BỨC TƯỢNG ĐỨC MẸ BAN ƠN Ở NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE ĐÀ LẠT

 

Nhà thờ Domaine de Marie – Đà Lạt

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo.

Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940 – 1943). Sau năm 1975, ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh, v.v… để các em trở thành những người có ích cho xã hội.

Nhà thờ Domaine de Marie thời xưa

Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.

Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.

Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.

Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc – rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo. Từ khi hoàn thành cho đến nay nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường. Nhà thờ thời gian đầu xây dựng không có tháp chuông. Hiện tại nhà thờ đã có tháp chuông, tháp được đặt ở ngay phía sau ngôi chánh điện với quả chuông nhỏ.  Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ. (Theo vi.wikipedia.org)

 

Bà Suzanne Humbert phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux

Jean Decoux (sinh năm 1884 tại Bordeaux, mất 21 tháng 10 năm 1963 tại Paris) là Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp giai đoạn 1940 – 1945.

Người có công lớn nhất trong việc xây dựng nhà thờ Domaine de Marie được nhắc đến là phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux, bà Suzanne Humbert. Bà đứng ra quyên góp, vận động xây dựng công trình từ năm 1940 – 1944. Phía sau lưng nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát, nhìn ra vườn hoa đầy màu sắc, hiện còn có ngôi mộ của bà Suzanne.

Chân dung bà Suzanne Humbert, phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux

 

Phần mộ bà Suzanne Humbert, tại nhà thờ Domaine de Marie

Vào tháng 1/1944, trên đường đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt để hoà giải mâu thuẫn ghen tuông giữa bà Nam Phương Hoàng Hậu với người tình mới của Vua Bảo Đại là bà Mộng Điệp, khi đến đèo Prenn dẫn vào Tp. Đà Lạt thì xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Bà Suzanne Humbert được người dân nơi đây đưa vào Bệnh viện Lâm Đồng cấp cứu. Do chấn thương não quá nặng, sau 2 tiếng nhập viện, bà Suzanne Humbert đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 16h ngày 16/1/1944.

Thời điểm bà Suzanne Humbert bị tai nạn và tử vong, Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux không có mặt ở Việt Nam nên không được nhìn mặt vợ lần cuối. Theo di nguyện của bà khi còn sống, thi hài bà Suzanne Humbert được đưa về chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn.

Ngày nay, các giáo dân và du khách tới nhà thờ thăm nhà thờ vẫn thường đứng trước mộ bà để cầu nguyện. Riêng đối với nhà thờ Mai Anh, bà Suzanne Humbert được xem là một ân nhân đã có công đóng góp rất lớn đến việc hình thành và phát triển.

 

Bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn ở Nhà thờ Domaine de Marie

Nổi bật giữa gian cung thánh Nhà thờ Domaine de Marie là bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn, tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do nhà điêu khắc Évariste Jonchère (1892 – 1956) tạc tại Hà Nội vào năm 1943 theo đặt hàng của phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux, bà Suzanne Humbert. Bức tượng được đưa từ Hà Nội về Đồi Mai Anh ngày 15.08.1944 (ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời).

Tượng Đức Mẹ Ban Ơn in trong cuốn sách Évariste Jonchère (NXB Adam Biro 1991)

 

Gian Cung Thánh nhà thờ Nhà thờ Domaine de Marie (trước năm 1963)

 

Tượng Đức Mẹ Ban Ơn ở Nhà thờ Domaine de Marie (chụp tháng 8 năm 2016)

 

Nội thất bên trong Nhà thờ Domaine de Marie

Theo thông tin từ cuốn sách Évariste Jonchère (NXB Adam Biro. 1991), trang 200, phần ghi chú các tác phẩm cho biết có 3 phiên bản của mẫu tượng Đức Mẹ Pháp và Đông Dương (ảnh in ở trang 115, thường hay được gọi là Đức Mẹ Ban Ơn) của Évariste Jonchère:

  1. Tượng. Kiểu mẫu nguyên bản bằng thạch cao. Cao 3m, ngang 2,8m. Không có chữ ký, không ghi ngày. Xuất xứ: sưu tập của bà E. Jonchère Debiol; bà E. Jonchère Debiol hiến tặng cho tỉnh Haute-Savoir năm 1978 Annecy, trường Nghệ Thuật và Lịch Sử tỉnh Haute-Savoir (kiểm kê n 32).
  2. Tượng nhỏ bằng thạch cao. Cao 0,460, ngang 0,170, sâu 0,100m. Mô hình. Không có chữ ký, không ghi ngày. Annecy, sưu tập của bà E. Jonchère Debiol.
  3. Tượng đá được phục chế lại (xem hình). Cao 3m, ngang 2,8m. Không có chữ ký, không ghi ngày. Việt Nam, nhà nguyện các Sơ Saint-Vincent de Paul ở Đà Lạt. Tác phẩm đã mất tích

Nhà điêu khắc Évariste Jonchère

Évariste Jonchère sinh tại Coulonges-les-Hérolles (Vienne) ngày 8/7/1892, mất tại Paris ngày 22/2/1956. Ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Paris, đạt một số giải thưởng như Giải thưởng lớn Roma (1925), Huy chương vàng ngoại hạng Triển lãm các nghệ sĩ Pháp (1930) và giải thưởng Đông Dương (1932).

Ésvariste Jonchère đang tạc bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn tại Hà Nội năm 1943

 

Bìa cuốn sách Ésvariste Jonchère (NXB Adam Biro 1991)

Từ tháng 8/1938, sau khi ông hiệu trưởng Victor Tardieu mất tại Hà Nội vào ngày 12/6/1937, Évariste Jonchère được cử lên nắm quyền giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 12/1943, vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh, trường Mỹ thuật phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường được chia thành ba bộ phận sơ tán ở ba nơi, trong đó khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do Évariste Jonchère phụ trách. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương giải thể.

Bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn ở Nhà thờ Domaine de Marie có lẽ là một trong số những tác phẩm hiếm hoi của nhà điêu khắc Évariste Jonchère (1892 – 1956) ở Việt Nam. Mặc dù chỉ còn tác phẩm tượng đá được phục chế lại, nhưng cũng là dấu ấn một thời của một nhà điêu khắc, và cũng là tấm lòng của một vị phu nhân Toàn quyền Đông Dương với mảnh đất Đà Lạt.

Nguyễn Minh Anh

Tài liệu tham khảo:

1.https://vi.wikipedia.org/wiki/ Nhà_thờ_Domaine_de_Marie

2.http://www.continchuaoi.com/2015/07/nha-tho-domain-lat-va-ngoi-mo-phu-nhan.html

3.http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?p=106627078

4.http://www.giaoxugiaohovietnam.com/DaLat/01-Giao-Phan-DaLat-MaiAnh.htm

 

 

Tin cùng chuyên mục

Gia đình và Bốn mùa

Trong nền văn học – nghệ thuật cổ điển của chúng ta xưa, các tác giả và người thưởng thức luôn có một quan điểm chung là: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (trong thơ có họa, có...

Tranh cổ động một thời

Những họa sĩ tiền bối như Vũ Văn Thu, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hữu, Huỳnh Công Nhãn (Huỳnh Phương Đông), Nguyễn Thuận, Phan Thư, Linh Chi, Trịnh Kim Vinh, Văn Hoè, Đình Khang, Thang Trần Phềnh, Võ thành...

Tranh Tết những ngày độc lập

Cứ mỗi lần Tết đến, lại thấy những bức tranh có những màu sắc thô mộc, vui tươi, chân thật và biểu dương được cả một tinh thần dân tộc. Những tranh tết đó có từ lâu rồi, và cứ hàng...

Đá nhân tạo Biên Hòa

  Năm 1933, ông Robert Balick, hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa thành lập một tổ chức gọi là La Société coopérative artisanale des potiers et fondeurs de Bienhoa (Hợp tác xã Mỹ nghệ thủ công của...

ĐỘC ĐÁO HÌNH TƯỢNG CON VOI TRÊN GỐM CỔ

  Từ xa xưa, voi đã là loại động vật quen thuộc với người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới ở châu Phi, châu Á… Lịch sử và truyền thuyết của Việt Nam không thể thiếu hình tượng...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Có thể bạn quan tâm

XEM TRANH SƠN KHẮC HUỲNH VĂN THUẬN

  Khắc, nhất là khắc nét, dường như là một sức mạnh đặc biệt của người Việt Nam chúng ta. Có thể nói, đây là một thứ “văn hiến thị giác”, một thứ bản năng tự nhiên mà không phải...

TRANH CỔ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA TỈNH SÓC TRĂNG

Tranh của họa sĩ Thái Châu Xuân     Tranh cổ động của Trần Đức Duy      Tranh cổ động Lữ Công Phương    Tranh cổ động Ngô Thanh Phong    Tranh khắc gỗ Ngô Thanh Sử   ...

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN CUỐI)

Bài thứ ba (phần cuối) Những đứa con của rái cá Theo truyền thuyết dân gian, Đinh Tiên Hoàng là sản phẩm của cuộc sinh nở thần kỳ giữa bà Đàm thị và một con rái cá. Công dư tiệp ký là cuốn...

MẤY SUY NGHĨ VỀ HỘI HỌA HIỆN ĐẠI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

  Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả,...

THẾ MỚI LÀ DÂN TỘC, TRÒ CHUYỆN ĐẦU XUÂN CÙNG HỌA SĨ HỒNG HẢI

  Họa sĩ Đặng Thị Hồng Hải sinh năm 1933 tại Hải Dương. Mẹ ruột cô là em gái của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Theo lời cô Hồng Hải kể, họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vừa là bác, vừa là thầy,...