên cứu thông tin khoa học thu được từ mảnh khuôn đúc phát hiện ở Luy Lâu, các nhà khảo cổ Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phác dựng lại hình dáng chiếc trống, tiến hành khảo sát các làng nghề truyền thống đúc đồng và chọn làng nghề Chè Đông (Thanh Hóa) để đúc thực nghiệm trống đồng Luy Lâu. Sau hơn một tháng thực hiện, trống được đúc ra cơ bản đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, từ độ dày, trọng lượng đến hoa văn trang trí và độ âm vang nhưng cũng đặt ra một số vấn đề cần hoàn thiện cho các lần đúc trống sau này như đối với hoa văn in khuôn, tượng cóc và quai trống.

Rìu. Đồng, thế kỷ II-I Tr.CN

 

Mảnh khuôn đúc trống đồng (Mặt ngoài lưng trống) Đất nung, thế kỷ III-IV. Khai quật tại di tích Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

Quá trình đúc thực nghiệm đã kiểm chứng các thông tin thu được từ sưu tập mảnh khuôn trống, cung cấp cơ sở khoa học để xem xét lại các đặc điểm của sưu tập và chức năng của một số hiện vật liên quan. Từ đó, hiểu rõ hơn về kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Sơn và tính tiếp nối trong cộng đồng người Việt đang đúc trống hiện nay. Đây cũng là cách tiếp cận phương pháp đúc trống khác với các lần đúc thử nghiệm trước đó và trống đồng Luy Lâu trở thành chiếc trống đúc thực nghiệm đầu tiên và duy nhất dựa trên cơ sở khoa học là những mảnh khuôn đúc trống.

Trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 22.11.2023 đến tháng 4.2024.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của 2 hoạ sĩ Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh

  Ngày 24 tháng 11, triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh do Bến Thành Art Gallery tổ chức, đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

Có thể bạn quan tâm

TÔI HỌC KHÓA TÔ NGỌC VÂN

  Đây là lần thứ ba Tạp chí Mỹ thuật trích đăng “Hồi ký” của họa sĩ Thanh Ngọc (Trần Thanh Ngọc). Bài đầu trích đăng năm 2012 (đoạn kể về chuyến đi thực tế của Trường Cao đẳng...

ĐỨC “RÂU”

  Trùng tên với tôi, nhưng phần đệm hơn được chữ Mạnh, còn tôi thì đệm thì chỉ có chữ Văn. Mặt dài, râu quai nón, nên tự nhiên được mang biệt danh Đức “râu”, để phân biệt với tôi...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VII (Đông Nam Bộ) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...

Thông báo số 9 Ban Chấp hành Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VIII (nhiệm kỳ 2014 – 2019)

  Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VIII (Nhiệm kỳ 2014 – 2019) đã họp phiên thường kỳ lần thứ 9 từ ngày 12 tháng 09 đến ngày 13 tháng 09 năm 2018, tại Hội trường Ủy ban toàn...

“Ego – Người”, triển lãm lạ và độc đáo của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Được chọn là 1 trong 50 sự kiện của Lễ hội Thiết kế sáng tạo TP Hà Nội năm 2022, lễ khai mạc triển lãm “Ego – Người” trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Ngô Xuân Bính vừa được Sở Văn...