Bài 4: Tăng ‘giáo dục trải nghiệm’ tại các bảo tàng, di tích

(Chinhphu.vn) – Gần đây, các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm có ý nghĩa cho công chúng, đặc biệt là đưa bảo tàng trở thành nơi “giáo dục trải nghiệm” bổ ích, lý thú.

Trong thời gian dài các bảo tàng mới chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, chứ chưa thật sự trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục, hoặc là những điểm đến hấp dẫn du khách. Trong khi đó giáo dục được xem là một chức năng quan trọng của bảo tàng. Trên thực tế, nhu cầu học tập không chỉ ở mỗi lứa tuổi học sinh, sinh viên mà phủ rộng ra khắp các đối tượng.

Ông Lê Công Năng, Giám đốc Công ty Wondertour, đơn vị thường tổ chức cho các trường học và khách du lịch đến các địa điểm, di tích lịch sử, bảo tàng cho biết, nhu cầu học tập, trải nghiệm bằng việc tìm đến các di tích lịch sử, các bảo tàng để tham quan và tìm hiểu thêm các kiến thức cũng như trải nghiệm mới mẻ về văn hóa, lịch sử ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng vẫn có các đối tượng khách trung cao tuổi, các cựu chiến binh và đặc biệt là khách nước ngoài yêu thích các chương trình tham quan tại các di tích lịch sử, bảo tàng.

Bài 4: Tăng tính “giáo dục trải nghiệm” tại các bảo tàng, di tích - Ảnh 1.

Ông Lê Công Năng cho rằng, sở dĩ trước đây các di tích, bảo tàng chưa thu hút được du khách là do chưa có tính trải nghiệm, nhập vai, khiến cho nội dung tuyên truyền giáo dục bị đơn điệu nhàm chán. Các bảo tàng tại Việt Nam chủ yếu thuộc chủ đề văn hóa lịch sử, chưa có nhiều bảo tàng có tính nghệ thuật giải trí để thu hút giới trẻ. Qua thực tế tiếp nhận nhu cầu của khách du lịch tại Wondertour, bảo tàng tại Việt Nam đang thu hút quan tâm chủ yếu từ châu Âu, Mỹ và khối học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, gần đây các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm có ý nghĩa cho công chúng, đặc biệt là đưa bảo tàng trở thành nơi “giáo dục trải nghiệm” bổ ích, lý thú.

Trong hơn 10 năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp chặt chẽ với một số bảo tàng tỉnh, thành phố và các ban ngành thường xuyên tổ chức CLB “Em yêu lịch sử” theo chủ đề nhân các ngày lễ lớn, kỷ niệm sự kiện, hoặc các chủ đề gắn với nội dung trưng bày chuyên đề/cố định của bảo tàng, di tích tại địa phương, thu hút sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của công chúng ở địa phương.

Hoạt động giáo dục của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia qua mô hình CLB “Em yêu lịch sử”, “Giờ học Lịch sử” tại Bảo tàng dành cho học sinh phổ thông, sinh viên, học viên các trường đại học, học viện quân sự… đã thực sự trở thành “thương hiệu” của Bảo tàng và liên tục được đổi mới, sáng tạo, đa dạng về nội dung cũng như các hoạt động trải nghiệm, thu hút sự tham gia đông đảo và thường xuyên của công chúng (đặc biệt là học sinh).

Các em học sinh tham quan tìm hiểu lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Ảnh: VGP

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng chú trọng chuyển tải những giá trị lịch sử, văn hóa tới du khách một cách nhẹ nhàng, cuốn hút, lan tỏa và gắn kết qua các hoạt động trải nghiệm bằng các tour khám phá rất thú vị.

Điểm khởi hành đầu tiên của những tour du lịch này đều xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bởi nơi đây lưu giữ một khối lượng di sản lớn và vô cùng phong phú, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia và các sưu tập hiện vật độc đáo, quý hiếm.

Nguồn: baotanglichsu.vn

Những kiến thức lịch sử, văn hóa mà du khách được giới thiệu, gợi mở ngay từ Bảo tàng sẽ góp phần giúp hành trình du lịch của du khách trở nên thú vị và sâu sắc, hấp dẫn hơn tại các điểm tham quan tiếp theo. Tour “Tây Bắc – Mùa ban nở” với các hoạt động trải nghiệm “Một giờ làm dân công” và “Hóa thân thành người tiền sử”; tour “Trở về nguồn cội – Linh thiêng đất Tổ” với hoạt động trải nghiệm “Thực hành nghi lễ Thờ cúng Hùng Vương” (tại Đền Hùng), “Lấy nước thiêng” (tại Ngã ba Bạch Hạc – Phú Thọ) đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí truyền thông và du khách (đặc biệt là khách khu vực phía nam).

Bên cạnh đó, cũng trong năm 2021, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist – Tổng công ty Du lịch Hà Nội xây dựng và tổ chức tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”. Đây là tour du lịch có nội dung tham quan, trải nghiệm, kết nối, tìm hiểu về giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của ba công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trong lòng Thủ đô, gồm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Nhà hát lớn Hà Nội – Di tích lịch sử, cách mạng Bắc Bộ Phủ, hướng đến phục vụ đối tượng du khách là người dân Thủ đô, hoặc du khách trong, ngoài nước yêu mến nét đẹp kiến trúc cổ kính của Hà Nội.

Khách tham quan tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên – Ảnh: VGP

Đối với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, các chương trình giáo dục được xây dựng trên cơ sở đối tượng công chúng chính đã được xác định, nội dung trưng bày chuyên đề và những chủ thể được thể hiện trong trưng bày.

Công chúng tới tham quan Bảo tàng muốn tìm được những giá trị cuộc sống, những bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai với tư cách là những chủ nhân tiếp tục quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Các chương trình giáo dục sẽ giúp tạo nên mối liên hệ mật thiết, gần gũi giữa bảo tàng và công chúng. Chương trình giáo dục mang tính tương tác, tạo cơ hội cho người xem trực tiếp tham gia luôn tạo sự hứng thú và mang lại hiệu quả cao hơn là chương trình giáo dục một chiều. Chương trình giáo dục tốt góp phần quan trọng tạo nên thành công của trưng bày.

Học sinh tham quan, tìm hiểu lịch sự tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Ảnh: VGP

Ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, mỗi cuộc trưng bày đều có những công chúng tiềm năng khác nhau. Việc tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu của công chúng là yếu tố quan trọng để hấp dẫn, thu hút họ đến với trưng bày. Do đó, bên cạnh nội dung và giải pháp trưng bày, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đặc biệt chú ý đến các hoạt động bên lề.

Cuộc trưng bày nào cũng phải xác định công chúng tiềm năng để nghiên cứu nhu cầu và đưa ra sản phẩm phù hợp. Với giới trẻ, các hoạt động tương tác, trải nghiệm rất phù hợp. Bài học thực tế từ triển lãm “Khám phá Singapore – Sắc màu di sản” với hoạt động tô màu, vẽ tranh, phân biệt  mùi gia vị, mặc thử trang phục đặc biệt là hoạt động hướng dẫn làm búp bê, mặc thử kimono, gấp giấy trong triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản”… cho thấy định hướng phát triển các hoạt động tương tác, trải nghiệm ở mỗi cuộc triển lãm chuyên đề nhằm thu hút các đối tượng công chúng tiềm năng là một hướng đi đúng.

Học sinh tham quan trải nghiệm tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – Ảnh: VGP

Để có một chương trình giáo dục tốt, nội dung này phải được bàn bạc kỹ lưỡng ngay từ đầu. Cán bộ thực hiện chương trình giáo dục phải tham gia vào nhóm nghiên cứu. Người thiết kế trưng bày chuyên đề cũng phải thấu hiểu mục đích, yêu cầu của các chương trình giáo dục để tổ chức lộ trình tham quan, nội dung trưng bày chuyên đề hài hoà với góc tương tác hay không gian dành cho hoạt động giáo dục.

Thực tế tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam những năm qua cho thấy, các trưng bày chuyên đề phản ánh cuộc sống đương đại, thể hiện tiếng nói của cộng đồng, đặc biệt là những nhóm phụ nữ yếu thế khác nhau trong xã hội, là trưng bày hấp dẫn, thu hút người xem và có tính giáo dục cao.

Với định hướng phát triển đa dạng các sán phẩm cho nhiều đối tượng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục hướng vào các đối tượng học sinh và gia đình nhằm thu hút công chúng nội địa, đặc biệt người Hà Nội.

Bảo tàng cũng tổ chức cuộc thi ảnh với chủ đề “Tác động của biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta”. Các cuộc thi  như trên thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Các tác phẩm dự thi được tổ chức triển lãm và trở thành hiện vật của bảo tàng.

Ngoài phần trưng bày cố định, các hoạt động triển lãm theo chủ đề ngày càng trở thành hoạt động thường xuyên trong không gian bảo tàng. Nhiều hình thức giáo dục ngoài nhà trường thông qua các hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, về nguồn,… được nhiều bảo tàng tổ chức cho từng đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Cung cấp tư liệu phục vụ nghiên cứu, tổ chức giới thiệu sách, hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề, trao đổi thông tin, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các buổi trình diễn di sản văn phi vật thể,… phù hợp với tôn chỉ, mục đích làm cho bảo tàng trở thành trung tâm học thuật.

Với phương châm lấy công chúng làm trung tâm, Bảo tàng Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau, như hướng dẫn tham quan tổng quát, hướng dẫn tham quan chuyên sâu, chuyên đề hoặc hướng dẫn cho khách tham quan tự do tự khám phá, tự trải nghiệm… Để theo kịp xu thế của các bảo tàng thế giới, bảo tàng triển khai các hình thức giáo dục thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại, như thuyết minh tự động Audioguide; trưng bày, thuyết minh 3D để đại bộ phận công chúng đều có thể tự tiếp cận tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm.

Để hướng tới nhiều đối tượng công chúng khác nhau, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã điều tra xã hội học, nghiên cứu nhu cầu của công chúng đến với bảo tàng để từ đó xây dựng các bài thuyết minh phù hợp theo từng đối tượng khách tham quan khác nhau. Đặc biệt, đối với học sinh, sinh viên, công tác giáo dục đã có sự sáng tạo, như tổ chức không gian khám phá, các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không gian văn hóa Huế với tuổi thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Không gian văn hóa xứ Nghệ”, “Tháng Năm nhớ Bác”, “Trình diễn làm dép cao su Bác Hồ”, “In tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” theo phương pháp tranh dân gian Đông Hồ…

Những năm gần đây, để góp phần thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bảo tàng đã nghiên cứu, xây dựng các đề cương hướng dẫn tham quan học tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng mặt trận đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong cách mạng; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân; Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng…

Các em học sinh tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nguồn: baotanghochiminh.vn

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam, phục vụ thiết thực vào chiến lược phát triển con người và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (còn nữa)

Diệp Anh – Dương Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 2: Để bảo tàng thực sự ‘hữu xạ tự nhiên hương’

(Chinhphu.vn) – Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang...

Bài 1: Vì sao bảo tàng đìu hiu vắng khách?

(Chinhphu.vn) – Bảo tàng, di tích là nơi chúng ta có thể biết được nhiều điều nhất, học được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trên thực tế, trong khoảng thời gian dài, bảo tàng...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Có thể bạn quan tâm

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  Triển lãm tổ chức tại tỉnh Đắk Nông và không khai mạc. Triển lãm trưng bày 315 tác phẩm của 218 tác giả. Trong đó 114 tác phẩm của 61 tác giả là hội viên Trung ương và 201 tác phẩm của 157...

Xem “Màu nắng” thu Hà Nội

NDO – Triển lãm hội họa và điêu khắc với tên gọi “Màu nắng” của 6 nghệ sĩ: Đinh Khắc Công, Vũ Thanh Yên, Hoàng Ngọc Hà, Lê Ngọc Huyền, Lưu Thanh Lan, Nguyễn Nghĩa Cương sẽ khai...

THÀNH CÔNG CỦA CUỘC ĐẤU GIÁ LẦN THỨ 27 DÀNH CHO HỌA SĨ CHÂU Á

Tổng số tiền bán được vào ngày 30 tháng 11 là gần 1,1 triệu euros. Paris – ngày 30 tháng 11 năm 2020 – Nhà đấu giá Aguttes đã khai mạc tuần lễ châu Á tại Paris vào thứ hai tuần này với...

MẤY SUY NGHĨ VỀ HỘI HỌA HIỆN ĐẠI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

  Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả,...

ĐÔI NÉT VỀ TRANH LỤA TRUNG HOA

  Nguồn gốc Việc sản xuất và sử dụng lụa được bắt đầu khoảng 5.000 năm trước. Trong triều đại nhà Thương và Chu, có nhiều loại lụa như: la, ỷ, cẩm. Sau thời Tần và Hán, sản xuất tơ...