KHỔNG ĐỖ TUYỀN – LIỆU CÓ NGẪU NHIÊN DỪNG LẠI Ở BIÊN, ĐÍCH NÀO ?

 

Những năm sau năm 2000, tôi mới tốt nghiệp trường Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, thường quay lại cổng trường ngồi uống trà tán dóc, thích thú quan sát những người ở khoa Điêu khắc vì bản thân trong quá khứ từng đã muốn chuyển khoa nhưng không được. Ấn tượng nhất với những “sinh viên già” vào khoa đúng năm 2000 là hai thanh niên cùng lớp, hơn tuổi tôi. Dáng dấp họ to cao, bặm trợn, dứt khoát… nhưng nói năng lại mộc mạc dân dã vui vẻ, về sau mới biết đó là Nguyễn Huy Tính, Khổng Đỗ Tuyền. Hai nghệ sỹ này từng đi qua nhiều nghề mỹ thuật thủ công trước khi chính thức bước vào học đại học điêu khắc. Bởi vậy ngay từ lúc đang là sinh viên, họ đã có những tác phẩm cá tính và ấn tượng gửi tham dự các triển lãm điêu khắc nhóm tự do, triển lãm nhóm của CLB Họa sỹ trẻ hoặc Triển lãm 10 năm Điêu khắc Toàn quốc… Và chính những điều đó khiến những bậc thầy “mắt xanh” ưa tìm kiếm tài năng để cách tân, kích thích họ vào con đường điêu khắc đương đại Việt trên mỹ cảm về đa chất liệu.

Khổng Đỗ Tuyền sinh năm 1974 tại Vĩnh Phúc. Năm 1991, sau khi tốt nghiệp cấp III, anh ra Hà Nội sống với cha là sỹ quan quân đội. Do nhu cầu trong cuộc sống anh đã tham ra nhiều những công việc lao động có liên quan đến mỹ thuật ứng dụng. Năm 1997 trại điêu khắc quốc tế được thực hiện tại công viên Bách Thảo, do trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cùng khoa Điêu khắc đứng ra tổ chức, anh có duyên được tham gia với vai trò hỗ trợ cho các tác giả trong phần thực hiện các tác phẩm điêu khắc bằng đá. Qua trại sáng tác Điêu khắc này Tuyền mới biết đến ngành học điêu khắc và năm sau đó anh tham dự kỳ thi tuyển sinh của trường, thời gian này lượng thí sinh thi rất đông và trường lại chọn ít người, cho đến tận năm “nhị thiên niên kỷ” mới chính thức bước chân vào trường.

Nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền (sinh năm 1974)

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Vòng xoáy. 2007. Tre, dây thép. 160x230x80cm. Tác phẩm trong Festival Mỹ thuật Trẻ 2007

Trong quá trình học và sau khi ra trường anh cũng đều đặn tham gia các hoạt động và triển lãm, thành tích lớn trong những hoạt động đó là năm 2005 anh được huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật Toàn Quốc và các giải thưởng trong các triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam những năm sau đó. Có một vinh dự lớn với anh sau khi ra trường, và đúng chín năm sau khi Trại sáng tác điêu khắc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, lúc đó anh tham gia với vai trò cộng sự, thì đến năm 2006 và năm 2007 anh tham dự với vai trò là nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền, là tác giả trong hai trại sáng tác Quốc tế, đó là Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế Biến tấu Hội An năm 2006, trại Điêu khắc Quốc tế Đồ Sơ – Hải Phòng năm 2007.

Tôi vẫn còn nhớ tác phẩm “Vòng xoáy” của Khổng Đỗ Tuyền trong Festival Mỹ thuật Trẻ tại 42 Yết Kiêu được thực hiện chủ đạo là chất liệu tre và dây thép, đặt dưới gốc cây nhãn giữa sân trường Mỹ thuật như ấn tượng từ một dòng bão xoáy. Dấu ấn của tác phẩm này là sẽ tạo thành một xu hướng của tác giả về sau, khi chuyển vào xử lý với chất liệu kim loại.

Phải đến năm 2009 – 2010, cũng trong cùng một – hai năm, Khổng Đỗ Tuyền tham gia cùng lúc hai triển lãm quan trọng bằng chất liệu kim loại kích thích nhóm thế hệ trẻ, tổ chức chủ đạo của hai giảng viên khoa Điêu khắc thế hệ trước là ông Đào Châu Hải và bà Lê Thị Hiền. Triển lãm “Sóng ngầm – 2009” tại Viet Art Centre 42 Yết Kiêu gồm các tác giả Đào Châu Hải, Phan Phương Đông, Nguyễn Huy Tính, Khổng Đỗ Tuyền và Nguyễn Ngọc Lâm. Triển lãm “5 Plus – 2, 2010” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gồm Lê Thị Hiền, Mai Thu Vân, Lê Lạng Lương, Khổng Đỗ Tuyền, Trần Trọng Tri (điều vui là trong các tác giả trê kể trên, trước và sau – hiện tại đều là giảng viên Khoa Điêu khắc, trường ĐHMTVN).

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm I. 2015. Sắt, sơn. 152x300x136cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm VI. 2015. Sắt hàn. 22x66x66cm

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm X. 2015. Sắt sơn. 20x23x20cm

Là các điêu khắc gia chuyên nghiệp, thì họ đều có thủ pháp với bất cứ chất liệu nào, nhưng điều thú vị là việc chọn và duy trì thời gian lâu dài với nguồn chất liệu nào là do sở thích cá nhân. Và chuyển đổi chất liệu thành cảm giác cảm nhận như thế nào cho đông đảo người thưởng thức, lại cũng do cá tính giới và tư cách quan điểm “ngược nhìn rọi bản thân, xuôi rộng ra toàn thể”. Ví dụ khi dùng chất liệu kim loại, nhà điêu khắc Lê Thị Hiền thường thích “coi sắt như giấy” để “gập thép – giấy nhẹ bay”. Còn nhà điêu khắc Đào Châu Hải biến kim loại thành sóng, thành khối xù ra nhiều tia, hướng góc tỏa để tấn công vận động khắc chế không gian…

Trải qua những triển lãm nhóm cả trong và ngoài nước, năm 2015 Khổng Đỗ Tuyền tổ chức triển lãm cá nhân lần đầu tiên mang tên “Chuyển động ngầm” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân “Những vết hằn” năm 2016 tại À Gallery – TP. HCM. Các tác phẩm trong hai triển lãm cá nhân này chất liệu chủ đạo đều là kim loại. Trong triển lãm “Chuyển động ngầm”, họa sĩ Lý Trực Sơn đã viết: “Khổng Đỗ Tuyền là một khuôn mặt nổi bật và lạ, nghệ thuật của Anh khó phân tích bởi tính riêng tư và kiệm lời. Một cách tự nhiên và với tài năng nghệ thuật (tôi không nói là bản năng). Anh chọn hình thức điêu khắc khắc khổ, loại bỏ hết sự rườm rà hoa mỹ. Hầu hết tác phẩm của anh được thực hiện theo lối nén khối, gây cảm giác vật chất bị dồn chặt tới mức muốn phá ra và thoát khỏi hình dạng của mình. Khối điêu khắc vì vậy chứa được một năng lượng bên trong, sự tĩnh tại chứa khả năng bùng nổ.Với nghệ thuật điều đó giống như đi ngược. Kim loại đi ngược về quặng. Ngôn ngữ đi ngược về im lặng. Lời đi ngược về ý”.

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Chuyển động ngầm XV. 2015. Sắt hàn. 150x20x50cm Tác phẩm được Giải A Triển lãm Khu vực I Hà Nội năm 2015

 

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – Gắn kết. 2006. Đá Marble. 230x190x100cm

Triển lãm là sự xác định chính danh của tác giả với đời sống điêu khắc đương đại và chất liệu vô tận tương đương “gậy Như Ý” dùng cho “gốc gác muốn tạo tác điều gì”. Với cá tính và độ tuổi không vội vã thành danh lập nghiệp hay truy lợi tức thì như một số tác giả đồng nghiệp đồng hành, song song tuổi trung niên cả trước và sau. Sự chân chất, mộc mạc giản dị, ít nói trong cư xử, nhưng tác phẩm dồn chứa năng lượng khỏe khoắn của Khổng Đỗ Tuyền có lẽ là một hướng đi tới cái đích lớn của người trên đã truyền lại cho các thế hệ sau từ trước là: Người làm nghệ thuật hình – khối, muốn đi đường dài, cần bàn tay thợ giỏi, cái đầu bác học và trái tim nhiệt huyết tình đời…

Những phong cách cá tính nghệ sỹ Khổng Đỗ Tuyền từng hiển hiện rõ đối với số đông đều thấy là vẻ điềm tĩnh, cẩn trọng và nghiêm túc trong nghề – nghiệp tạo khối – hình. Nét riêng tư là thích hướng tới tạo tác mầm, chồi và những vết rạn chứa sự mẫn cảm do chính đôi tay trực tiếp điêu tô dù qua đá, đồng, nhôm, gỗ hay sắt thép… Nhìn ngược về nguồn lịch sử truyền thống lâu dài, chắc chắn là dân tộc tính xuyên suốt qua nhiều thế hệ qua nghệ thuật thị giác – vật chất ba chiều. Ví dụ so sánh với nghệ thuật điêu khắc đình làng trung đại, cận đại vừa có vẻ ngoài giản phác vui tươi, nhưng bên trong không kém phần tinh tế bay lượn của những tín ngưỡng nông thôn đậm đặc mà không hề quá mức phù phiếm ảo giác như thời nay từ thuở xưa. Còn nhìn gần hơn, không hề học hỏi trực tiếp là với những thế hệ trước trưởng thành đã lâu và giờ thì suýt soát về mùi thơm “chuối chín”, nhưng theo tôi là Khổng Đỗ Tuyền tự nhiên có mối liên giao nhanh chóng, mà chính tôi là người thưởng ngoạn lại khó nêu được lý do như các tác giả điêu khắc khác. Và nghệ sỹ Khổng Đỗ Tuyền có được điều may mắn là không bị sướt qua vài nét dạng vẻ “quái kiệt” như các bậc đàn anh vừa kể. Dường như là nghệ sỹ được sinh ra may mắn vào đúng thời bình, không bị trải qua những thời điểm thiếu thốn hay ho, hay vận mệnh khổ ải khắc nghiệt của các thế hệ đi trước. Có lẽ do vậy nên tác phẩm dù dưới bất cứ chất liệu nào của Khổng Đỗ Tuyền cho đến nay không bị rơi vào đường nét tạo góc, hướng dữ dội hay cong keo vằn vèo trang điểm cầu kỳ, hoặc phồng to quá trớn… của đại đa số tác giả phương Âu, Mỹ hay Á mà quay lại rút về những khối hướng nguyên thủy chủ đạo, trầm ấm chát ngọt ở bề mặt. Nếu nghệ sỹ – tác giả Khổng Đỗ Tuyền nhận rõ trở đi trở lại rằng cá nhân bản thân đã trở thành một mắt xích không hề nhỏ, trơn đậm đà nhân duyên kết nối với thế hệ trước, thì việc duy, hướng những điều gì cho nhiều thế hệ trẻ về sau tiếp nối, sẽ chẳng hề ngẫu nhiên dừng lại ở biên, đích nào…

Vũ Lâm

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Hội Mỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028

Sáng 10/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Mỹ thuật Hải Phòng đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tham dự và chúc mừng Đại hội có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu Non nước Cao Bằng”

NDO – Sáng 6/9, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng đã phối hợp Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu Non...

SỰ KIỆN GIỚI THIỆU SÁCH "NGUYỄN TRUNG WORKS" Ở THƯỢNG HẢI

  Năm 2020 là năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam tròn 70 năm, cũng là năm mừng “đại thọ” lần thứ 80 của họa sĩ Nguyễn Trung. Nguyễn Trung là một trong những họa sĩ...

Nguyễn Gia Trí – Một đời phiêu lưu với hội họa

Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...

Thương tiếc tiễn biệt nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta, nhân dân ta!

Hà Nội sau mấy ngày mưa, bầu trời trong xanh đến kỳ lạ. Hai ngày nay, khu vực vườn hoa Yersin, các phố: Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ, Lê Quý Đôn… chung quanh Nhà Tang lễ quốc gia đã trải qua một đêm...