Nhìn lại nỗ lực chuyển ngữ Curator sang tiếng Việt

Năm 1942 Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong Lời dẫn sách Danh từ khoa học đã có những bàn luận sâu sắc, định hướng cho hoạt động chuyển ngữ các danh từ khoa học phương Tây sang tiếng Việt (1). Trong nhiều phương cách mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề xuất, việc dịch ra tiếng ta là một ưu tiên hàng đầu. Nhờ có nỗ lực này mà chỉ trong một thời gian rất ngắn chúng ta đã có một khối lượng đồ sộ những danh từ khoa học phương Tây được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Bên cạnh cách sử dụng chuyển ngữ sang tiếng Việt hoặc mượn từ gốc Hán hiểu theo nghĩa Việt thì cũng có còn lối phiên âm. Nhờ lối phiên âm, đến nay chúng ta có rất nhiều thuật ngữ khoa học chỉ phiên âm mà không chuyển ngữ. Trong quang học, hóa học, địa chất học việc phiên âm thuật ngữ diễn ra nhiều hơn so với những lĩnh vực văn hóa, xã hội, nghệ thuật. Trong bài viết này, xin được trao đổi về việc chuyển ngữ từ Curator, những khó khăn và giải pháp cụ thể.

Khoảng 100 năm lại đây, cũng đã có rất nhiều  thuật ngữ mỹ thuật được chuyển sang tiếng Việt. Ví dụ như ta có từ Dessin được chuyển ngữ thành hình họa. Tuy vậy việc chuyển ngữ sang tiếng Việt không hẳn đã là một phương sách hiệu quả. Người Nhật dùng thể chữ Katakana để phiên âm chữ curator sang tiếng Nhật. Đây là thói quen ngôn ngữ của người Nhật. Chữ Aesthetics qua phong trào Tân thư đã đưa từ Mỹ học sang Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng gần đây, người Nhật lại không dịch nghĩa mà dùng thể chữ Katakana để dùng theo lối phiên âm. Có lẽ vì Aesthetics cũng không chỉ còn là chuyện Đẹp –Xấu.

Trong cuốn sách Nghệ thuật Dessin,  TS. Nguyễn Đình Đăng nêu đề xuất ý kiến nên để nguyên Dessin, không dịch sang tiếng Việt. Chẳng hạn Dessin dù đã dịch là Hình họa hay hơn rất nhiều chữ Tố miêu. Trung Quốc đã chọn chữ Tố miêu vì trong truyền thống họ có lối Bạch miêu, thiên về vẽ nét trên nền trắng. Nhưng chữ Dessin có những hàm ý khác mà việc dịch là Hình họa chưa thực sự thỏa đáng.

“Dessin là từ tiếng Pháp có gốc từ tiếng Pháp cổ dessein (ý đồ, ý định, dự định). Từ này lại có xuất xứ từ tiếng Latin designare, có nghĩa là “vạch ra, chỉ định, chọn lựa”. Danh từ tiếng Ý disegno (phát âm: di-ze-nhô) và tiếng Anh design (phát âm: di-zaì) cũng bắt nguồn từ đây. Cho tới ít nhất khoảng tk. XVII, động từ tiếng Pháp dessiner (phát âm: dét-xi-nù) có hai nghĩa là “thiết kế, hoạch định* và “vạch đường viền”. Do đó từ dessein vừa có nghĩa một “thiết kế, dự án” lại vừa có nghĩa là “cách biểu diễn đồ họa”. Từ điển năm 1690 của Antoine Furetière dịnh nghĩa dessin vừa là “thiết kế, ý đồ”, nhưng đồng thời cũng là “tư duy trong tưởng tượng về trật tự sắp xếp, phân bố, và cách xây dựng một bức tranh, một bài thơ, một cuốn sách, một tòa nhà.” (3)

Cho nên ở Trường Mỹ thuật Paris có môn học được dịch sang tiếng Anh là Drawing as designing từng do GS Bernard Moninot phụ trách. Bernard Moninot là nghệ sĩ thị giác nổi tiếng thế giới. Môn học này yêu cầu vẽ như là hình thức thiết kế, yêu cầu sinh viên đưa ra những phương án giả định về không gian. Môn Drawing as designing khi chuyển ngữ thành tên học phần môn học của ngành Nghệ thuật Thị giác của Khoa Nghệ thuật và Thiết kế, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, chúng tôi đã đổi là Vẽ diễn họa ý tưởng mà không dịch là Hình họa ý tưởng hay Hình họa thiết kế.

Sự thay đổi những nội dung công việc phản ánh tính linh hoạt, đa nhiệm, đa năng của chức nghiệp Curator. Trong ngôn ngữ có hiện tượng từ một công việc nào đó được trở thành đại diện cho một chức nghiệp ví dụ người thường xuyên giảng dạy ta sẽ gọi họ là nhà giáo, người chuyên ca hát thì ta sẽ gọi họ là ca sĩ, người chuyên bôi vẽ  ta gọi họ là họa sĩ, người chỉ đạo diễn xuất gọi là đạo diễn…

Cũng như thế, danh từ Curator được phát triển từ động từ Care. Với chức nghiệp Curator  hiện nay, vì họ không chỉ là người chăm sóc, bảo quản các bộ sưu tập mà còn là người hoạch định đưa ra các kế sách cho triển lãm, là người sáng tạo nội dung, là người kết nối với các mạng lưới thị trường nghệ thuật, giáo dục và truyền thông. Vì lẽ đó đem một công việc cụ thể để gọi cho chức nghiệp ấy là điều thực sự khó khăn (1).

Curator Nguyễn Thế Sơn trong sự kiện Dòng chảy kết nối

Nếu như chữ dessin, hay director ít có những thay đổi về nội hàm ý nghĩa cũng như không thay đổi nhiều trong bối cảnh nghệ thuật hôm nay thì trái lại chữ curator lại có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Có lẽ chữ Curator cũng như chữ PR, Marketing, internet, blockchain …chúng ta nên để nguyên, sử dụng lối phiên âm như đề xuất của học giả Hoàng Xuân Hãn. Bản thân thuật ngữ đó cũng có một lịch sử lâu đời và đang chuyển biến rất phức tạp trong các ngữ nghĩa của nó ngày hôm nay ở phương Tây nói riêng và thế giới nói chung. Vì trước đây, curator chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghệ thuật. Nhưngc đây, curator chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghệ thuật.  động từ curate giờ đây đã đươc sử dụng trong lĩnh vực viễn thông, điện tử. Một từ rất mới đã vừa ra đời là từ Curation mang nghĩa là quản lý trong lĩnh vực kỹ thuật số (2).

Trở lại với việc tạo mới từ vựng bằng cách phiên âm, trong lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt cha ông ta cũng đã từng sử dụng nguyên các từ gốc Ấn Độ chỉ chuyển đổi từ dạng đa âm tiết thành đơn âm tiết. Chẳng hạn chúng ta có từ bát chỉ một vật dụng thường để đựng thức ăn. Từ này không phải là từ thuần Việt vì nó vốn là có nguồn gốc tiếng Phạn Ba Đa La, Bá Đát La, Bát Hòa La, trong chữ Sanskrit là patra. Bát Đa La chỉ vật dụng mà đức Phật Thích Ca sinh thời thường dùng khi đi ra ngoài khất thực. Trong lĩnh vực tôn giáo đặc biệt là Phật giáo thì có rất nhiều chữ mà ta dùng đã rất quen tai nhưng vốn là vốn được xây dựng vốn được lập kiến lập từ lối phiên âm tiếng Phạn. Ví dụ như từ Bụt, La Hán, kiết già….đều do phiên âm và được Việt hóa mà thành.

Trong vài chục năm lại đây chức nghiệp curator thay đổi nhanh chóng đặc biệt với vai trò là người xây dựng thực hiện các cuộc triển lãm bên trong và bên ngoài bảo tàng. Ở phương diện thực hành nghệ thuật, những Curator độc lập là những người đem lại những ý nghĩa mới cho những tác phẩm xưa cũ hoặc tạo ra một tầm nhìn mới cho các tác phẩm đương đại. Ở trong trường hợp này, với những người như Harald Szeemann hay Walter Hopps, curator có thể hiểu là các giám triển gia, là những chiến lược gia cho các triển lãm.

Giải pháp khả thi cho việc chuyển ngữ từ Curator sang lối phiên âm trong những trường hợp cụ thể ta vẫn có thể mở ngoặc chẳng hạn nếu đó là một curator độc lập, là những người thực hiện các triển lãm nghệ thuật đương đại, trong ngữ cảnh này có thể phiên âm cua-ra-tơ ( giám triển gia, giám triển viên hoặc nhà giám triển). Nếu họ là những Curator truyền thống, chỉ là người chăm sóc, bảo quản các bộ sưu tập thì có thể viết là cua-ra-tơ  (giám thủ). Nhưng có lẽ, việc cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt chữ Curator một chức nghiệp đang biến đổi không ngừng trong thời đại 4.0 hiện nay là sứ mệnh bất khả thi. Cũng như không thể dịch Marketing là thị trường, PR là truyền thông, quảng cáo, Blockchain là tiền ảo… Trong cuốn sách QUẢN LÝ MỸ THUẬT (Bảo tàng mỹ thuật và phòng tranh), vì vẫn còn băn khoăn cách chuyển ngữ nên nhóm tác giả chúng tôi vẫn để nguyên chữ Curator. Tới nay nhìn lại, chữ này dường như còn phức tạp hơn.

Họa sĩ, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế

Chú thích:

  1. Hoàng Xuân Hãn (1951) Danh từ khoa học, Nxb Minh Tân
  2. 2. 策展(Curating) /策展(Curation)?

https://mag.ncafroc.org.tw/article_detail.html?id=297ef722719c827a0171aad1b4b6001d.

Bài viết của TS Lữ Bồi Y Đại học London, Vương quốc Anh. Các hướng nghiên cứu bao gồm lý thuyết và thực hành giám triển đương đại, Off-Site Art (thực hành nghệ thuật bên ngoài bảo tàng, các vấn đề nghệ thuật và đô thị), các vấn đề liên quan đến bảo tàng, v.v.

  1. Nguyễn Đình Đăng (2022) Nghệ thuật Dessin, Nxb Dân trí.tr.28
  2. Nguyễn Văn Trung, Hoàng Minh Của, Trần Hậu Yên Thế (2009) Quản lý Mỹ thuật (Bảo tàng mỹ thuật và phòng tranh), Nxb Đại học Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Thực hành giám tuyển trong giáo dục nghệ thuật

Với tư cách là một nghệ sĩ-nhà giáo dục, tôi ví vai trò cố vấn-hướng dẫn của mình giống như vai trò của một curate-người chăm lo, được tin tưởng chăm sóc những sinh viên đại học bằng...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 4: Tăng ‘giáo dục trải nghiệm’ tại các bảo tàng, di tích

(Chinhphu.vn) – Gần đây, các bảo tàng đã chú trọng thay đổi về nội dung, không ngừng đa dạng hóa, đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến những trải nghiệm...

Bài 2: Để bảo tàng thực sự ‘hữu xạ tự nhiên hương’

(Chinhphu.vn) – Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ IX HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Nhân dịp Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024), Ban Tổ chức Đại hội IX tổ chức Triển lãm Mỹ thuật tác phẩm mỹ thuật chọn lọc...

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

NHỮNG BỨC TRANH CỦA SỸ NGỌC TRONG BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc miệt mài công tác, sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu Mỹ thuật. Dù gặp những khó khăn, cản trở, ông đều vững tâm vượt qua, đứng vững  trên con đường sáng tạo,...

TÔI NHỚ MỘT NGƯỜI BẠN ĐÃ RA ĐI

  Người bạn đó là Nhà Phê bình Mỹ thuật Trần Thức (tên đầy đủ là Trần Trí Thức). Sau này khi tham gia văn đàn, các cuộc hội thảo từ những năm 1960, anh đã lấy tên là Trần Thức (cho nó...

TRANH SƠN MÀI “VƯỜN XUÂN TRUNG NAM BẮC” CỦA NGUYỄN GIA TRÍ HIỆN TRỊ GIÁ BAO NHIÊU ? VÀ MẤY Ý KIẾN XUNG QUANH THẢM HỌA LÀM HỎNG TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

  Việc Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mới đây làm “vệ sinh” bức tranh sơn mài vĩ đại “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí gây tổn thất vô cùng nặng nề cho giá trị...