GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

 

Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13.

Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám ông đã sớm tham gia các hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ và Hội Văn hóa Cứu quốc, cùng đạo diễn Phạm Văn Khoa thành lập ban kịch “Hoa Lan” nhằm phục vụ tuyên truyền cho đường lối văn hóa mới của Việt Minh. 1945, ông là họa sĩ của tạp chí “Tiên phong” (cơ quan ngôn luận của Hội Văn hóa Cứu quốc), báo “Cờ giải phóng”, báo “Sự thật” và Nhà xuất bản Sự thật.

Họa sĩ Trần Đình Thọ

1946-1953, là họa sĩ báo “Cứu quốc” (Trung ương). 1953-1955, họa sĩ của Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Trung ương.

1955-1966, ông giữ cương vị phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. 1966-1984, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Học hàm giáo sư, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Đồng thời kiêm phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nghệ thuật, tổng biên tập tạp chí “Nghiên cứu Nghệ thuật” (1969-1979); kiêm quyền viện trưởng Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1969-1972); kiêm tổng biên tập tạp chí “Mỹ thuật” (1983-1984). Đại biểu Quốc hội khóa 5 (1975-1976) và khóa 6 (1976-1981).

Hội viên sáng lập, ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa 1 (1957-1983) và khóa 2 (1983-1989).

Là một trong số họa sĩ tiêu biểu của dòng hiện thực xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật ông kết hợp một cách kín đáo tính tự sự trữ tình và tính trang trí tượng trưng. Ông không chỉ có khả năng phát hiện ở đề tài (lao động, chiến đấu, sinh hoạt, phong cảnh) những yếu tố có đủ điều kiện biểu hiện chất thơ nhẹ nhàng, sâu lắng – mà còn nổi bật bởi sự nhạy bén trong chọn ưu tiên chất liệu cho từng thể loại-đề tài, đặc biệt thành công với sơn mài và khắc gỗ đen trắng.

Tác phẩm: Tre (1957, sơn mài, BTMTVN), Xô Viết Nghệ Tĩnh (đồng tác giả, sơn mài, 1957, BTMTVN), Ra đồng (1961, sơn mài, BTMTVN), Hội ý (1965, khắc gỗ, BTMTVN), Hành quân đêm (1969, sơn mài), Kéo pháo ở Điện Biên (1994, sơn mài)…

Năm 2001, Họa sĩ, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Đình Thọ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Ông mất tại Hà Nội, năm 2011, thọ 92 tuổi.

(Từ điển Họa sĩ Việt Nam, NXB Mỹ thuật, 2008)

TRẦN ĐÌNH THỌ – Ra đồng. 1961. Sơn mài. 58x88cm

 

TRẦN ĐÌNH THỌ – Cấy. 1994. Sơn dầu. 80x80cm

 

TRẦN ĐÌNH THỌ – Cau và tre. 1983. Khắc cao su. 34x31cm

 

TRẦN ĐÌNH THỌ – Đôi chim bồ câu. 1991. Khắc cao su. 37x29cm

 

TRẦN ĐÌNH THỌ – Phong cảnh trung du. Thuốc nước. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

 

Tin cùng chuyên mục

HỌA SĨ THÁI HÀ

  Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001 Tên thật là Nguyễn Như Huân. Quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông học khóa 18 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chỉ được hơn...

KỶ NIỆM 110 NĂM SINH HỌA SĨ NGUYỄN KHANG (1911 – 2021): HỌA SĨ NGUYỄN KHANG

  Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2001 Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Khang. Người Hà Nội.1930-1935, ông học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 6. Ngay từ...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

“Soi bóng Thăng Long”

(ĐCSVN) – Diễn ra từ ngày 10/12/2023 đến ngày 2/1/2024, Triển lãm Dấu xưa văn hiến lần thứ hai với chủ đề “Soi bóng Thăng Long” giới thiệu các tác phẩm sắp đặt của 09 họa sĩ về các hình...

QUÊ HƯƠNG DIỄM ẢO CỦA LOAN DE FONTBRUNE

Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường  Nguyễn Thiện Thuật quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được...

Triển lãm mỹ thuật “Giao mùa”

...

BIỂU TƯỢNG CHUỘT TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

  Tái sinh Trong 12 con giáp, Tý (chuột) là linh vật đứng đầu, khởi tạo một chu kỳ thời gian mới. Ý nghĩa đó gần giống với biểu tượng cho sự tái sinh của chuột ở một số nền văn hóa...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...