CẢNH SÀI SƠN CỦA CÔNG VĂN TRUNG

 

Tranh “sơn” (laque) Việt Nam có nhiều thể, và tương lai chắc chắn sẽ còn biến hóa khôn cùng, biểu hiện sức sáng tạo dường như vô tận của các họa sĩ Việt Nam xưa nay.

Riêng về sơn mài có sơn mài đồng nhất (laque unie), sơn mài sáng (laque claire), từ đó lại phân ra sơn mài chìm, sơn mài đắp nổi, sơn mài khắc, sơn mài đắp-khắc, thậm chí gần đây, “sơn mài” đã trở thành một danh từ khái niệm mang tính phiếm chỉ, bao gồm cả một số thể “sơn không mài” hay “”lacquerscope”, vân vân.

Tuy nhiên, việc đồng nhất tranh sơn mài với tranh sơn khắc, coi sơn khắc thuộc địa phận của sơn mài, như đôi khi vẫn xảy ra, nói đúng ra, luôn luôn là một sai lầm không đáng có.

Trên thực tế, nếu niên biểu lịch sử của hội họa sơn mài Việt Nam có vẻ như là rất rõ ràng, thì đối với tranh sơn khắc lại không được rõ ràng như vậy. Và hiện có thể chúng ta chưa xác định được những bức tranh sơn khắc hiện đại của Việt Nam xuất hiện đầu tiên chính xác từ bao giờ, và cũng vậy, chúng ta cũng chưa hệ thống lại được tiến trình phát triển cho đến nay của tranh sơn khắc.

Điều đầu tiên, phải thừa nhận rằng, tranh sơn khắc ít nhất đã có nguồn gốc, xuất xứ rất rõ ràng ở Trung Hoa, với vô vàn hiện vật, đặc biệt của các thời Minh, Thanh, và với tính chất trang trí cố hữu rất điển hình của tranh sơn khắc.

CÔNG VĂN TRUNG (1907-2003). Phong cảnh Sài Sơn.1992. Sơn khắc. 60 x 80 cm. Sưu tập Minh Đạo, Hà Nội

Trong lịch sử thời kỳ đầu của hội họa Việt Nam hiện đại, tuy không nhiều, nhưng người ta có nhắc tới cả tranh sơn khắc. Đặc biệt, Nguyễn Tư Nghiêm, vào năm 1944, đã có một vài tranh sơn khắc đỉnh cao “một đi không bao giờ trở lại”. Với các họa sĩ Việt Nam, tranh sơn khắc “Coromandel” đã trở thành một thứ gì đó rất “hội họa” (hay nói chính xác hơn là “nửa hội họa nửa đồ họa”), vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính tượng trưng, mà về căn bản, đã thoát khỏi ảnh hưởng của tranh sơn khắc Trung Hoa cổ cả về tư tưởng lẫn hình thức.

… Trong nghệ thuật của Công Văn Trung, một trong những người tốt nghiệp khóa đầu tiên (1925-1930) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chúng ta thường nhớ về tranh lụa và nhất là tranh sơn khắc.

Năm 1990, ở tuổi 83, tại kỳ Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm đó, Công Văn Trung đã giành được giải nhất với bức tranh sơn khắc “Cảnh Sài Sơn”. Và bức tranh giới thiệu ở đây cũng chính là một trong những tranh sơn khắc có cùng đề tài ấy của ông.

Bằng một tâm hồn hoài cổ, và bằng một sự hiểu biết thấu đáo và sâu sắc về văn hóa dân tộc và về vốn cổ dân tộc (bản thân Công Văn Trung đã từng có nhiều năm làm công tác nghiên cứu và vẽ ghi tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp), những phong cảnh nhân văn gắn liền với các công trình kiến trúc cổ – luôn luôn là những nơi chốn để Công Văn Trung tìm về. Và qua các bức tranh sơn khắc của ông, cái Tinh thần của Nơi chốn (Genius Loci) quê hương Việt Nam luôn được làm dậy lên trong những sắc thái khá riêng biệt, dường như chỉ mình ông mới có: Một thứ không gian vừa hiện thực vừa gián cách, vừa cụ thể mà cũng vừa mơ hồ, bức tranh hiện ra như một tấm màn đăng-ten, rung rinh, ẩn hiện như một giấc mơ giữa ban ngày.

Nếu như người Trung Hoa thường tỉ mỉ, thậm chí là vô cùng “rườm rà”, rườm rà một cách tinh xảo, khi thể hiện mặt trước của các tấm bình phong sơn khắc, thì ngược lại, họ thường sử dụng những nét gần như “ký hiệu” hết sức tinh lược ở mặt sau, như là những “phụ chú” cho mặt trước. Xem tranh sơn khắc của Công Văn Trung, ta như đồng thời được gặp cả hai cái đó, một lối ngôn ngữ dung hợp giữa lý trí và tình cảm, giữa nội giới và ngoại giới, giữa hoài niệm và biểu tượng – ngôn ngữ của một họa sĩ hiện đại Á Đông với một vẻ cổ kính rất riêng của Việt Nam.

Q.V

Tin cùng chuyên mục

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Giá trị nhân ái làm nên vẻ đẹp nghệ thuật

NDO – Chiều 8/8, tại Hà Nội diễn ra sự kiện “Beauty Vol1” (Đẹp Vol1) được tổ chức dưới hình thức “High Tea and Art” (Tiệc trà chiều nghệ thuật) mang tên “Vẻ đẹp Hồng Tâm”. Sự...

Triển lãm phác thảo tranh Nguyễn Gia Trí

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Gia Trí, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm Những phác thảo tranh của họa sĩ...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII – ĐÔNG NAM BỘ LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 28/08 đến 03/09/2018, tại Trung tâm Văn hóa Tỉnh Bình Thuận, đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực VII – Đông Nam Bộ lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm đã trưng bày 145 tác phẩm của...

Nghệ thuật công cộng trong không gian đô thị qua cách tiếp cận một số hình thức nghệ thuật đương đại

Nghệ thuật công cộng là loại hình nghệ thuật đa dạng về quan điểm và hình thức biểu hiện. Lịch sử thế giới cho thấy, một thành phố phát triển không bao giờ bỏ qua nghệ thuật đương đại....

Thưởng lãm tranh sen của họa sĩ cố đô Huế

Ngày 5-8, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Hội Mỹ thuật Huế mở triển lãm chuyên đề “Lotus” của họa sĩ Lê Hòa, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là triển lãm cá nhân...