TRANH NÀY KHÔNG PHẢI CỦA BÁC…

 

Bức tranh này vốn thuộc về một người bạn tôi. Bạn mua tại nhà một cựu đại sứ bên nước ngoài. Mua 5, 6 bức liền. Giá mua không tiết lộ nhưng chắc cũng nhỏ xinh. Người bạn bảo đây là tranh họa sĩ Trương Hiếu đấy,.Tranh có bút pháp màu sắc gần với họa sĩ Mai Long. Họa sĩ Trương Hiếu (sinh 1939) – học viên trẻ nhất khóa Tô Ngọc Vân (năm 1955), khi ấy ông mới có 16 tuổi, là anh trai ruột của họa sĩ Trương Hạnh (1944-2006), nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật… Ồ, toàn người thân quen. Thấy tranh vẽ những năm thập niên 80 nên tôi đoán là tranh vẽ bán cho người nước ngoài sang Việt Nam công tác, mua mang về làm kỷ niệm. Vì vậy, tôi cũng chỉ xem qua rồi chụp một vài bức ảnh lưu lại định bụng hôm nào qua chơi nhà họa sĩ Trương Hiếu rồi khoe – ra cái vẻ biết nhiều thông tin. Năm 2020, nhân việc làm lại cho chính xác danh sách các học viên khóa Tô Ngọc Vân, Tạp chí và NPBMT Quang Việt hẹn họa sĩ Trương Hiếu Trước khi tới nhà ông, tôi gọi điện thoại “khoe khoang” tưng bừng là cháu có ảnh chụp mấy bức tranh của bác sáng tác ngày xưa được người Việt Nam mua lại ở nước ngoài đấy ạ… Sau khi chuyện trò, tôi hý hửng đưa điện thoại có ảnh mấy bức tranh mà tôi đinh ninh nghĩ là của ông. Ông vừa nhìn tranh liền thảng thốt nói ngay “đây không phải là tranh của bác”, … Thế có chết không chứ! Lúc ấy, tôi mới giật mình xem lại tên chữ ký thật kỹ, thật kỹ. Đúng rồi, chữ ký đây cũng là “Hiếu”; có vẻ là “Huy Hiếu”. hơn là “Trương Hiếu”.

BÙI HUY HIẾU (1937-2006) – Cấy lúa. Lụa. Khoảng 1980

Tôi chợt nhớ ra chi tiết rất hay về “họa sĩ Bùi Huy Hiếu lấy nàng ‘Minh digan’ đẹp nhất Hà Nội thủa xưa”, nằm trong bài “Anh Trịnh Thái” của tác giả Nguyễn Trường Sơn (in trên TCMT số tháng 7&8/2020). Ngay lập tức, tôi lật đật nhắn tin trao đổi với anh Sơn, rồi tìm kiếm trên “gu gồ”. Ái chà chà đây rồi, thông tin về Bùi Huy Hiếu đây rồi, tranh sơn dầu ông vẽ đẹp quá. Trong lúc chuyện trò, anh Trường Sơn cũng cho biết, họa sĩ Bùi Huy Hiếu là một trong những người vẽ tranh lụa “bán ác chiến nhất” cho các chuyên gia Thụy Điển làm việc ở Nhà máy giấy Bãi Bằng những năm 80. Có thế chứ, đây có thể là tranh của Nghệ sĩ Nhân dân – họa sĩ Bùi Huy Hiếu đây rồi. Ông nổi tiếng cả về nghề lẫn về đời tư với tư cách là người chồng duy nhất của người đẹp phóng khoáng nhất Hà Thành thời đó. Và để cho chắc ăn, có khi hôm nào đó phải ghé thăm nhà nàng ‘Minh digan’, vợ của họa sĩ Bùi Huy Hiếu để hỏi thăm lại lần nữa, nhân tiện nghe người đẹp lẫy lừng xưa kể chuyện…kiểu gì chẳng có tên một vài họa sĩ. Một thời gian sau, trong phiên đấu tại Pháp, có 2 bức tranh lụa của họa sĩ Bùi Huy Hiếu. Lần này thì chắc chắn rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Giá đấu trên dưới 1 nghìn euro mỗi bức. Sống trong thế giới nghệ thuật, gặp nhiều câu chuyện bất ngờ, thú vị, để lại nhiều suy ngẫm. Bởi chúng ta chỉ lãng đi một tí là “sai một ly đi ngay mất một dặm”. Cẩn thận mấy cũng vẫn có thể sai số. Nhưng điều gì sai thì ngay lập tức phải nhận lỗi, chỉnh lý công khai. Còn nhiều khi thiên hạ cứ “lê la, chém gió” cho sướng mồm vì chả ai đánh thuế thì cũng đành chịu vậy mà thôi. Bởi “vàng thật thì ắt không sợ lửa”.

Hoàng Anh

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Có thể bạn quan tâm

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT LỚN NHẤT CỦA MARC CHAGALL ĐƯỢC ĐẤU GIÁ TẠI BONHAMS

  Tác phẩm nghệ thuật lớn nhất của Chagall đã được gõ búa tại Bonhams. Các nghệ sĩ luôn bị cuốn hút bởi thế giới Ballet và Opera. Picasso, Hockney và Chagall, kể cả một số người đều đã...

Toàn cảnh sân vận động Morodok Techo, Campuchia – Nơi diễn ra Lễ khai mạc SEA Games 32

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) sẽ diễn ra từ ngày 5/5 đến 17/5 tại Thủ đô Phnom Penh và 4 tỉnh của Campuchia, bao gồm Siem Reap, Preah Sihanouk, Kampot, Kep. Nước chủ nhà Campuchia...

CHUYỆN BIÊN TẬP Ở TẠP CHÍ MỸ THUẬT

  Tính đến năm 2022, là tròn đúng 10 năm tôi bắt đầu vào làm việc cho Tạp chí Mỹ thuật (tháng 2/2012), và cũng tình cờ là đúng dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Tạp chí Mỹ thuật (1977-2022). 10...

VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MỸ THUẬT TẠI ĐÔNG DƯƠNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP MỘT TRƯỜNG VẼ TỔNG QUÁT TẠI HÀ NỘI , BÁO CÁO CỦA VICTOR TARDIEU NĂM 1924

Tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (Institut National d’Histoire de l’Art, viết tắt là INHA, Paris) có một lưu trữ lớn, đặt dưới tên “Victor Tardieu”. Lưu trữ này gồm 13 hộp các-tông, bao...