HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

 

Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam.

Đầu năm 2017, cuốn sách “Trịnh Hữu Ngọc từ những tác phẩm còn lại” do họa sĩ Trịnh Lữ biên soạn (trong nhiều năm) đã tạo nên một làn sóng hâm mộ, được coi như một sự kiện rất nhiều người mong chờ. Khi sách được xuất bản đã không nằm ngoài kỳ vọng của bạn đọc và trở thành một cuốn sách được nhiều người kiếm tìm.

Họa sĩ Trịnh Lữ còn là người dịch sách từng được giải thưởng dịch thuật văn học của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn nghệ Hà Nội (2004 – 2005) và tác giả của nhiều bài giới thiệu chia sẻ kiến thức lịch sử nghệ thuật hội họa trên blog và trên facebook của ông, được đông đảo bạn đọc mến mộ. Ông tên thật Trịnh Hữu Tuấn, được bố mẹ dạy vẽ từ nhỏ, và dù làm nghề gì (ông là kỹ sư Xây dựng Mỏ, phát thanh viên tiếng Anh của đài Tiếng nói Việt Nam từ thời chiến tranh, chuyên gia truyền thông và đào tạo phát triển của Liên Hiệp Quốc…), lúc nào ông cũng vẽ, như một nếp sống riêng tư, thích dùng chì than, phấn mầu, màu nước, và sơn dầu. Tranh ông đã triển lãm cả ở Mỹ và Hà Nội.

Ở bên Mỹ ông vẫn đạp xe đi rất xa nhà, đến những nơi có phong cảnh thanh bình và thơ mộng để vẽ. Thông thường là các cảnh đẹp, lãng mạn với mọi sắc thái không gian, thời gian trong ngày cũng như các mùa trong năm. Nhưng tất cả đều dịu nhẹ, yên bình và trong veo trong cảm xúc. Với Việt Nam, tình cảm ông dành cho quê hương  luôn đặc biệt trìu mến, đầy yêu thương. Tết  Nguyên đán Đinh Dậu 2017, ông ở Việt Nam trọn vẹn một cái Tết để in sách cho cha. Khi về Mỹ, ông ghi lại những cảm xúc ấm áp đầy xúc động đầy tràn hương vị Tết Hà Nội bằng một seri tranh phấn mầu. 19 tác phẩm là tập hợp những khoảnh khắc trước, trong và sau Tết. Có thể tin chắc rằng, bất cứ những ai đã từng sống với Tết Hà Nội đều bùi ngùi khi xem những tác phẩm này. Cũng thời gian này năm ngoái, trên Số xuân Đinh Dậu 2017, Tạp chí Mỹ thuật đã đăng bài viết “Xem tranh cũ nhớ Tết xưa” của họa sĩ Trịnh Lữ viết về những tác phẩm vẽ Tết của cha ông là cụ Trịnh Hữu Ngọc. Tiếp nối câu chuyện ấy, nhân dịp xuân Mậu Tuất 2018, Ban Biên tập Tạp chí Mỹ thuật xin trân trọng gửi tặng bạn đọc bộ tranh vẽ “Hương vị Tết Hà Nội” của họa sĩ Trịnh Lữ. Hy vọng như món quà nhỏ đầy yêu thương dành tặng bạn đọc Tạp chí Mỹ thuật nhân dịp Xuân về…

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc:

Chợ hoa Tết Hàng Lược tấp nập ngày cuối năm…

 

Vỉa hè đồ cổ dịp chợ hoa Tết Hàng Lược. Thánh thần chơi với nhân gian. Ấy là hơn chục năm trước rồi. Có những khoảnh khắc rất vui…

 

Tò he. Tay ai nặn nên số phận nào? Ở chợ hoa Tết Hàng Lược, chụp năm trước Tết nào cũng gặp bác nặn tò he này, có dáng bộ đội về hưu. Tết rồi không thấy bác ấy nữa…

 

Hàng Buồm, xế cổng Hội Nhà văn Hà Nội, một chiều gần Tết…

 

Sắp Tết rồi, cháu đông khách bác ạ…

 

Sáng sớm mùng 1 Tết – mưa bụi Hàng Đậu đủ để những dấu tích xưa hiện diện lặng lẽ với nhau…

 

Đồng Xuân sớm mùng 1 Tết – Người một mình đi đâu…?

 

Phế tích nhìn theo cảnh già – một mình đi chúc Tết…

 

Hồ Gươm sáng sớm mùng 1 Tết, mới chỉ có mình đi chúc Tết cỏ cây…

 

Bách Thảo một sáng sương sớm đầu năm…

 

Hàng Nón sớm mùng 1 Tết…

 

Sáng sớm mùng 1 Tết, vội về với mẹ ư…?

 

Hàng Đường sớm mùng 1 Tết…

 

Văn Miếu vào Tết – ta thêm con vuông này Cụ nhỉ….

 

Chốn xưa nghiên bút hồn thu thảo…

 

Đầu xuân sớm mùng 1 Tết… ôi nương náu góc tường xưa…

 

Mùng 5 Tết, chợ đã họp, nhịp sống thường ngày bắt đầu quay trở lại…

 

Ngoài tường mua chữ ồn ào… Trong tường cổ thụ lặng vào hồn xưa…

 

Hoàng Anh

(*) Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 301 & 302 tháng 1-2 năm 2018 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG CẢM XÚC BẰNG MÀU

  Nổi tiếng trên văn đàn từ những năm 90 thế kỷ trước với những cuốn tiểu thuyết: “Lời cuối cho em”, “Kẻ mắc chứng điên”, “Phố” hay những truyện ngắn “Nô tỳ được trang...

MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA TRÊN BÁO SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975

  Có lần, tôi đọc được trên nguyệt san Văn Hữu số 1, xuất bản năm 1959 một thống kê những cuộc triển lãm mỹ thuật được tổ chức tại phòng Triển lãm thuộc Văn hóa vụ nằm trên...

THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT TOÀN CẦU NĂM 2021 SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

  Bối cảnh thị trường nghệ thuật thế giới được cho là đã trải qua thăng trầm với những đổi mới và phát triển của 10 năm chỉ trong 10 tháng qua. Với các sự kiện của năm 2020, từ sự...

LỊCH TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  TT Tên triển lãm, Địa điểm Ngày nhận tác phẩm Ngày dàn dựng TL Hội đồng chấm giải Ngày khai mạc TL Ngày kết thúc TL Ghi chú 1 Khu vực VIII Tỉnh Đồng Tháp 26/7 – 29/7 30/7 – 2/8 Thứ...

LÊ ANH VÂN – MỘT HÀNH TRÌNH HIỆN ĐẠI, CỔ ĐIỂN VÀ TRỮ TÌNH

  Năm 1984, Lê Anh Vân quả thực đã đi trước một bước vào hội họa thời kỳ Đổi mới (một thời kỳ sẽ chỉ chính thức bắt đầu kể từ 1986), bằng một tác phẩm hội họa sơn dầu bố...