RANH VẼ CHUỘT CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM

 

NGUYỄN TƯ NGHIÊM (1918-2016) – Năm con chuột (Bính Tý). 1996. Bột màu. 54x77cm. Sưu tập Nguyễn Thu Giang

Đề tài “con giống” thực ra xuất phát từ một ghi chép của Nguyễn Tư Nghiêm trước bức chạm gỗ cổ “Mèo ngoạm cá” ở đình Bình Lục, Đông Triều, Quảng Ninh, những năm 1955-1956. Như vậy, ôngđã bắt đầu vẽ con giống đầu tiên từ con mèo, và bởi vậy, con giống thứ hai mà ông vẽ rất có thể là con chuột. Trong số 12 con vật trên hoàng đạo, có lẽ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ rồng nhiều nhất, sau đến dê, chó, gà, ngựa, hổ, mèo, ít hơn là lợn, khỉ, chuột, rắn, mà trâu là ít nhất.

Theo như Nguyễn Tư Nghiêm nói, chỉ sau cuộc triển lãm tranh con giống của ông vào năm 1988 (Mậu Thìn), ông mới có ý thức rõ rệt về “lục thập hoa giáp” và bắt đầu đưa các con giống vào một hệ thống liên hoàn, vẽ năm nào thì lấy con vật năm ấy làm chủ, và đặt nó ở vị trí trung tâm bức tranh, chẳng hạn như bức “Bính Tý 1996” ở đây.

Riêng vẽ chuột, về mặt tạo hình, Nguyễn Tư Nghiêm có cách xử lý rất hay, ông thường phối hợp cả nét dương lẫn nét âm, như để thể hiện tính cách “chui lủi” của chúng, và vì hình của chúng nhỏ, lại ít đặc tính hấp dẫn, nên ông cũng hay đưa vào bố cục những đường thẳng giống như nguyên lý liên kết tạo sự nổi bật bằng các trực tuyến dài trong kiến trúc và hội họa hiện đại.

Từ học thuyết Đông Y, đặc biệt qua các cuốn sách của Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Tư Nghiêm cũng đã tìm ra màu bản thân ( không phải màu vật chất) của con chuột, giống như con lợn, là màu đen, tượng trưng cho khí lạnh, mùa đông, khác với hổ mèo màu xanh tượng trưng cho mộc khí, hoặc rắn đỏ, dê vàng, khỉ trắng, vân vân.

Nếu người ta thường cho rằng có một số con vật vẽ rất khó, trong đó có chuột, thì bằng tài năng siêu việt của mình, với Nguyễn Tư Nghiêm thì không có gì là không có thể. Cho dù vẽ chuột không nhiều lắm, nhưng có thể nói, tranh chuột của Nguyễn Tư Nghiêm vẫn là mảng tranh đẹp và sống động bậc nhất trong các mảng tranh vẽ các con vật khác của ông.

Hà Thái Hà 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023

Sáng ngày 15/09, tại Bảo tàng Hà Nội (Phạm Hùng, Hà Nội), đã diễn ra buổi lễ khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023. Sự kiện do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Cục...

Khai mạc Triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

SGGP – Sáng 16-8, Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc triển lãm “Thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023”. Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM...

Ngày hội sắc màu ‘Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt’

(Chinhphu.vn) – Chương trình được triển khai nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cùng màu sắc cho thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích sáng tạo, góp phần bồi dưỡng và phát triển khả năng hội...

Tiếp tục phát động Cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Ngày 19/6, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tiếp tục phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa”....

Phát huy giá trị di sản qua hội họa

(Chinhphu.vn) – Ngày 16/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”....

Có thể bạn quan tâm

Quyết định phân bổ số lượng Đại biểu chính thức, Đại biểu dự khuyết và Đại biểu đương nhiên dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc, Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

      HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Số: 314/19/BCH               ...

SẮC MÀU THỜI GIAN TRONG TRANH CỦA HOÀNG CHÍ

  Họa sĩ Hoàng Chí sinh năm 1944 tại Hà Nam, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Ông tốt nghiệp khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trong nhiều năm qua...

ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ HÀ NỘI "THỜI XA VẮNG"

    Mối sầu như tóc bạc Cứ cắt lại dài ra Đấy là hai câu trong một bài thơ bốn câu của ông Phan Khôi. Bài thơ được ông viết vào năm 1952, khi ông 65 tuổi, với tâm trạng của một người...

ĐỖ QUANG EM – BẬC THẦY HỘI HỌA TẢ THỰC VIỆT NAM

  Chiêm ngưỡng suy tư những tác phẩm hội họa của họa sĩ Đỗ Quang Em – có một số nhà phê bình, họa sĩ cho rằng ông là họa sĩ vẽ theo khuynh hướng Hyperrealism (Chủ nghĩa Cực thực). Tôi...

HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC MỸ THUẬT ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG 2021-2025

  Những năm gần đây, nhiều hoạt động về văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật và báo chí trong quân đội, trở thành quen thuộc trong đời sống nhân dân. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Bảo tàng...