ĐỘC ĐÁO HÌNH TƯỢNG CON VOI TRÊN GỐM CỔ

 

Từ xa xưa, voi đã là loại động vật quen thuộc với người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới ở châu Phi, châu Á… Lịch sử và truyền thuyết của Việt Nam không thể thiếu hình tượng con voi. Đối với đồng bào các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, voi từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết, là bản sắc văn hoá biểu tượng cho sự giàu sang, sung túc; là loài vật tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi buôn làng…
Lịch sử hàng ngàn năm qua đã cho thấy con voi đã trở thành đối tượng miêu tả trong văn hoá và nghệ thuật tạo hình của người Việt, được khắc hoạ trên nhiều chất liệu như đồng, gỗ, đá, gốm sứ… với rất nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau từ kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ… Ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, con voi cũng được xem là con vật linh thiêng, trở thành hình tượng nghệ thuật, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh, thăng hoa vào nền nghệ thuật của dân tộc. Đặc biệt, hình tượng con voi cũng được thể hiện rất rõ nét và sinh động trên gốm cổ Đại Việt thế kỷ 15-16. Những đồ gốm trang trí hình voi thường được xem là những đồ vật quý, vì hình dáng của nó thường rất đẹp.

Bình tích hình voi Chu Đậu

Trong số hàng trăm ngàn những cổ vật khai quật được từ con tàu đắm cổ tại vùng biển Cù Lao Chàm (thuộc Hội An, Quảng Nam) với những hoạ tiết, hoa văn trang trí cực kỳ phong phú về đề tài, đa dạng về phong cách thể hiện, đáng lưu ý nhất là những đồ gốm trang trí hình con voi. Trong rất nhiều những loại thú được trang trí trên gốm sứ Chu Đậu trục vớt tại vùng biển Cù Lao Chàm như: rồng, ngựa, hổ, sư tử, kỳ lân, dê, nai, hươu, hoẵng, trâu, lợn… thì cũng không có nhiều cổ vật thể hiện hình tượng con voi. Nó được thể hiện trên một số ít tiêu bản như lọ tượng voi và trên vài chiếc đĩa nhỏ, đĩa trung.

Những chiếc lọ hình con voi (Gốm sứ Chu Đậu thế kỷ 15, 16)

Trong số những cổ vật thể hiện hình tượng con voi, độc đáo nhất là những chiếc lọ tượng voi nhỏ, rộng khoảng 3 – 5cm, cao từ 4 – 6cm. Có rất nhiều loại tượng thú được tìm thấy như lọ tượng cóc, rùa, cá, gà… nhưng số lượng lọ tượng voi tìm thấy không nhiều. Loại lọ tượng voi này có hai loại: loại liền thân và loại có hai phần. Điểm chung của loại lọ tượng voi này là đều thể hiện con voi ở tư thế quỳ, vòi uống con và hướng lên trên. Loại lọ tượng voi thân liền thì trên lưng voi có một lỗ nhỏ, có thể dùng để đựng hương liệu. Còn loại lọ tượng voi hai phần thì được sử dụng như một chiếc hộp, phần nữa trên như một chiếc nắp đậy vào phần nữa dưới.
Bên cạnh những lọ tượng voi thì hình tượng con voi còn được tìm thấy trên hai chiếc đĩa. Chiếc đĩa thứ nhất là chiếc đĩa nhỏ vẽ men tam thái (lục – lam – đỏ), vành miệng chia thuỳ hình cánh hoa sen, có đường kính khoảng 15cm, nét trang trí chủ đạo trong lòng đĩa là hình ảnh một con voi giữa khung cảnh thiên nhiên, bao quanh là những bụi cây cỏ. Con voi được thể hiện khá rõ nét và khá sinh động với cặp nhà nhọn và vòi uốn lượng, voi được vẽ ở tư thế nằm phủ phục, hai chân trước đưa về phía trước, hai chân sau gập lại như đang quỳ, đầu ngước lên phía trên và chiếc đuôi thì dựng đứng.

Con voi trên đĩa nhỏ

 

 Con voi trên đĩa nhỏ
Một chiếc đĩa khác cũng lấy hình tượng con voi làm đề tài trang trí chủ đạo là chiếc đĩa trung vẽ men lam, cao 5,2cm, đường kính miệng 23,9cm và đường kính đáy là 16,6cm. Con voi cũng được thể hiện ở tư thế vừa nằm vừa quỳ, hai chân trước đưa ra phía trước, hai chân sau gập lại, đầu voi xoay ngang thân. Xung quanh là những bụi cỏ (hoặc tre, trúc lớn).

Ngoài những cổ vật trên thì hiện nay trong bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam ở Bảo tàng thành phố Machida (Nhật Bản) cũng có một cổ vật thuộc dòng gốm Chu Đậu (thế kỷ 15 – 16) là bình tích đựng nước sử dụng hình tượng con voi để trang trí. Con voi được thể hiện hình dáng tượng tròn nên nhìn rất đẹp và sống động. Đặc biệt trên phần bành voi có gắn thêm một cái chén nhỏ để làm nơi rót chất lỏng (rượu, trà) vào và vòi voi uốn cong với hai chiếc ngà nhọn ở hai bên được chế tác như là vòi của chiếc ấm dùng để rót chất lỏng ra.

Qua hình tượng con voi trang trí trên đồ gốm Chu Đậu thế kỷ 15-16, ta có thể thấy voi đã trở thành đề tài quen thuật trong nghệ thuật nói chung và là một đề tài trang trí thường gặp trên gốm sứ cổ nói riêng vì voi giữ vị một trí quan trọng trong đời sống và trong văn hóa tâm linh của người Việt. Voi không chỉ đơn thuần là con vật thồ, vật cưỡi mà còn là người bạn đồng hành chí tình, chí nghĩa của con người nhờ sự trung thành, cần mẫn và thông minh. Do vậy với đề tài trang trí trên gốm, người xưa đã lấy hình tượng con voi để gửi gắm, để thể hiện những ý tưởng mang tính nhân văn sâu sắc.

Mai Hồng Lâm 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Gia đình và Bốn mùa

Trong nền văn học – nghệ thuật cổ điển của chúng ta xưa, các tác giả và người thưởng thức luôn có một quan điểm chung là: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (trong thơ có họa, có...

Tranh cổ động một thời

Những họa sĩ tiền bối như Vũ Văn Thu, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hữu, Huỳnh Công Nhãn (Huỳnh Phương Đông), Nguyễn Thuận, Phan Thư, Linh Chi, Trịnh Kim Vinh, Văn Hoè, Đình Khang, Thang Trần Phềnh, Võ thành...

Tranh Tết những ngày độc lập

Cứ mỗi lần Tết đến, lại thấy những bức tranh có những màu sắc thô mộc, vui tươi, chân thật và biểu dương được cả một tinh thần dân tộc. Những tranh tết đó có từ lâu rồi, và cứ hàng...

Đá nhân tạo Biên Hòa

  Năm 1933, ông Robert Balick, hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa thành lập một tổ chức gọi là La Société coopérative artisanale des potiers et fondeurs de Bienhoa (Hợp tác xã Mỹ nghệ thủ công của...

Nhân đọc "Lịch sử vú" lạm bàn về đầu ti tiên nữ Việt

  Một trong những cuốn sách được mong chờ nhất đầu năm 2022 này là cuốn “Lịch sử vú” của Marilyn Yalom (Nguyễn Thị Minh dịch). Một cuốn sách đầy chất nữ tính, mô tả về một bộ...

Có thể bạn quan tâm

DẤU ẤN 2021 TỪ CÁC NGHỆ SĨ CAO TUỔI

  Xu hướng mong chờ mỗi khi có triển lãm tranh của câu lạc bộ các họa sĩ cao tuổi từ người yêu nghệ thuật, thích sưu tầm tranh là có thật. Bởi một số nghệ sĩ trong triển lãm đã “có...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

MẤY CÂU CHUYỆN VỀ CÁC NGHỆ SĨ THỜI BAO CẤP Ở HÀ NAM NINH

  Năm 1976 tỉnh Ninh Bình sáp nhập vào Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đã hơn 45 năm qua, tôi cũng như bè bạn hoạt động trong giới văn học nghệ thuật tỉnh nhà vẫn còn lưu giữ những hồi niệm...

QUÝ ÔNG LẠCH TRƯỜNG VÀ HUYỀN TÍCH MAI AN TIÊM

  Người đàn ông ác đèn là một tượng đồng được nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse tìm thấy tình cờ năm 1935 ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Đây là hiện vật được vinh danh Bảo vật Quốc...

ĐÀO CHÂU HẢI

  Thời gian Đổi mới và sau Đổi mới, hội họa nổi lên như khuôn mặt chính của nghệ thuật Việt Nam, ngay cả trên trường quốc tế, thì điêu khắc chịu lép vế trăm bề. Các nhà điêu khắc...