SỰ KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

 

Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Cũng như các đại dịch khác xảy ra trước đây, COVID-19 đã tạo ra xáo trộn lớn trong thị trường nghệ thuật. Chỉ vài tháng trước dịch , các nhà đấu giá vẫn đang rất sôi động. Ở thời điểm hiện tại có vẻ không có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để mua những tác phẩm lớn với giá “không đối thủ”.
Thật khó để phân tích giá trị tiền tệ khỏi giá trị nội tại của nghệ thuật, bởi vì đó là cách xã hội muốn hành xử vừa theo bản năng vừa theo suy xét và kinh nghiệm, để làm thế nào chúng ta có thể đo lường “giá trị” này và liên hệ nó với một tài sản hữu hình dễ nhận ra hơn, và rằng liệu có thể hiểu nghệ thuật như một loại hàng hóa hay không? Tất nhiên là “Không”. Chúng ta đều nghĩ rằng gần như không thể định lượng giá trị nghệ thuật và tính biểu tượng của nó tương ứng như khi ta làm với một món hàng hóa.
Nghệ thuật là sự thách thức và thường được gọi là “tài sản đam mê”, nhưng giá trị của một tác phẩm nghệ thuật sẽ thay đổi, tùy thuộc vào các “con số”, hữu hình hoặc vô hình. Vì giá trị gần như được đảm bảo để thay đổi, các nhà nghiên cứu, thẩm định viên chuyên nghiệp phải xác định được giá trị – giá trị tại một thời điểm chính xác là gì?

Một hình ảnh tại phiên đấu giá tác phẩm “Salvator Mundi” của Leonardo da Vinci tại Nhà đấu giá Christie’s (2017).

Đó cũng là điều làm cho nghệ thuật trở nên phức tạp như một tài sản, liên quan đến tài chính và đầu tư. Không giống như các tài sản khác, nghệ thuật không được bảo đảm để có thể được khấu hao (ví dụ như một chiếc xe hơi hay một bất động sản) hoặc nhất thiết phải được đánh giá cao. Các thông số hoặc hoàn cảnh xã hội, văn hóa, chính trị hoặc các phẩm chất vô hình thường ảnh hưởng đến giá trị (tiền tệ) hoặc nhận thức về giá trị – có một khía cạnh là cảm xúc và văn hóa của giá trị, đó cũng gọi là một khía cạnh tiền tệ.
Vậy định giá một tác phẩm nghệ thuật, sao cho đúng, cần những yếu tố cơ bản nào?
Ví dụ “Salvator Mundi” (Đấng Cứu Thế) của Leonardo da Vinci (vừa được đưa ra đấu giá năm 2017 tại Christie’s) là một câu chuyện hấp dẫn khi nói về giá trị và liên quan đến một số khái niệm mà chúng ta đang tìm kiếm trong “Định giá một tác phẩm nghệ thuật-là như thế nào?”
Vào năm 2005, bức tranh đã được mua tại một cuộc đấu giá với giá 10.000 đô-la ở tư cách một bức tranh được thấy là vẽ “theo phong cách của” Leonardo. Tại thời điểm đó bức tranh ở trong tình trạng rất tồi tệ, và đã được một người phục chế lành nghề tu sửa, sau đó nó được xác định (bởi đa số các học giả và người phụ trách) là một tác phẩm của Leonardo.
Vào năm 2013, bức tranh kể trên đã được nhà môi giới nghệ thuật Yves Bouvier mua với giá 75 triệu đô-la và sau đó được bán, chỉ vài ngày sau, cho nhà sưu tập Dimitry Rybolovlev với giá 127,5 triệu đô-la, một con số gần 50 triệu đô-la được “top-up” trong vài ngày. Chúng ta chỉ có thể dừng lại ở đó và hỏi “giá trị” của một tác phẩm đã được làm như thế nào để thay đổi tăng lên 50 triệu đô-la chỉ sau một “deal-thỏa thuận”?!
Và sau đó, trong lần gần đây nhất, tác phẩm này lại đã được bán với giá công bố 400 triệu đô-la, hiện là mức giá kỷ lục thế giới từ trước tới nay cho một tác phẩm nghệ thuật được bán đấu giá.

Ba bản chụp tham chiếu về các tình trạng của bức tranh “Salvator Mundi” của Leonardo da Vinci. Bản thứ 3 là hình ảnh bức tranh đã được phục chế hoàn chỉnh trước khi được đem ra đấu giá vào năm 2017.

Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về mức giá đó và liệu đó có thực sự là kết quả của một quy trình quảng cáo rất thông minh hay do tên tuổi của nhà đấu giá hay không? Cũng có người lại nghĩ rằng đó là cái giá quá đắt phải trả cho một hiệu ứng chính trị, khi một nhà hoàng gia không muốn một quốc gia khác “thắng”.
Vậy làm thế nào để có thể đặt một mức giá cho bất kỳ một tác phẩm nào được coi là rất hiếm? Như một điểm tham chiếu, đợt bán đấu giá cao nhất tiếp theo cho các tác phẩm của Leonardo da Vinci là khoảng 11 triệu đô-la cho một bản vẽ có kích thước 4 x 3 inch. Giá trị cảm nhận là một điều hiếm và quan trọng (có thể kết hợp với marketing tuyệt vời) đã khiến nhiều người sẵn sàng trả thêm nhiều triệu đô-la nữa.
Cuối cùng, điều đặc biệt đáng chú ý là Bảo tàng Quốc gia Louvre Abu Dhabi ở Dubai (là kết quả của một dự án hợp tác văn hóa giữa hai chính quyền thành phố Paris và Abu Dhabi) đã từ chối đưa bức tranh “Salvator Mundi” vào một triển lãm về Leonardo. Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với giá trị của tác phẩm này?

Hà Thu

 

 

Tin cùng chuyên mục

Louvre – Bảo tàng Nghệ thuật danh giá nhất thế giới

Nằm bên hữu ngạn sông Seine ở Thủ đô Paris của nước Pháp, Louvre là  một bảo tàng lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, với khối kiến trúc tráng lệ và là nơi lưu trữ những kiệt tác,...

Champs-Elysées – Đại lộ danh tiếng nhất của nước Pháp

Nếu nước Mỹ nổi tiếng với đại lộ Danh vọng Hollywood, nơi những ngôi sao nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh, sân khấu thế giới được vinh danh  gắn sao và tên trên đại lộ. Thì người Pháp...

Montmartre – Ngọn đồi thơ mộng của các nghệ sĩ 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng nước Pháp quyến rũ hơn những quốc gia khác. Đặc biệt là Paris được mệnh danh là thành phố của kiến trúc, nghệ thuật, thủ đô hoa lệ, kinh đô của...

Edinburgh – Thành phố của văn chương, nghệ thuật

Sau nhiều giờ bay và Transit tại Dubai chúng tôi đã đặt chân đến Edinburgh xứ sở Vương quốc Scotland. Lúc này là cuối chiều, thời tiết tháng 6 ở đây rất lạnh. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tranh thủ...

Odilon Redon người tự minh họa giấc mơ

Odilon Redon (1840 – 1916) là một nghịch lý khuất lấp. Ông sống giữa thời đại Ấn tượng và hậu-Ấn tượng trăm hoa đua nở của những Renoir, Gauguin và Van Gogh. Song, ngoại trừ được công nhận trong...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

XUÂN VÀ CỔ NGOẠN

    Xuân Cổ Ngoạn Mấy ngày áp tết miền Bắc lên cơn rét cằn rét đụn. Ngoài trời thì cứ rả rích mưa phùn, trong nhà thì vẫn trầm trà xen lẫn khói hương… Nói đến thú sưu tầm cổ...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 289&290 tháng 1-2/2017

...

KOSTAKI VÀ BỘ SƯU TẬP VỀ TRÀO LƯU TIÊN PHONG NGA

  Khi nói về giới sưu tập nghệ thuật Nga, chúng ta không thể không nhắc tới Georgy Dionisovich Kostaki (1913-1990), một con người mà tầm nhìn về nghệ thuật và chính trị vượt trước thời đại...

XEM TRANH NGUYỄN HỒNG HƯNG

  Triển lãm “Ký ức” của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng diễn ra tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Không có lễ khai mạc vì Covid, nhưng vẫn được mở...