CON ĐƯỜNG RIÊNG CỦA HỒ HỮU THỦ

 

Ông được gọi là “thuật sĩ của sơn mài”. Trên báo Journal d’Extrême Orient  người ta so sánh ông với Chagall, với Henri Rousseau (*). Những bức sơn dầu và sơn ta treo ở nhà ông đậm chất lãng mạn, bay bổng nhưng cách trò chuyện của họa sĩ Hồ Hữu Thủ lại có phong thái tỉnh táo, khoan hòa và dung dị của một người từng trải, thích nghiền ngẫm, suy tư về bộ môn nghệ thuật mà ông gắn bó cả đời. Trong phòng tranh rộng của ông trên đường Nguyễn Văn Thủ, khách đến thăm ngồi giữa các hình tượng thiếu nữ bay lơ lửng, hoa sen nở e ấp và những mảng màu trong các bức tranh như lững lờ trôi chung quanh. Cả nền gạch và đá lót cầu thang cũng nằm trong tông màu ông biểu hiện trên các bức tranh, hồng ngọc và màu lam, chút nâu đỏ, màu hạt lựu, đỏ son, xanh úa… Hội Họa sĩ Trẻ, cái tên đã trở thành  một huyền thoại của hội họa Sài Gòn, hội họa miền Nam một thời có ông trong đó, và Hồ Hữu Thủ cũng đã là một tên tuổi lớn của hội họa Việt đương đại.

Họa sĩ Hồ Hữu Thủ có quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh ra ở Bình Dương, cái nôi của thủ công mỹ nghệ miền Nam. Lớn lên, ông theo học trường Mỹ nghệ Bình Dương về trang trí nội thất, ngành mỹ thuật ứng dụng còn rất non trẻ lúc đó, từ 1955 đến 1959.  Năm 1960, khi 20 tuổi, ông vào học trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. Trước đó, năm 1959, ông đã đoạt giải Nhì sáng tác hội họa ESSO, một giải hội họa có uy tín do Công ty ESSO tổ chức. Trong suốt thời gian theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, ông học vẽ sơn dầu.

Chân dung Hồ Hữu Thủ tự chụp

 

Ảnh minh họa trong bài là các tác phẩm của Hồ Hữu Thủ

Trước 1975, hầu như các hoạ sĩ đều vẽ bằng sơn dầu, được coi là chất liệu “vua”. Cũng có một số họa sĩ vẽ bằng phấn tiên, màu nước hay thủ ấn họa như họa sĩ Tú Duyên. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, cây đại thụ sơn mài của mỹ thuật Đông Dương vẫn trung thành với sơn mài và đi theo hướng đi riêng, có nguồn khách hàng riêng. Các tác phẩm sơn mài trên thị trường đa số là tranh sơn mài mỹ nghệ ở những lò nổi tiếng lúc đó như Trung tâm mỹ nghệ Mê Linh của họa sĩ Nguyễn Văn Minh, hãng sơn mài Thành Lễ hay hãng Trần Hà. Ngoài ra, không có nhiều người sáng tác tranh sơn mài.

Khác với giới họa sĩ hồi đó, niềm yêu thích chất liệu sơn ta vẫn âm ỉ trong lòng Hồ Hữu Thủ cho dù ông không học sáng tác chuyên về chất liệu này. Suốt thời niên thiếu sống ở Bình Dương, trong cái nôi sơn mài mỹ nghệ truyền thống của miền Nam, ông nhận ra vẻ đẹp đằm sâu của sơn ta trong sáng tác. Lúc đó, tuy hai miền Nam Bắc đang bị chia cắt, sơn Phú Thọ (gọi là sơn Bắc) vẫn vào được miền Nam, có thể qua đường Campuchia. Loại sơn này được dùng phối hợp với sơn Nam Vang (cũng từ Campuchia, được trồng tại chỗ), tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của tranh và đồ mỹ nghệ của miền Nam.

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên của ông năm 1972 ở Alliance Francais (Viện Trao đổi Văn hóa Pháp) trên đường Gia Long (Lý Tự Trọng), Sài Gòn, trong số tranh hầu hết là sơn dầu được trưng bày, có lọt mỗi một bức sơn mài lấy tên “Cô gái và chim đại bàng” khổ một mét và tám tấc. Trong tranh, có một cô gái tóc dài, góc phía trên có con chim ó, tông chính màu vàng đất. Trong đợt này, ông Tùy viên văn hóa Tòa Đại sứ Mỹ đến xem và hỏi giá. Trước giá tranh tương đương hai lượng vàng lúc đó, ông ta xin…trả góp. Cuối cùng việc mua bán không thành. Đó là một câu chuyện nhắc lại cho vui, nhưng phần nào khiến ông tin rằng mình có thể dùng chất liệu sơn ta để làm nên những tác phẩm sơn mài mang tính mỹ thuật thực sự.

 

 

Sau 1975, các họa sĩ  Sài Gòn dùng sở trường của mình kiếm sống bằng nhiều cách vì lúc đó không có thị trường tranh. Họ vẽ bìa sách, vẽ tranh cổ động, trình bày báo. Lúc đó, ngành mỹ nghệ miền Nam thoái trào cũng vì mất thị trường. Các hãng mỹ nghệ danh tiếng như Thành Lễ, Trần Hà sau thời gian phát triển tột đỉnh đã ngưng hoạt động. Họa sĩ Hồ Hữu Thủ tiếp tục dạy học tại Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, đã là Cao đẳng mỹ thuật TPHCM.

Đến cuối thập niên 1980, nhu cầu tranh sơn mài bỗng dâng cao từ nước ngoài, trong giới chơi tranh phương Tây và trong cộng đồng người Việt thành đạt tại hải ngoại. Họ là những người từng mơ ước có những bức tranh sơn mài cao cấp nhưng khi xưa không có điều kiện với tới. Một người Pháp tìm đến Sài Gòn và muốn mua tranh sơn mài một số họa sĩ đã từng nổi tiếng tại Sài Gòn mà ông biết tiếng như Nguyễn Văn Rô, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, và Hồ Hữu Thủ. Các họa sĩ này được sáng tác theo ý thích của mình, không bị áp đặt về đề tài, nội dung nhưng điều kiện tiên quyết là phải sáng tác bằng chất liệu sơn ta. Họa sĩ Hồ Hữu Thủ đón nhận cơ hội này, cảm thấy hạnh phúc vì đã quay trở lại thời kỳ sơn mài. Ông nắm bắt chất liệu, hứng thú đi tìm những thể nghiệm mới, những cách biểu hiện khác lạ. Ông trung thành với hội họa ấn tượng rồi nâng lên dần khuynh hướng siêu thực. Đến 1985, ông chuyển qua các đề tài trừu tượng và nhận ra rằng sơn ta có thể biểu hiện tốt điều ông nghĩ, tâm thức ông cảm nhận. Đến một chặng đường trong sáng tác, ông không hài lòng với kỹ thuật truyền thống khi sáng tác bằng sơn ta, đó là mài phẳng để lộ các lớp sơn để thể hiện hình tượng, cảm xúc của tác giả. Ông cảm thấy cách thức đó đã có những hạn chế trong biểu đạt nên mạnh dạn cải tiến trên nền chất liệu sơn ta, vóc. Không nhất thiết phải mài tất cả, có thể không mài hay có khi chỉ một phần. Có thể dùng các chất liệu khác như bao bố, gỗ dán lên mặt tranh…Tất cả đều có thể dùng làm phương tiện biểu đạt, miễn hài hoà với nhau trong tranh và diễn tả được điều muốn thể hiện. Ông tự gọi đó là sơn ta tổng hợp cho những bức tranh của ông. Đối với riêng ông, đã qua thời kỳ sơn mài.

 

 

Hơn năm mươi năm trước, thời sáng tác trong Hội Họa sĩ trẻ là thời kỳ hạnh phúc của Hồ Hữu Thủ, một sinh viên xa nhà tắm mình trong không khí nghệ thuật của Sài Gòn đang trong thời kỳ phát triển khoáng đạt nhất, nhiều thành tựu nhất.  Đó là lúc các  cuộc triển lãm liên tục được tổ chức, sức sáng tạo của ông đang mạnh mẽ, lại được sự khích lệ của bạn bè nghệ thuật. Đến giai đoạn tự một mình đi trên con đường cải tiến nghệ thuật, ông sáng tác bằng sơn ta với phong cách riêng biệt, tự tạo dựng bằng những kỹ thuật riêng biệt. Hẳn ông cũng đơn độc trên con đường đó, nhưng cái giá của nó là sự thành công khi ta nhìn những bức tranh ấn tượng hay trừu tượng bằng chất liệu sơn ta tổng hợp của ông.

Hồ Hữu Thủ thích kể một câu chuyện cũ. Tại nhà ông, một vị khách là dân kinh doanh vốn mê tranh, sau khi đi một vòng đã chỉ một bức trừu tượng bằng chất liệu sơn dầu và nói với ông: “Tôi thích bức tranh này nhất trong tất cả các bức!”. Nhưng rồi sau đó, ông ta bộc bạch: “Nhưng nói thật, tôi không hiểu anh vẽ cái gì!”. Hồ Hữu Thủ trả lời: “Anh không biết cũng phải, vì tôi cũng không biết… tôi vẽ cái gì !”. Ông nhớ câu chuyện đó như một ví dụ, là chỉ có  thể hiện bằng tâm thức mới có sức mạnh lớn lao để truyền cảm, xúc đến người thưởng lãm tranh. Và ông đã đi tâm nguyện đi theo con đường đó.

Cách nay đúng hai mươi năm, 1995, tôi thường lui tới Clay gallery của nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Khưu Đức ở đường Trần Cao Vân. Ở đó, tôi xem tranh của Đinh Cường vẽ trên miếng phim, tranh sơn mài bán trừu tượng vẽ bình gốm của họa sĩ Nguyễn Lâm và tranh sơn-không-mài trừu tượng của Hồ Hữu Thủ. Những bức tranh của Hồ Hữu Thủ không dễ cảm nhận lúc đó, nhưng sau hai mươi năm nhìn lại những sáng tác sau này, dễ thấy rằng dù ấn tượng hay trừu tượng, có hình hay không có hình, tranh của ông tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, mềm mại hơn, có sức sống hơn cho dù ông đã có tuổi. Đó là cảm nhận của riêng tôi.

Sài Gòn với một nền mỹ thuật có những giai đoạn đáng tự hào, đó là giai đoạn từ đầu thập niên 1960, trong đó có sự đóng góp của Hội Họa sĩ Trẻ, của cá nhân Hồ Hữu Thủ, một người thích tìm con đường riêng cho mình trong sáng tác, có tài năng. Ông đã sáng tác nên một thế giới mà trong đó “Người, vật, thiên nhiên đều đã được lựa chọn và biểu tượng hóa, không còn hợp lý với cái nhìn bình thường, tất cả đều hiện ra trong một bầu không khí chung đẹp đẽ, tươi mát, hồn nhiên, tổng hòa trong một bút pháp vừa thực vừa siêu thực, để đi tới một cái đẹp tinh túy của nghệ thuật tượng trưng”, như lời nhà phê bình Huỳnh Hữu Ủy đánh giá một cách đủ đầy.

Phạm Công Luận 

(Trích cuốn “Sài Gòn – Chuyện đời của phố” tập III do công ty sách Phương Nam xuất bản 2016)

(*): theo Huỳnh Hữu Ủy, Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại – VAALA 2008 trang 155.

 

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ thuật đương đại – dòng chảy vẫn còn nhiều khúc vướng mắc và gián đoạn với người tiếp cận

Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn là nghệ thuật đương đại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu, hội nhập và phát triển như...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

SƠ LƯỢC VỀ NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

Nhân trắc học là khoa học về đo đạc kích thước của các đoạn cơ thể người. Nhân trắc học phát triển từ khoa học chuyên nghiên cứu về con người: Khoa nhân chủng học. Từ xa xưa nhân trắc...

VỀ MẤY BỨC CHÂN DUNG CỦA TRỌNG KIỆM

  Trọng Kiệm sáng tác không nhiều bằng chất liệu lụa và sơn mài, nhưng cũng đủ  để lại ấn tượng sâu đậm qua bức lụa “Ghé thăm nhà” (1958) hay bức sơn mài “Quán bên đường” (1962)....

NGÔI NHÀ CỦA LUC LEJEUNE VÀ VŨ ĐÌNH HÙNG

  Luc Jejeune (kiến trúc sư người Pháp) và Vũ Đình Hùng là đồng sở hữu Temple Club, quán bar – nhà hàng bậc nhất Tp. Hồ Chí Minh từ những năm 2000. Hai ông cũng sở hữu một căn hộ có phong...