SƯU TẬP TRANH VĂN XƯƠNG

 

Lê Văn Xương – Sự thanh thản cả về cảm xúc lẫn thẩm mỹ

Dọc hành trình nghệ thuật có những người tìm đường riêng độc đáo của mình, họ là những người mở đường.

Có con đường chính/chủ đạo tấp nập “quần áo chen chân”, những kẻ hăng hái gấp gáp tiến về phía trước. Cũng có những người nhẩn nha bên lề đường râm mát, khiêm tốn, yên tâm và thích thú tản bộ theo dòng thời đại. Trên con lộ chủ đạo của mỹ thuật từ Đông Dương cho tới sát cột mốc Đổi mới, Lê Văn Xương là một người như thế.

Nhưng! Một chứng nhân thời đại ít quan trọng hơn những nhân vật thời đại ở mức nào còn tùy vào cách nhìn của mỗi người thích sử, và thích sưu tầm!

Lê Văn Xương – Yên Bái mùa hoa mộc miên, khoảng 1950. Bột màu trên giấy. 44,5 x 58,5 cm. Sưu tập Lê Y Lan, Tp. Hồ Chí Minh

Họa sĩ Lê Văn Xương vẽ không thay đổi từ đầu đến cuối, cùng lúc, như một ông thầy mô phạm chỉn chu và như một học trò nghiêm cẩn, cầu thị. Ông ở giữa thị hiếu thẩm mỹ bình dân dễ mến và thị hiếu thượng lưu, tân kỳ, duy mỹ.

Phong cảnh trong tranh cân đối hài hòa, các nhân vật, hoạt cảnh đều thanh thản như “vẫn bình thường thế thôi”. Nét, màu và sắc đều ở trung dung/trung tính, không quá gắt gao, nồng nàn, cũng không âm u, sầu não. Tranh của ông có sự lạc quan cố hữu của nghệ thuật dân gian/dân quê và cái cảnh vẻ, duyên dáng thị thành.

Có thể sự thanh thản cả về cảm xúc lẫn thẩm mỹ của họa sĩ hấp dẫn người xem hôm nay về một thời đã mất.

Nguyễn Quân

 

 

Phố phường Hà Nội Lê Văn Xương

Họa sĩ Lê Văn Xương đã vẽ phố Hà Nội rất nhiều từ đầu những năm 1950. Cuộc triển lãm năm 1953 của ông mang tên Hà Nội ba sáu phố phường, với 29 tác phẩm, trong loạt tranh bột màu còn lại có đề rõ nhiều bức năm 1952 – 1953, chắc là các bức trực họa kỹ để chuẩn bị chuyển chất liệu sơn dầu cho triển lãm kể trên. Hàng Đồng, Hàng Da, Gầm Cầu, Hàng Muối, Hàng Buồm, chùa Láng, chùa Trấn Quốc, Hàng Đậu nhìn ra cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng… những mảnh không gian phố ông ghi lại với hòa sắc sáng sủa, trung thực, nhìn rõ con người và phương tiện đi lại, cho ta cảm nhận về phố xá Hà thành những năm 1950 đơn sơ mà thanh thoát như thế nào. Ông duy trì việc vẽ phong cảnh phố xá như vậy mãi về sau, cho đến tận bức vẽ đề năm 1987 (một năm trước khi ông mất), nhưng qua hình, có lẽ họa phẩm đó là một góc phố Sài Gòn, chứ không phải Hà Nội.

Lê Văn Xương – Chợ Đồng Xuân, khoảng 1950. Bột màu trên giấy. 41 x 60,5 cm. Sưu tập Lê Y Lan, Tp. Hồ Chí Minh

Có thể nói lại điều trực cảm đầu tiên khi tôi mới mở những bức tranh ra xem: Đó, xuyên suốt một ánh nhìn tôn trọng giá trị hiện thực, với tâm hồn trong trẻo, trang nhã, phóng khoáng, yêu tự do và thiên nhiên, tự tại với con người. Dưới các bức tranh, chưa hẳn biết cuộc đời người vẽ ra nó đã không trầm luân. Bởi họa sĩ sinh ra và sống trọn những năm giông bão nhất của xứ sở này trong thế kỷ 20. Ai mà hay được người cao sang hay nghèo hèn nào mà không chịu nỗi khổ chung cùng đất nước. Có điều mỗi người mỗi khác, có người cất đi, có người đưa ra, có người dồn nén nó vào nghệ thuật hoặc ghi chép, có người tìm cách hóa tán những nỗi niềm chung – riêng ấy vào nhiều việc khác, mỗi ngày.

Vũ Lâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

QUÊ HƯƠNG DIỄM ẢO CỦA LOAN DE FONTBRUNE

Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường  Nguyễn Thiện Thuật quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Sáng 26/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam –...

CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI BẤT TOÀN

  Khi ngẫm về các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, có gì giống nhau giữa họ,...

CHÂN DUNG HỌA SĨ TRẦN HÀ – MỘT PHƯƠNG TRÌNH NHIỀU ẨN SỐ

  Nếu có ai đặt câu hỏi: Cụ Trần Hà là ai? Thì câu trả lời nhanh nhất, dễ dàng nhất có lẽ sẽ đến từ những người Nam Bộ cũ, đặc biệt người Sài Gòn cũ: Cụ Trần Hà là một đại gia...