KỶ NIỆM 110 NĂM SINH HỌA SĨ NGUYỄN KHANG (1911 – 2021): HỌA SĨ NGUYỄN KHANG

 

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001
Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Khang.
Người Hà Nội.1930-1935, ông học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 6. Ngay từ 1932-1934, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho bước khởi đầu của hội họa sơn mài, đặc biệt trên phương diện cải tiến chất màu.
Sau khi tốt nghiệp, trong suốt 10 năm (1935-1945), các tác phẩm sơn mài của ông đã được đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng tại các cuộc triển lãm ở trong nước (SADEAI, Salon Unique) và ở nước ngoài (Pháp, Mỹ, Ý, Bỉ) như “Đất nước” (1939),
“Vẻ đẹp Mường” (1940), “Gội đầu dưới trăng” (1940), “Ông nghè vinh quy (1942), BTMTVN), điển hình là “Đánh cá đêm trăng” (1942-1943, BTMTVN) hoặc “Cây bạc” (1942-1943). Ông đã từng sang Pháp tham dự Đấu xảo Paris 1937. 1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội, hưởng ứng các cuộc biểu tình của giới công chức, vẽ tranh tuyên truyền cổ động Tổng khởi nghĩa.

Họa sĩ Nguyễn Khang (1911-1989)
NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Cây bạc. 1942-1943. Sơn mài

Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Đoàn Văn hóa Kháng chiến, đi nhiều chiến dịch lớn, ghi nhiều ký họa. Về mỹ thuật “ứng dụng”, 1950, cùng Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cần trang trí nội thất cho Khu Giao tế Chính phủ kháng chiến ở Thái Nguyên.
Hòa bình lập lại, ông có nhiều dịp đi tham quan, sáng tác ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa và ở Hồng Kông, Nhật Bản, tiếp thu được một số kỹ thuật làm gốm và đồ sơn. Hội viên sáng lập, ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa 1 (1957-1983).
1968-1969, ông đã được giao nhiệm vụ thực hiện công tác chuẩn bị và sau đó được cử làm trưởng ban thiết kế trang trí mỹ thuật phục vụ tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Đánh cá đêm trăng. 1942-1943. Sơn mài. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

NGUYỄN KHANG (1911-1989) – Trẻ mục đồng. 1982. Sơn mài, sơn khắc, đắp nổi. 92x220cm. Sưu tập gia đình họa sĩ

Từng tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Việt Nam ở Chiến khu Việt Bắc và Khu học xá Việt Nam ở Trung Quốc (1951), từ 1962, ông giữ cương vị hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.
Nghệ thuật sơn mài của ông sớm đi vào lối thể hiện giản dị và ngày càng xa rời thuật công bút đồ họa mỹ nghệ, nhưng vẫn giữ lại những yếu tố triết lý của nghệ thuật thủ công dân gian xa xưa. Ông vẽ như một nhà thơ “mới” trữ tình pha lẫn tính “cổ phong” – mà trong một thời kỳ khá dài (1958-1974) đã tiếp cận thành công khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa bằng sự nhạy bén trong cảm nhận về giá trị độc lập của “đề tài”: Hồ Chủ tịch với nông dân (1958), Hòa bình hữu nghị (1958), Hành quân qua Tây Bắc (1960, BTMTVN), Đóng thuế nông nghiệp (1962, BTMTVN).
Ở thời kỳ sáng tác cuối cùng, ông chuyên tâm thể hiện những Đánh cá trước đêm trăng 2 (1986), Có cứng mới đứng trước gió (1986), Những người cưỡi ngựa (1987) –như để tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cái đẹp vĩnh cửu qua những điển tích và giai thoại.
Ngoài sơn mài, ông còn vẽ tranh lụa, nghiên cứu và thiết kế mẫu đồ gốm.

Quang Viet

Trích “Từ điển họa sĩ” của Nhà xuất bản Mỹ thuật 2008

 

Tin cùng chuyên mục

HỌA SĨ THÁI HÀ

  Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001 Tên thật là Nguyễn Như Huân. Quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông học khóa 18 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chỉ được hơn...

GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

  Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13. Ngay từ trước Cách mạng...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

CỬA THOÁT HIỂM

  Trong lần khai mạc cuộc triển lãm tranh minh họa sách báo và tranh cỡ nhỏ của Bùi Xuân Phái, ông Kim Sang Ug – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội đã trò chuyện với tôi qua cô...

LỊCH TỔ CHỨC TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  TT Tên triển lãm, Địa điểm Ngày nhận tác phẩm Ngày dàn dựng TL Hội đồng chấm giải Ngày khai mạc TL Ngày kết thúc TL Ghi chú 1 Khu vực VIII Tỉnh Đồng Tháp 26/7 – 29/7 30/7 – 2/8 Thứ...

TÌM VỀ KÝ ỨC- TRIỂN LÃM CỦA CÂU LẠC BỘ NỮ TÁC GIẢ

  Đến hẹn lại lên, vào đúng dịp cả thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, lại đúng dịp đầu xuân Kỷ Hợi, không khí Tết dường như vẫn còn vương vấn trên những...

Tổng kết công tác nhiệm kỳ VIII (2014-2019) và phương hướng nhiệm kỳ IX (2019-2024) của Hội Mỹ thuật Việt Nam

  Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Hướng dẫn số 87-HD/BTGTW ngày 25/03/2019 của Ban Tuyên giáo TW và Công văn số 22/TB-ĐĐLH ngày 20/06/2019 của Đảng...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...