Nghệ thuật công cộng trong không gian đô thị qua cách tiếp cận một số hình thức nghệ thuật đương đại

Nghệ thuật công cộng là loại hình nghệ thuật đa dạng về quan điểm và hình thức biểu hiện. Lịch sử thế giới cho thấy, một thành phố phát triển không bao giờ bỏ qua nghệ thuật đương đại. Nghệ thuật vừa là Chân – Thiện – Mỹ, vừa tạo động lực thúc đẩy xã hội tốt đẹp, đó mới là nghệ thuật chân chính – Nghệ thuật vì cộng đồng.

Nghệ thuật công cộng(NTCC) là một thiết chế văn hóa quan trọng góp phần tạo nên hình ảnh, điểm đến du lịch hấp dẫn và đồng thời là tấm gương phản ánh trình độ văn minh và văn hóa xã hội. NTCC gắn liền với quy hoạch kiến trúc đô thị. Ý tưởng chính của NTCC là giao tiếp với những người xem, công chúng. NTCC thậm chí được trưng bày ở những nơi công cộng không được mong đợi, nhưng nhiều người sẽ thường thấy chúng trong công viên, trên đường phố, các nút giao thông, quảng trường, kênh rạch và bãi biển… Thông qua các tác phẩm của mình, các nghệ sĩ cố gắng thay đổi thái độ của mọi người đối với thế giới và xã hội, đặt ra những câu hỏi quan trọng, khiến họ suy ngẫm về những gì anh ta nhìn thấy trước mặt.

Đối với NTCC, bối cảnh của tác phẩm thực sự quan trọng. Thông thường, địa điểm quyết định chính ý tưởng của tác phẩm. Chính vì vậy, tác phẩm NTCC với tạo hình như thế nào? Đặt ở vị trí nào? Bối cảnh không gian nào? Bối cảnh văn hóa như thế nào? Thực sự cần thiết để một tác phẩm NTCC có đời sống của nó và sự trường tồn của nó. Nhà phê bình lý luận nghệ thuật và cũng là nghệ sĩ đương đại Marina Abramovich (LB Nga) cho rằng: “Tôi chỉ quan tâm đến nghệ thuật làm thay đổi hệ tư tưởng của xã hội. Nghệ thuật chỉ tái tạo những giá trị thẩm mỹ là kém cỏi” [4]. Nghệ thuật vừa là Chân – Thiện – Mỹ, vừa tạo động lực thúc đẩy xã hội tốt đẹp, đó mới là nghệ thuật chân chính – Nghệ thuật vì cộng đồng.

Các tác phẩm NTCC thường được tạo ra với kích thước lớn. Điều này là do khả năng đặt các đối tượng trong không gian mở. Trên đường phố, kích thước của chúng bị giới hạn, thay vào đó, bởi các định luật vật lý và ngân sách cho NTCC, hơn là bởi chiều cao của trần nhà trong trung tâm triển lãm. Nhưng không phải tất cả các công việc nhất thiết phải lớn. Chúng thậm chí không phải lúc nào cũng hữu hình, bởi vì hoạt động tích cực cũng có thể được quy cho NTCC. Điều quan trọng là mọi người đều nhìn thấy nó.

Đôi khi người xem, công chúng, thậm chí một tầng lớp xã hội thiếu chuẩn bị đến mức phản đối gay gắt một đối tượng nghệ thuật mới trong đô thị của mình. Ở đây, điều quan trọng là chính quyền đô thị ứng xử như thế nào đối với tác phẩm NTCC: Liệu họ có thể đồng cảm với suy nghĩ của các nghệ sĩ hay không? Liệu họ có biết cách lựa chọn những tác phẩm tốt và tránh xa tiêu cực hay không? Liệu chính quyền đô thị có sẵn sàng làm việc thực sự với các nghệ sĩ hay không? Các nhà lãnh đạo đô thị có chào đón nhiệt thành một hình thức nghệ thuật đương đại hay không?

URS FISCHER – Đất sét lớn số 4. 2021 (Matxcova – LB Nga) [3]
Một ví dụ thực tiễn để minh họa quan điểm trên cho thấy, bối cảnh ra đời của Tháp Eiffel tại Paris đã không mấy suôn sẻ. Tháp Eiffel được xây dựng năm 1889 nhân sự kiện một cuộc Triển lãm quốc tế nhằm phô trương những công nghệ xây dựng của Pháp. Ba trăm mét nổi bật so với nền của thủ đô thấp tầng đến nỗi ngay trong quá trình xây dựng vào năm 1887, đã gây ra những tranh cãi về thẩm mỹ và công năng. Phải có đến hơn 300 đại diện của giới trí thức sáng tạo đương thời đã viết đơn khiếu nại lên thành phố yêu cầu ngừng xây dựng tòa tháp “vô dụng và quái dị”. Thậm chí nhà văn nổi tiếng Guy de Maupassant (1850-1893), người theo chủ nghĩa bi quan và hoài nghi, thường ăn tối hàng ngày tại nhà hàng dưới tháp, vì đó là nơi duy nhất ở trung tâm trong thành phố thưởng thức các món ăn mà để không nhìn thấy tháp Eiffel [4]. Tuy vậy, tháp Eiffel vẫn giành được thành công nhanh chóng, trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất và con số dần ổn định từ những năm 1960. Ngày nay, có thể thấy tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc đồng thời cũng là tác phẩm NTCC nổi tiếng nhất toàn cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel đã đón tiếp gần 7 triệu du khách, giữ vững vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới.

Các lĩnh vực chính của NTCC bao gồm: nghệ thuật địa hình, nghệ thuật đường phố, tranh tường, điêu khắc và nghệ thuật ảo. NTCC có thể được trình bày cho công chúng dưới mọi hình thức. Sự đa dạng về thể loại, phong cách và xu hướng nghệ thuật của loại hình này có thể được giải thích bằng nhiều loại kỹ thuật và chất liệu dành cho các nghệ sĩ. Nếu không có sự hạn chế về ngân sách, thì sự lựa chọn một tác phẩm NTCC phụ thuộc vào nhiệm vụ, bối cảnh và ý chí chủ quan của tác giả.

ANISH KAPOOR – Cổng điện toán đám mây. 2006 (Chicago, Mỹ) [4]
Theo truyền thống, NTCC là những tác phẩm sắp đặt hoặc điêu khắc. Các tác phẩm điêu khắc hiện đại có quy mô lớn và cũng đang bắt đầu vượt ra ngoài các viện bảo tàng. Điêu khắc có thể trở thành một chi phối đáng chú ý và hữu cơ trong phát triển đô thị nhờ sự phù hợp với không gian và quy mô của tác phẩm [3]. Những tác phẩm có tính chiếm lĩnh không gian như vậy rất cần có được phối hợp khăng khít với chính quyền thành phố. Trên thực tế, nếu chúng có thể được sắp đặt một cách hợp lý thì chúng sẽ trở thành một phần của cảnh quan đô thị trong một thời gian dài. Một tiêu chí quan trọng để lựa chọn vật liệu cho tác phẩm điêu khắc đô thị là khả năng chống phá hoại, chống chọi với sự thay đổi của các mùa và thời tiết khắc nghiệt. Do đó, ưu tiên hàng đầu cho loại hình này là các vật liệu có độ bền cao như đá tự nhiên, kim loại và sợi thủy tinh.

Ví dụ: công viên Nikola-Lenivets là một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật tạo dựng trên nền thảm cỏ hoành tráng được tạo ra từ gỗ khai thác ở các khu rừng lân cận. Bản thân việc lựa chọn chất liệu đã phản ánh phong cách của tác giả, phụ trợ cho tác phẩm là bối cảnh và địa hình độc đáo – nơi hàm chứa tác phẩm NTCC. Rõ ràng có thể thấy tác phẩm NTCC này bị hao mòn và phong hóa theo thời gian, nhưng vấn đề đó hoàn toàn nằm trong sự tính toán chủ quan của tác giả, rằng tác phẩm “đã sống cùng thời gian”. Đối với nghệ sĩ Nikolai Polissky – tác giả của nhiều tác phẩm NTCC trong công viên, ông đã kêu gọi cư dân các làng lân cận thực hiện dự án mang tính cộng đồng. Ý tưởng của ông đã biến ngôi làng nhỏ thành một cụm nghệ thuật thu hút nhiều cư dân và khiến khu vực này trở thành một điểm thu hút khách du lịch [3].

BLOCK LUGTHART – Người đàn ông nằm. 2003 (Paris, Pháp) [4]
Bên cạnh đó loại hình NTCC này có những ngoại lệ, có những tác phẩm NTCC được dịch chuyển và giới thiệu cho công chúng như một kiểu “lưu diễn”, có thể được coi là các tác phẩm đi “du lịch vòng quanh thế giới” [4] mà vẫn phù hợp với không gian, bối cảnh, văn hóa của nơi trưng bày tác phẩm. Đây là hình thức mới, có tính cộng đồng, tính hội nhập và tính quốc tế. NTCC còn thời gian cho sự sáng tạo như vậy đối với loại hình này. Bất kỳ đối tượng văn hóa thú vị sẽ thu hút khách du lịch. Nếu một đối tượng nghệ thuật nổi tiếng trên toàn thế giới, nó đảm bảo một lượng khách du lịch và công chúng bằng cách đứng ở vị trí của nó để check-in. Bản chất của NTCC là tập trung vào công chúng.

AGNES DENES – Cánh đồng lúa mỳ. 1982 (MANHATTAN, MỸ) [4]
Đôi khi NTCC có thể là chủ nghĩa hành động, diễn biến hoặc nghệ thuật trình diễn. NTCC bao gồm tất cả các thể loại nhằm vào đại chúng, kể cả những khán giả chưa có tâm thế chuẩn bị đón nhận màn trình diễn. Những nghệ sĩ có xu hướng hành động thường kiên quyết trong tư duy và thực hiện tác phẩm. Bởi vì, điều quan trọng là các công chúng sẽ bắt gặp NTCC ở nơi mà họ không mong đợi được xem nghệ thuật nhằm mang lại sự tò mò, bất ngờ, tìm hiểu và tương tác cùng nghệ sĩ. Các buổi biểu diễn thường là các hành động theo kịch bản được cân nhắc kỹ lưỡng. Ngược lại, các diễn biến bắt đầu một cách có tổ chức, và sau đó – khi nó diễn ra. Đây là nơi giao tiếp quan trọng với khán giả. Họ trở thành những người tham gia trực tiếp vào những gì đang xảy ra [4]. Có thể thấy tư duy và cách đặt vấn đề đó qua tác phẩm nghệ thuật tương tác “Người đàn ông nằm” tại trung tâm quảng trường Paris.

KONSTANTIN DANILOV – Tranh tường tại Festival Nghệ thuật công cộng “Art-Ovrag”. 2019 (LB Nga)

Đối với tác phẩm NTCC của nghệ sĩ Agnes Denes, sau nhiều tháng chuẩn bị, vào tháng 5/1982, một cánh đồng lúa mì đã được trồng tại một bãi rác ở khu Manhattan, cách Phố Wall và Trung tâm Thương mại Thế giới hai dãy nhà, đối diện với tượng Nữ thần Tự do. Tác phẩm NTCC phải chuẩn bị tới 200 xe tải chở đất, đào thủ công 285 rãnh và dọn sạch đá và các mảnh vụn. Cánh đồng lúa mì được công diễn trong bốn tháng, một hệ thống tưới tiêu đã được lắp đặt. Vụ mùa được thu hoạch vào ngày 16/8 và cho ra hơn 450 kg lúa mì vàng khỏe mạnh. Thông qua tác phẩm này, nghệ sĩ Agnes Denes muốn cảnh báo rằng cánh đồng lúa mì ở trung tâm đô thị là lời nhắc nhở về sự lãng phí và quản lý yếu kém của thế giới hiện đại cũng như mối đe dọa của nạn đói đang đeo bám nó. Ngoài ra, cánh đồng này nằm gần Phố Wall, trung tâm tài chính và chứng khoán bậc nhất thế giới đã làm ảnh hưởng đáng kể đến giá lương thực toàn cầu [4].

CAMILLA WALALA – Đường Leyton tại phía đông London (Anh) [4]
Bên cạnh các loại hình nghệ thuật gắn với địa hình, nghệ thuật đường phố đang phát triển tích cực nhờ sức hút của các lễ hội, lễ hội âm nhạc, festival, hội chợ, chợ đêm… Các nghệ sĩ thay đổi bộ mặt của các đường phố bằng cách vẽ tranh tường trên mặt tiền của các tòa nhà thành phố. Vyksa và Nizhny Novgorod đã tăng sức hấp dẫn du lịch của các thành phố thông qua loại hình graffiti. Các tác phẩm đáng chú ý được tạo ra như một phần của lễ hội được đưa vào lĩnh vực thông tin quốc tế và các nghệ sĩ như Misha Most, Zmogk, Sshhozzy và những người khác từ lâu đã đại diện cho Nga trong cộng đồng nghệ thuật đường phố quốc tế [3]. Với nghệ thuật đường phố, loại hình nghệ thuật đương đại ở lĩnh vực này mọi thứ sẽ phức tạp hơn đặc biệt là công tác quản lý. Một phần vì nó bao gồm một số lĩnh vực: graffiti, áp phích, giấy nế’n, tranh tường, graffiti theo lối tốc họa… với đa dạng kỹ thuật và thủ pháp nghệ thuật. Một phần vì nó mang tính ngẫu hứng, tự phát, dễ đi sai định hướng phát triển của xã hội. Hiện nay, cũng có tranh luận về việc liệu nghệ thuật đường phố có thể được phân loại là NTCC hay không. Cơ sở lịch sử của nghệ thuật đường phố được hình thành bởi tội phạm. Hiện nay trên thế giới, các nghệ sĩ thường chọn những nơi bị cấm, những khu nhà bỏ hoang. để thể hiện nghiên cứu sáng tạo của họ. Nghệ thuật đường phố thực sự không bao giờ phối hợp hành động của nó với chính sách phát triển văn hóa của thành phố, mà thông thường nó thể hiện bản thân tác giả ở nơi nó thấy phù hợp thông qua hội họa. Đồng thời, graffiti dựa trên mong muốn trở nên nổi tiếng và không thể làm điều này nếu không có khán giả. Chính vì sự nổi tiếng mà các nghệ sĩ graffiti ở New York của những năm 1970 đã bắt đầu vẽ các chuyến tàu điện ngầm. Đi qua thành phố, thường là trên mặt đất, các đoàn tàu là một cuộc triển lãm du lịch với mức độ bao phủ tối đa.

Nghệ thuật kỹ thuật số tham gia với tư cách là loại hình NTCC trong không gian đô thị

Những năm gần đây, nghệ thuật kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các nghệ sĩ thậm chí sử dụng các công nghệ thực tế tăng cường (Virtual reality), nơi tác phẩm điêu khắc và kiến trúc gặp nhau trong không gian kỹ thuật số, và bức vẽ không phải là bức vẽ, mà là thành phố trong tất cả sự đa dạng của nó. Rõ ràng NTCC là tấm gương phản chiếu trình độ xã hội và trình độ khoa học công nghệ. Với sự đa dạng về hình thức biểu hiện, quan điểm, tư tưởng của loại hình NTCC, có thể dẫn đến kết quả là không phải tất cả các tác phẩm của các nghệ sĩ có thể được gọi là thành công. Trên thế giới, có khá nhiều trường hợp nghệ sĩ tạo ra những điều hoàn toàn vô nghĩa. Để tránh không để các đối tượng nghệ thuật tầm thường xâm nhập vào môi trường đô thị lành mạnh, thiết nghĩ cần phải phát triển và hỗ trợ một cộng đồng nghệ sĩ đương đại: các nhà điêu khắc, nhà thiết kế và nghệ sĩ. Họ chính là những người có thể tạo ra những tác phẩm NTCC giá trị.

Lịch sử cho thấy, một đô thị không thể gọi là một thành phố phát triển mà bỏ qua nghệ thuật đương đại. Tất cả các thành phố tốt nhất trên thế giới đều có bảo tàng và tác phẩm điêu khắc đô thị, nơi công dân có thể tiếp xúc với thế giới và những ý tưởng sáng tạo của người khác. Những thành phố như vậy thường xuyên có tổ chức các lễ hội và tất nhiên, có những hiện hữu về NTCC của riêng họ. Trên thực tế, ngay cả những quốc gia bảo thủ nhất như Libăng cũng tìm thấy sức mạnh để đối phó với xu hướng văn hóa mới này. Là đất nước trải qua chiến tranh và tàn phá triền miên, chỉ trong thời gian ngắn với hai thập kỷ, từ đống hoang tàn do chiến tranh, Libăng trở thành “Thụy Sĩ của Trung Đông” và thủ đô Beirut được mệnh danh là “Paris của khu vực”. Không khí nghệ thuật tràn ngập với những nhà hát, rạp chiếu phim, festival, lễ hội âm nhạc, nghệ thuật đường phố… khiến cho người ta có cảm giác thành phố thực sự đang trong một cuộc chuyển mình. Cảng Beirut đã lấy lại được vị thế là cảng lớn nhất ở Đông Địa Trung Hải. Sân bay quốc tế Beirut có khả năng phục vụ các chuyến bay của các hãng hàng không Trung Đông và số lượng rất lớn các hãng hàng không quốc tế [5].

KRISTEN WIESBAL – Cô gái dũng cảm. 2017 (New York, Mỹ) [4]
Bản thân NTCC trong không gian đô thị luôn tìm kiếm những kết nối mới để giao tiếp giữa mọi người. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chủ trương của Đảng và Nhà nước xác định rõ là cần phải “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn về giao lưu văn hoá quốc tế” [6] là một trong các giải pháp trọng tâm. Đây là nhiệm vụ và cũng là trách nhiệm của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam trong tình hình mới. Rõ ràng, điều quan trọng là phải phát triển nghệ thuật, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để NTCC đất nước phát triển.

Tài liệu tham khảo: (truy cập ngày 20/3/2023)

  1. Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch: Nâng cao giá trị của điểm đến – Hà Nội mới (hanoimoi.com.vn)
  2. Nghệ thuật công cộng – Quy chế và bản sắc – Tạp chí Kiến Trúc (tapchikientruc.com.vn)
  3. MTO TaKoe naÔHHK-apT u KaK OH pasBHBaeTCB B POCCHH | PBK TpeHflbi (rbc.ru)
  4. naốHHK-apT – sepKano Harnero oố^ecTBO (gazeta.uz)
  5. Beirut, thành phố không bao giờ chết | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
  6. Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng – Tạp chí Xây dựng Đảng (xaydungdang.org.vn) 

    Tiến sĩ HỒ NAM

Tin cùng chuyên mục

NHÀ TRIỂN LÃM 16 NGÔ QUYỀN

...

Bưu điện TPHCM đứng thứ 2/11 bưu điện đẹp nhất thế giới

(Chinhphu.vn) – Tạp chí kiến trúc Architectural Digest (Mỹ) vừa điểm tên 11 bưu điện có kiến trúc đẹp nhất thế giới. Trong đó, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 2 trong danh sách...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài của hoạ sĩ Đinh Quân

Ngày 27 tháng 5, triển lãm tranh sơn mài chủ đề Thiên Khải (Genesis) của hoạ sĩ Đinh Quân do Bến Thành Art tổ chức đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, TP. HCM. Trong triển lãm...

Nếp Tết

  Lòng mình vẫn ở đó, có đi đâu đâu nhưng thỉnh thoảng bỗng  có cảm giác lòng mình trở về, về với mình. Hơn tháng nữa mới Tết nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó thì Đông Chí là Tết...

BỘ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT CỦA LAMARQUE DALAT VILLA

  Lamarque Dalat villa hiện nay được xem như là một trong những biệt thự sang trọng và đẳng cấp nhất ở thành phố Đà Lạt. Không chỉ gây ấn tượng bởi hình hài của một tiểu lâu đài với...

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 4: Tăng ‘giáo dục trải nghiệm’ tại các bảo tàng, di tích

(Chinhphu.vn) – Gần đây, các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm...

Bài 2: Để bảo tàng thực sự ‘hữu xạ tự nhiên hương’

(Chinhphu.vn) – Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang...

Bài 1: Vì sao bảo tàng đìu hiu vắng khách?

(Chinhphu.vn) – Bảo tàng, di tích là nơi chúng ta có thể biết được nhiều điều nhất, học được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trên thực tế, trong khoảng thời gian dài, bảo tàng...

Có thể bạn quan tâm

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ TRỊNH LỮ: NHÌN VÀ THẤY TỪ NHỮNG TÁC PHẨM CÒN LẠI

  “Một ngày nắng đầu hè 1968, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, đã gần 60 tuổi, đang cùng một con trai nhặt nhạnh gỗ lạt và sắt thép còn có thể tận dụng được trong khu nhà đổ nát do trúng bom...

QUÝ ÔNG LẠCH TRƯỜNG VÀ HUYỀN TÍCH MAI AN TIÊM

  Người đàn ông ác đèn là một tượng đồng được nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse tìm thấy tình cờ năm 1935 ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Đây là hiện vật được vinh danh Bảo vật Quốc...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Triển lãm “Dương – Duyên”

Vào lúc 17h00 thứ Ba ngày 9 tháng 1 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Dương – Duyên”. Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 50 tác phẩm trên chất...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC II – ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 23/08 đến 30/08/2018, tại Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật Thành phố Hải Phòng đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật Khu vực II – Đồng bằng Sông Hồng lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm giới...