Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Sáng 26/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa – Bộ VH,TT&DL, đại diện Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các Bảo tàng Mỹ thuật trên cả nước, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và một số Bảo tàng Mỹ thuật ngoài công lập, cùng với các nhà nghiên cứu, các họa sĩ quan tâm đến chương trình.
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật là một trong các khâu hoạt động nghiệp vụ cơ bản và hết sức quan trọng của mỗi bảo tàng. “Đó là hoạt động nhằm khẳng định và đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý cho từng hiện vật. Công tác kiểm kê ngoài chức năng riêng biệt của mình còn là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, là cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học cho các khâu nghiệp vụ khác như: Sưu tầm, bảo quản, xây dựng các bộ sưu tập, tuyên truyền giáo dục, trưng bày và truyền thông quảng bá hình ảnh của bảo tàng”
Những năm qua, công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh thành phố quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, cũng như các thiết bị phục vụ công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật. Bên cạnh đó, các bảo tàng mỹ thuật đã chủ động khắc phục khó khăn, từ nguồn lực hạn chế của từng đơn vị, áp dụng công nghệ vào quản lý hiện vật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bộ sưu tập, xây dựng hồ sơ khoa học cho hiện vật đáp ứng những yêu cầu, quy chuẩn chuyên môn.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm
Tham dự tọa đàm, đại diện các bảo tàng mỹ thuật đã đề xuất những giải pháp, hướng đi cho công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật hiện nay. Trong đó, tập trung vào các nội dung: nhận diện vai trò công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật đối với các khâu công tác của bảo tàng. Đánh giá đúng vị trí quan trọng của khâu công tác này trong các khâu nghiệp vụ chuyên môn của bảo tàng để từ đó có sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo triển khai thực hiện. Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, chia sẻ những khó khăn, tồn tại, hạn chế, trao đổi, kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật hiện nay. Bảo tàng Mỹ thuật Huế nhấn mạnh giải pháp tổ chức kho bảo quản theo hướng kho mở, để bảo đảm an toàn cho hiện vật. Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng mới kho lưu trữ chuyên biệt và hiện đại để bảo quản hiện vật. Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng lên phương án điều chỉnh và hoàn thiện quản lý hiện vật bằng phần mềm tích ứng trên web và chương trình phần mềm quản lý hiện vật do Cục Di sản Văn hóa chuyển giao…
Đại diện các bảo tàng trình bày tham luận tại Tọa đàm:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các bảo tàng mỹ thuật trên cả nước nói chung vẫn còn khó khăn, hạn chế: Hệ thống kho cơ sở và trang thiết bị bảo quản còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như về lâu dài của công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật.
Công tác kiểm kê hiện vật chưa được triển khai tổng thể, đặc biệt trong kiểm kê khoa học, thông tin về hiện vật chưa đầy đủ. Việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa thông tin hiện vật có nơi còn chậm; chưa thực hiện quản lý, khai thác thông tin hiện vật bằng phần mềm tin học hiện đại.
Công tác bảo quản phòng ngừa nhằm kéo dài tuổi thọ cho hiện vật cũng như quản lý tốt hiện vật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mỗi bảo tàng, trong đó quản lý, tư liệu hóa, số hóa hiện vật là những hoạt động nghiệp vụ cơ bản, nền tảng bảo đảm cho bảo tàng vận hành đúng hướng và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn chưa được thực sự triệt để và đồng bộ.
Qua buổi tọa đàm, có thể thấy công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật đóng vai trò nền tảng, là cơ sở cho các khâu công tác khác ở mỗi bảo tàng. Việc định kỳ trao đổi, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá thực trạng qua các Hội nghị, Tọa đàm, Hội thảo… nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này là hết sức cần thiết.
Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự tọa đàm đã có chuyến tham quan, học tập thực tế tại Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
(Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC MỸ THUẬT ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG 2021-2025

  Những năm gần đây, nhiều hoạt động về văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật và báo chí trong quân đội, trở thành quen thuộc trong đời sống nhân dân. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Bảo tàng...

Thanh Hóa thi sáng tác mẫu tượng đài Bà Triệu

NDO – Chiều 25/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”. Quang cảnh lễ phát động...

Hai ngày với Venice Biennale 2022

  Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song....

45 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT, LỊCH SỬ, CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM

  Năm 2017, nhân Tạp chí Mỹ thuật (TCMT) tròn 40 tuổi và 25 năm tôi làm báo ở Tạp chí, tôi đã viết bài “25 năm với Tạp chí Mỹ thuật”. Năm nay, Tạp chí 45 tuổi và tôi lại có thêm 5 năm làm...

CHÂN DUNG HỌA SĨ TRẦN HÀ – MỘT PHƯƠNG TRÌNH NHIỀU ẨN SỐ

  Nếu có ai đặt câu hỏi: Cụ Trần Hà là ai? Thì câu trả lời nhanh nhất, dễ dàng nhất có lẽ sẽ đến từ những người Nam Bộ cũ, đặc biệt người Sài Gòn cũ: Cụ Trần Hà là một đại gia...