CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TRANH LỤA “KHỞI NGHĨA”

 

Năm 1970, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh đang giảng dạy tại trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Nhân lúc rảnh rỗi, lại đang xa vợ con, ông vẽ một bức tranh lụa, vốn là sở trường, lấy đề tài là “Khởi nghĩa”. Bức tranh thể hiện ba người đàn ông đứng tựa lưng vào nhau. Người đứng chính diện khoang tay, thanh gươm còn trong vỏ đeo bên thắt lưng, đôi mắt nhìn xuống ra chiều đăm chiêu suy nghĩ. Người đứng bên trái bức tranh cầm cung trên tay, người đứng bên phải cầm quyển binh thư tay trái và thanh gươm bên tay phải. Khác với người đứng giữa, hai nhân vật hai bên đều quấn khăn, ra dáng sĩ phu hơn là binh sĩ. Cả ba đều có cái nhìn trầm tư, suy nghĩ. Các hình tượng trong tranh đều tĩnh, cho dù tên bức tranh “Khởi nghĩa” thể hiện sức đột phá, sự biến đổi mạnh mẽ. Mấy thanh tre vót nhọn như chuẩn bị sẵn. Tất cả như là mũi tên, chực lao đi nhưng thực tế chỉ như cánh cung đang giương lên. Phía sau ba người là liễn chữ nho mang dòng chữ “Thất phu hữu trách”, là đoạn sau của câu tục ngữ Hán Việt nổi tiếng “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” (tạm dịch: nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm).

Bức tranh “Khởi nghĩa” (bản thứ hai) do họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh sáng tác lại vào những năm 1980

 

Bức tranh “Khởi nghĩa” (bản thứ nhất)  giải Nhất Văn học Nghệ thuật Quốc gia 1970 tại Sài Gòn

 

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh và bức tranh lụa vẽ chân dung cha ruột của Nhà nghiên cứu Phạm Công Luận

Nhìn ngắm bức tranh, cái tên “ Trước ngày khởi nghĩa” có lẽ thích hợp hơn. Tâm trạng ba chàng trai thời “xếp bút nghiên theo việc đao cung” đầy vẻ rắn rỏi nhưng có gì đó trầm tư, suy tính và chấp nhận bước vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, dù chỉ là kẻ “thất phu”, là người dân áo vải vô danh. Sự thể hiện hơi mang tính tượng trưng như một thủ pháp của sân khấu. Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh thừa nhận như vậy. Ông nói: “Tôi nhận thấy bức tranh hơi có tính sân khấu, nên chưa cảm thấy hài lòng về nó!”.

Họa sĩ nào cũng có những bức tranh mà bản thân không cảm thấy vừa lòng. Nhưng bức “Khởi nghĩa” lại có số phận không bình thường. Khi vẽ xong, một người thân quen của tác giả là họa sĩ Văn Ý đến thăm. Thấy bức tranh này, ông Văn Ý tỏ ý muốn mang về Sài Gòn để đưa đi dự cuộc thi Văn học Nghệ thuật Quốc gia hằng năm . Ông Hoanh vốn dễ tính, sao cũng được. Bức tranh được mang đi.

Câu chuyện được dần quên lãng cho đến khi báo chí công bố giải thưởng Văn học Nghệ thuật quốc gia 1970 theo Nghị định ngày 1 tháng 2 năm 1970, công bố 12 bộ môn văn học nghệ thuật được trao giải, bao gồm Hội họa, nhiếp ảnh, Văn, thơ, kịch nói, biên khảo, Ca kịch, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh… Bức “Khởi nghĩa” của ông Nguyễn Hoàng Hoanh được trao giải Nhất bộ môn Hội họa với trị giá giải thưởng là 200.000 đồng, cộng thêm 20.000 đồng để đi du khảo tại Huế và Văn bằng, Huy hiệu kỷ niệm. Giải nhì là bức tranh “Một ngày qua” của Họa sĩ Đỗ Quang Em và giải ba là bức “Phân hóa” của họa sĩ Trương Đình Hải. Cùng nhận giải trong các bộ môn khác có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng như: Biên khảo Việt sử có giải Nhất cho “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771-1802” của Tạ Chí Đại Trường. Văn có  giải Nhất cho “Những sợi sắc không” của Túy Hồng. Thơ có giải Nhất cho tập “Sầu ở lại” của Tạ Ký. Điêu khắc có giải Nhì cho tượng của Lê Thành Nhơn…

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Một ván cờ ba thế hệ. Lụa. 65x81cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Soi gương. Sơn dầu. 50x65cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Mẹ con. Lụa. 50x65cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Một chuyến xe. Lụa. 73x100cm

Ngày đến nhận giải, tất cả quan khách đều mặc complete  đen rất trang trọng. Sau khi nhận giải, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh thấy có một ký giả đến nói nhỏ: “Ông có biết một chữ Hán trong tranh bị viết sai không ?!”. Ông Hoanh toát mồ hôi. Trong bốn chữ “Thất phu hữu trách”, chữ Thất có nghĩa là tầm thường, hèn mọn nhưng trên tranh là chữ Thất có nghĩa là Nhà. Số là khi vẽ bức này, ông đã nhờ một học trò ở trường Mỹ nghệ Biên Hòa về hỏi gia đình vốn có người biết chữ Nho để ghi lại giúp. Họ viết sai, ông viết sai theo và cuối cùng bức tranh lại được soi rất kỹ dưới bao nhiêu quan khách có học.

Ngay sau đó, ông Hoanh vội tìm người thầy dạy tranh lụa của ông ở trường Mỹ thuật Gia Định là họa sĩ Đới Ngoạn Quân, vốn là người gốc Hoa để hỏi ý kiến. Ông Quân khuyên ông Hoanh tìm cách chỉnh sửa ngay, vì dù sao đây là một lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến bố cục và tư tưởng của tranh. Tuy nhiên, nếu để yên thì không hay. Ngay sau đó, ông Hoanh tìm gặp ban tổ chức để xin sửa lại chữ “Thất” bằng cách vẽ dày thêm một chút. Ban Tổ chức đồng ý với một việc ngoại lệ, là nhúng bút sửa tranh sau khi chấm giải.

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Gặp gỡ. Lụa. 81x100cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Ra huyện. Sơn dầu. 81x100cm

 

NGUYỄN HOÀNG HOANH – Bà Út bánh dừa. Lụa. 80x100cm

Kể chuyện này, ông Hoanh cho đó là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời nghệ thuật của mình.

Vốn xuất thân là sinh viên Mỹ thuật Gia Định năm 1959, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh gắn bó với nghiệp đi dạy hội họa, từ trường Mỹ nghệ Biên Hòa cho đến khi quay trở lại làm giảng viên của ngôi trường Mỹ thuật Gia Định nơi từng học hồi còn trai trẻ. Ông trung thành với tranh lụa, cho dù có lúc vẽ màu nước và sơn dầu. Tuy vậy, dù với chất liệu nào, tranh của ông cũng có vẻ mơ màng dịu nhẹ của tranh lụa. Nhân vật trong tranh thường là các thiếu nữ, người già, em bé của cuộc sống đời thường đậm chất Nam bộ. Cuộc sống trên tranh của ông không u ám, như các bức tranh lụa cổ điển, mà là bừng lên một cách dịu dàng, qua thiên nhiên hoa lá rực rỡ, vẻ mắt tươi sáng, bình thản của các thiếu nữ, em bé và cả người già. Có sự chân tình, hiền hậu, chất phác và một nỗi buồn nhẹ trong tranh của họa sĩ năm nay đã vào tuổi tám mươi này.

Phạm Công Luận

(Trích trong cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố tập II)

 

 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023

Sáng ngày 15/09, tại Bảo tàng Hà Nội (Phạm Hùng, Hà Nội), đã diễn ra buổi lễ khai mạc cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc năm 2023. Sự kiện do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Cục...

Khai mạc Triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

SGGP – Sáng 16-8, Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc triển lãm “Thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023”. Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM...

Ngày hội sắc màu ‘Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt’

(Chinhphu.vn) – Chương trình được triển khai nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cùng màu sắc cho thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích sáng tạo, góp phần bồi dưỡng và phát triển khả năng hội...

Tiếp tục phát động Cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Ngày 19/6, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tiếp tục phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản Văn hóa Việt Nam qua hội họa”....

Phát huy giá trị di sản qua hội họa

(Chinhphu.vn) – Ngày 16/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”....

Có thể bạn quan tâm

NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁI RAU MUỐNG ĐÃ SỐNG LẠI

  Quán cafe của ông Lâm cũng đặc biệt, là một căn nhà nhỏ một tầng lợp ngói (sau này có tiền dư ông xây hai tầng ở khu sân trong) có mặt tiền vẫn giản dị với cái mành treo lơ lửng từ...

DÒNG CHẢY HỘI HỌA CẬN – HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC

  Hội họa phương Tây du nhập vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua Nhật Bản với với nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong dòng chảy đầy biến động của lịch sử, giới họa...

Trần Văn Cẩn – Cháu Thúy Nga

        Năm 1943, Trần Văn Cẩn vẽ “Em Thúy”, khi ông 33 tuổi. Năm 1979, Trần Văn Cẩn vẽ “Cháu Thúy Nga”, khi ông 69 tuổi. Cháu Thúy Nga ngoài đời chính là con gái của Em Thúy ngoài...

TRIỂN LÃM PHÁC THẢO TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

    Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Nguyễn Gia Trí, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm Những phác thảo tranh của...

SIN YUN BOK VÀ TRANH PHONG TỤC THỜI JOSEON

  Sin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc) hiệu là Hye Won (Huệ Viên) sinh năm 1758, năm vua Yeongjo (Anh Tổ) thứ 34 của triều I (Lý). Cha ông là Sin Han-pyeong (Thân Hán Bình) và ông nội đều là hội viên của đồ...