Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

 

Linh Chi (1921 – 2016)
Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao
Năm sáng tác: Khoảng 1990
Chất liệu: Lụa
Kích thước: 55x37cm
Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh

 

 

Trần Đông Lương (1925 – 1993)
Tác phẩm: Thiếu nữ
Năm sáng tác: 1982
Chất liệu: Pastel
Kích thước: 78x54cm
Sưu tập Văn Đức, Hà Nội

 

*

VÀI NÉT VỀ TRANH SƠN MÀI NGÔ MINH CẦU

Các họa sĩ vẽ tranh sơn mài cũng thường có sở thích vẽ lụa, và ngược lại. Và điều này có rất nhiều họa sĩ để chứng minh, chẳng hạn như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ hay Lê Quốc Lộc, Sỹ Ngọc… Riêng Tô Ngọc Vân ban đầu vẽ lụa, tiếp theo chuyển sang chuyên sâu vào sơn dầu, để rồi cuối cùng sơn mài mới là nơi ông gửi gắm nhiều ước vọng nhất.
Tranh sơn mài, hay nói chính xác hơn: “Hội Họa Sơn Mài” dường như là đặc sản của người Việt Nam. Có một thời kỳ, người Trung Quốc đã sang Việt Nam để nghiên cứu, học tập cách đưa “lacquer” vào phục vụ hội họa. Bởi sơn mài không chỉ thu hẹp là một chất liệu, một kỹ thuật, mà quan trọng hơn, nó là một thể loại với cả một hệ thống quan niệm gắn liền với nó.
Ngô Minh Cầu học Trường Mỹ thuật Việt Nam Khóa Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Sau khi ra trường, ông đã trải qua nhiều công tác khác nhau, từ vẽ tranh tuyên truyền cổ động phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, vẽ ghi dọc tuyến đường Lạng Sơn-Hà Nội cho ngành đường sắt, đến việc giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam, hoặc làm biên tập về mỹ thuật trong ngành xuất bản, vân vân.
Nhuần nhuyễn trong một bút pháp hiện thực trữ tình trong sáng, Ngô Minh Cầu bắt đầu từ tranh lụa và tranh màu nước, thể hiện một sở trường vẽ chân dung, phong cảnh, sinh hoạt nông thôn, đặc biệt nông thôn miền núi phía Bắc, và qua đó ông lồng vào tư tưởng và các nội dung thiết yếu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, bám sát các đề tài cách mạng-kháng chiến và lao động sản xuất.
Ngay từ cuối những năm 1950, Ngô Minh Cầu đã trở thành một họa sĩ vẽ lụa tài năng, mà chỉ cần một tác phẩm như “Về nông thôn sản xuất” (1958) cũng đã đủ khẳng định tên tuổi của ông trong nghệ thuật vẽ tranh lụa.
Từ cuối những năm 1970, Ngô Minh Cầu gần như chuyển hẳn sang chất liệu sơn mài, với kỹ thuật “giải quyết nhanh”, tạo hiệu quả giữa sơn dầu và lụa, vừa mờ ảo vừa mạnh mẽ, mang chất vẽ rất rõ. Ông sử dụng một bảng màu linh hoạt, không câu nệ, khi chỉ đỏ vàng đen, khi đơn sắc, khi “ấn tượng”, tùy theo cảm xúc và đối tượng vẽ.
“Cuối mùa mưa Sài Gòn 2005”, ông đã cho xuất bản cuốn sách “Tuyển tập tranh sơn mài của họa sĩ Ngô Minh Cầu”, giới thiệu hàng trăm bức tranh sơn mài ông sáng tác từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990, tức là cả một thời kỳ dài hơn 20 năm, trong đó có một số tác phẩm bố cục khổ lớn được xây dựng công phu bằng nguồn cảm hứng và tư liệu kháng chiến như “Loan tin chiến thắng” (1978), “Dân quân Châu Yên” (1992)… Và có thể nói, trong sự nghiệp hội họa của Ngô Minh Cầu, mảng tranh sơn mài có một giá trị riêng, nếu không muốn nói nó quyết định qui mô, tầm vóc thực sự của nghệ thuật ông.

F.A.M.

 

Ngô Minh Cầu (1927 – 2009)
Tác phẩm: Đập lúa
Năm sáng tác: 1991; Chất liệu: Sơn mài
Kích thước: 78x120cm
Sưu tập Mạnh Hiếu, Hà Nội

 

Ngô Minh Cầu (1927 – 2009)
Tác phẩm: Du kích Châu Yên
Năm sáng tác: 1992; Chất liệu: Sơn mài
Kích thước: 100x360cm
Sưu tập Mạnh Hiếu, Hà Nội

 

Trần Lưu Hậu (1928 – 2020)
Tác phẩm: Thiên đường hoa
Năm sáng tác: 2007
Chất liệu: Sơn dầu trên toan
Kích thước: 130x160cm
Sưu tập Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội

 

Trần Lưu Hậu (1928 – 2020)
Tác phẩm: Phong cảnh nông thôn
Năm sáng tác: 1982
Chất liệu: Lụa
Kích thước: 40x50cm
Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh

Trần Lưu Hậu thực ra có vẽ khá nhiều tranh lụa, và ông cũng vẽ lụa từ rất sớm, ngay từ đầu những năm 1960. Một họa sĩ thích đi vào bản chất, cái bên trong và thích sử dụng mực nho, các màu đen, nâu, nâu đỏ có âm vang của bè trầm như ông quả tình khá hợp để vẽ lụa. Với lụa, ông diễn hình rất khát quát, hình và nền như những cái bóng chồng lên nhau, chập chờn, hư ảo, chỉ vừa đủ để phân biệt.
Ở bức tranh này, người xem có thể thấy đồng thời cả ba tư duy của người vẽ: tư duy của một nhà hội họa, tư duy của một nhà đồ họa, và cuối cùng, tư duy của một nhà thiết kế. Cảnh vật trong tranh phải nói là khá “phức tạp”, nhưng họa sĩ đã điều hòa nó vào một đồng bộ gọn ghẽ, đem lại một tổng giác về cái mát mẻ, êm dịu, bình yên, lạ về thị giác nhưng gần gũi về mặt tình cảm.
Trong suốt 17 năm giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1962-1989), Trần Lưu Hậu liên tục đi thực tế ở các vùng nông thôn Hà Tây, Hưng Yên, Hà Bắc (cũ), các mỏ than Quảng Ninh, Hòn Gai; thời kỳ chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ông còn vào tận miền biển Nghệ An, Quảng Bình. Bởi vậy, tình cảm, vốn sống, hoài niệm của ông về nông thôn, về vùng biển là vô cùng giàu có. Và có một thời kỳ trên 10 năm, Trần Lưu Hậu đã lấy lụa như một trong những chất liệu chủ đạo để giãi bày những hoài niệm ấy, mà bây giờ khi chúng ta xem lại, chúng ta càng hiểu thêm về tài năng rộng rãi và toàn diện của ông.

F.A.M.

 

Lưu Công Nhân (1930 – 2007)
Tác phẩm: Cày
Năm sáng tác: 1965
Chất liệu: Màu nước trên giấy
Sưu tập Nguyễn Trường Sơn, TP. Hồ Chí Minh

Lưu Công Nhân sử dụng mọi chất liệu vẽ: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, in đá, giấy dó, màu nước, bột màu, phấn màu, chì, bút sắt. Hội họa ông có thể chia thành hai mảng chính: hội họa dầu và hội họa nước.
Vào năm cuối đời (2007), theo thống kê của Lưu Công Nhân, ông đã vẽ tổng cộng khoảng 600 tranh màu nước và 100 tranh sơn dầu (tất nhiên đây chỉ là con số chọn lọc vì trên thực tế ông vẽ nhiều hơn thế rất nhiều), với đủ các thể loại- đề tài: chính trị xã hội, sinh hoạt nông thôn, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, khỏa thân và một số đột hứng trừu tượng.
Bức tranh giới thiệu ở đây đã được Lưu Công Nhân vẽ vào năm 1965, tức là ngay trong giai đoạn đầu miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Về thực chất, đây là một tác phẩm bố cục được thực hiện bằng màu nước chứ không phải một tranh vẽ trực tiếp như thường thấy ở chất liệu này. Nó làm gợi nhớ đến bức tranh sơn dầu “Một buổi cày” nổi tiếng mà Lưu Công Nhân đã vẽ vào năm 1960, nhưng cái nhìn ở đây có vẻ như đã trực diện hơn, hình tượng được vẽ rất lớn, choán gần hết cả phong cảnh, trong một hòa sắc nâu-xám phải nói là “lộng lẫy”. Sự “ngọt ngào” của hình, của đậm nhạt, những đốm đậm của đất thấp thoáng trên mặt ruộng xăm xắp nước ẩn hiện trong những bóng mờ của người, của bò, của trâu đã biến thực tại trở nên lung linh, hư ảo, và cảnh vật rất quen thuộc này đã thành lạ. Thực là một bức tranh ấn tượng duy thức của một họa sĩ, một nhà thơ đang đi tìm một cốt cách Á Đông cho riêng mình, mà đôi khi chỉ bằng một “màng màu” vô cùng tinh nhẹ, trong trẻo người ta đã có thể tạo ra một thứ năng lượng hội họa lớn có sức tác động và tỏa sáng sục sôi.

F.A.M.

 

Mai Long (1930)
Tác phẩm: Tắm suối
Năm sáng tác: 1995
Chất liệu: Lụa
Kích thước: 100x160cm
Sưu tập Mạnh Hiếu, Hà Nội

Trong nghệ thuật vẽ tranh lụa, Mai Long là một họa sĩ có định kiến rất rõ ràng, và đôi khi ông còn nỗ lực làm nổi bật định kiến ấy, cho dù không phải không có người “phản ứng” lại lối vẽ của ông.
Là một họa sĩ không ngại đi vào “phong cách đẹp”, tranh lụa của Mai Long như hướng tới cái làm mê hồn người xem bằng sự uyển chuyển, phải nói là vô song, của đậm nhạt. Ông rất giỏi trong nghệ thuật vẽ đậm dần, hoặc vẽ nhạt dần, như một nhà thơ đi tìm “bóng chữ”, đầy dụng công nhưng hiệu quả cuối cùng thực ra lại vô cùng thanh thản.
Hiếm có họa sĩ nào lao động nghiêm túc như Mai Long. Để ra một bức tranh, ông không hề trễ nải ở bất cứ khâu nào, công đoạn nào trên quá trình thực hiện. Năng lực cấu tứ của ông cũng rất đặc biệt, từ bất cứ cái gì ông cũng có thể biến thành vần điệu, trôi chảy, mượt mà, hư ảo mà vẫn rất thực về nội dung, chơi vơi mà không vô định, khiến người xem bao giờ cũng vững tin vào ông.
Nếu nói về một phong cách trong nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến Mai Long. Ông không chỉ là một họa sĩ đã làm phong phú ngôn ngữ của tranh lụa mà còn làm kiện toàn sức mạnh biểu hiện đặc trưng của nó.

F.A.M.

 

Mai Long (1930)
Tác phẩm: Bịn rịn Việt Lào
Năm sáng tác: Khoảng 1960
Chất liệu: Lụa
Kích thước: 50x60cm
Sưu tập gia đình họa sĩ

  

 

*

 

Lê Huy Hòa (1932-1997)
Tác phẩm: Phong cảnh miền núi
Năm sáng tác: Khoảng 1986; Chất liệu: Sơn dầu
Kích thước: 44x69cm
Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh

 

Thục Phi (1933)
Tác phẩm: Vá lưới
Chất liệu: Lụa
Kích thước: 45x60cm
Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     

Bà Thục Phi thường được nhắc tới ở tư cách một họa sĩ đồ họa, tác giả của một số tác phẩm là những bức tranh cổ động nổi tiếng. Trong nghệ thuật vẽ tranh cổ động, bà có một phong cách riêng, thường đưa các hình tượng vào “cảnh sắc”, thực khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn mang hơi thở tự nhiên của cuộc sống, bằng đôi mắt quan sát và sự trải nghiệm tình cảm của một phụ nữ đã từng trải qua chiến tranh và hòa bình.
Đây chắc chắn là một bức tranh lụa sinh hoạt đã được vẽ từ những tư liệu ghi được trước thực tế. Ở đây, người xem có thể thấy những ảnh hưởng của tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, từ lối phân bố “lắt léo” mang tính trang trí các mảng tối-sáng, cho tới cách diễn hình-màu giản dị, hầu như phẳng, vẽ rất ít nét, tạo ra một vẻ đẹp tinh tế, êm dịu ẩn sâu trong cái mộc mạc, đẩy hiện thực lên thành ảo ảnh mà vẫn không làm mất đi sinh khí của nó.

F.A.M.

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Bộ sưu tập – Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2019

  Tư tưởng và nghệ thuật của Trần Duy diễn biến qua một mối tưởng phản: một bên là con người xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến “con vua cháu chúa” ở Huế, một bên là con...

Tin cùng chuyên mục

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

5 XU HƯỚNG TRONG THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT NĂM 2021

  Thế giới nghệ thuật vào năm 2021 rất khác so với thế giới nghệ thuật mà chúng ta đã biết vào thời điểm này năm ngoái. Ảnh hưởng bởi đại dịch, cảnh quan của thế giới nghệ thuật đã...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                         ...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV (BẮC MIỀN TRUNG) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                       ...

Có thể bạn quan tâm

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc tính, các...

Nếp Tết

  Lòng mình vẫn ở đó, có đi đâu đâu nhưng thỉnh thoảng bỗng  có cảm giác lòng mình trở về, về với mình. Hơn tháng nữa mới Tết nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó thì Đông Chí là Tết...

MỘT NGƯỜI SÀI GÒN LÀM GỐM RAKU

  Cách nay gần 20 năm, khu vực hồ Con Rùa buổi tối còn buồn tẻ, chỉ có một góc đông vui sáng đèn với hai quán mì Vịt tiềm chuyên bán cho giới nghệ sĩ và dân đi chơi đêm ở đường Trần Cao...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 323&324 tháng 11-12/2019

   ...

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI NGA 20 NGHỆ SĨ "ĐẮT GIÁ" CÒN SỐNG

Danh sách các nghệ sĩ đương đại có tác phẩm đắt giá nhất ở Nga trong 10 năm qua không có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở phần trên bảng xếp hạng. Lần đầu tiên chúng tôi đã công bố nó vào...