Hoạt động Kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1978 – 2023)

Năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật được thành lập trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất. Đó cũng là thời điểm các thiết chế mỹ thuật ở Việt Nam bắt đầu được thiết lập lại để tạo nên một sự định hình mới cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam trong tình hình mới.

Tác phẩm: Che đậy (Phan Cẩm Thượng, Màu tự nhiên trên giấy Dó, 53x138cm, 2019)

Nhìn lại quá trình 45 năm xây dựng và phát triển, nếu Trường Đại Học Mỹ thuật Việt Nam tiền thân là trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông dương tự hào là cái nôi đào tạo nên những bậc thầy đầu tiên của hội họa hiện đại Việt Nam, thì Khoa Lý Luận và Lịch sử mỹ thuật mặc dù được thành lập muộn hơn, nhưng cũng vô cùng tự hào là cái nôi đào tạo nên những nhà nghiên cứu, nhà phê bình và các giảng viên lý luận mỹ thuật hàng đầu trong cả nước.

Tác phẩm: Ảnh xạ 2 (Trang Thanh Hiền, Màu nước trên giấy Giang, 40x155cm, 2022)

Và để ghi dấu cho hành trình 45 năm, ngoài các công tác chuẩn bị cho Lễ mít tinh tới đây, các thế hệ thầy và trò Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật còn tổ chức các hoạt động như: Xuất bản sách “Những giác độ nghiên cứu mỹ thuật”, tập hợp những bài nghiên cứu của các cựu sinh viên, giảng viên của khoa trong khoảng thời gian 5 năm gần đây nhất; Triển lãm “Đồng hành”, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của các cựu sinh viên, hoạ sĩ, các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật có nhiều đóng góp cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại khoa.

Tác phẩm: Hoa của ngày ấy (Nguyễn Mai Loan, Sơn mài, 60x60cm, 2023)

Có thể nói với hành trình 45 năm đồng hành, xây dựng và phát triển của Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật cùng với nền mỹ thuật Việt Nam, các thế hệ giảng viên và sinh viên của khoa đã ghi những dấu ấn đáng kể. Việc xuất bản sách và trưng bày triển lãm là một trong các hoạt động nhằm ghi nhận sự cống hiến, trưởng thành của một đội ngũ các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật cốt cán, những người đang thực sự đóng góp vào sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện nay.

Tác phẩm: Rơm (Trần Hoàng Sơn, Màu nước và mực nho trên giấy, 20x90cm, 2017)
Tác phẩm: Thiếu nữ dao (Lê Đình Bảo, Đồng, 80x40cm, 2022)

Triển lãm “Đồng hành” sẽ được Khai mạc vào lúc 09h30’ ngày 12/12/2023 tại không gian Nhà Bảo tàng – Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm: Mùa thu 2 (Nguyễn Thu Nguyệt, Sơn mài, 40x90cm, 2023)
Tác phẩm: Ai lên xứ Lạng (Nguyễn Trọng Cát, Sơn dầu, 100x120cm, 2020)

Lễ mít tinh Kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa sẽ được tổ chức cùng ngày vào lúc 10h00’ tại Phòng đa chức năng tầng 6 nhà F – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Số 42 Yết Kiêu, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

TCMT

Tin cùng chuyên mục

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

TÌM LẠI KÝ ỨC

  Nhận được thư mời dự khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề “Lê Thị Lựu – Ấn tượng hoàng hôn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/11/2018, vì xa nên tôi không...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 23 NĂM 2018

    Từ ngày 05/08 đến ngày 12/08/2018, tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM, 97A Phó Đức Chính đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực VI – Tp.HCM lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm trưng bày 125 tác...

Triển lãm cá nhân: Hội họa Tạ Quang Bạo

Vào lúc 16h00 chiều thứ Tư ngày 20 tháng 12 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân mang tên: “Hội họa Tạ Quang Bạo”. Tạ Quang Bạo sinh năm 1941 tại...

Nghệ thuật công cộng góp phần xây dựng thương hiệu điểm đến

Theo Khám phá ảnh hưởng của xã hội và nghệ thuật của Americans for the Arts, nghệ thuật là động lực lớn thứ 4 trong các quyết định được đưa ra khi lên kế hoạch cho một chuyến đi. Nghệ thuật...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC II (ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm tổ chức tại Quảng Ninh, không khai mạc do dịch Covid-19. Triển lãm trưng bày 172 tác phẩm của 165 tác giả, trong đó 83 tác phẩm của 76 tác giả là hội viên Trung ương và 89 tác phẩm của 89...