Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách hàng, không có nhà đấu giá nào, sưu tập nào mang tranh đến để thuê giám định. Nhịp sống hiện đại ngày một nhanh, không khí “nhanh nhẹn” ấy tràn cả vào đời sống nghệ thuật, khác hẳn trước. Chỉ riêng việc đấu giá tranh thôi đã bao nhiêu chuyện. Các nhà đấu giá lớn nhỏ ở nước ngoài thường xuyên tổ chức các phiên đấu giá có tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam và gần như 100% các tác phẩm ấy đều đấu thành công. Đó là những  tín hiệu vui và vui hơn là phần lớn những bức tranh thắng trong phiên đấu giá đều do người Việt Nam trả và mang về Việt Nam. Đây có thể coi là giai đoạn đầu tiên của làn sóng “hồi hương” các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật Việt. Trong nước cũng vậy, thị trường mua bán, trao đổi, đấu giá tác phẩm nghệ thuật cũng sôi sùng sục. Kể từ khi Công ty Lạc Việt mở phiên đấu giá đầu tiên tại khách sạn Sheraton (Hà Nội) vào cuối tháng 5.2016 đến nay đã có thêm ba nhà đấu giá nữa, chưa kể các phiên đấu giá nhỏ lẻ trên mạng… Vài nét sơ phác như vậy để thấy sự cần thiết của nghề thẩm định nghệ thuật.

Thị trường nghệ thuật phát triển và phát triển nóng bao nhiêu thì những chuyên gia thẩm định và hội đồng thẩm định các tác phẩm nghệ thuật cũng cần thiết bấy nhiêu. Sự phát triển nóng nào cũng có hai mặt tốt xấu, có vẻ như không nhiều người có đủ chuyên môn để làm tốt vai trò thẩm định, có vẻ như các công ty đấu giá chưa coi trọng đúng mức vai trò quan trọng của hội đồng thẩm định nghệ thuật. Vấn đề không phải là vài ba bức tranh giả không được thẩm định kỹ lưỡng dễ dàng lọt qua những phiên đấu giá, sự thiệt hại ấy không chỉ một cá nhân chịu mà nó sẽ ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường đấu giá nghệ thuật, thị trường này rất non trẻ, sức đề kháng yếu cho nên lòng tin của những nhà sưu tập và các nhà đầu tư nghệ thuật rất dễ bị lung lay. Điều đó vô cùng tai hại. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì thị trường này sẽ chết yểu.

TRẦN VĂN CẨN – Thiếu nữ bên hoa sen. 1973. Sơn dầu. Sưu tập tư nhân Hà Nội 

 

Nhà điêu khắc Trần Thị Hồng và họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ chụp ảnh tại nhà riêng. Trên tường là tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa sen”.

Sự thiệt hại vật chất, tiền bạc của một nhà sưu tầm nào đó khi mua phải một bức tranh giả là sự thiệt hại có thể đo đếm được, nó hữu hình nhưng sự thiệt hại to lớn hơn nhiều đó là sự thiệt hại do mất lòng tin, nó vô hình không dễ thấy ngay. Nhắc đi nhắc lại chuyện này để thấy thẩm định các tác phẩm nghệ thuật là một nghề cần thiết và bắt buộc phải coi trọng đúng mức để thị trường nghệ thuật phát triển đúng hướng.

Các nhà sưu tập khi đi dự các phiên đấu giá ở nước ngoài thì đều phải tin vào thông tin mà nhà đấu giá đưa ra hoặc chính họ buộc phải là những thẩm định viên. Tuy nhiên không phải rằng không có những bức tranh giả đã “qua mặt” hội đồng thẩm định của những nhà đấu giá lớn, ví dụ; trong phiên đấu giá của nhà đấu giá Sotheby’s tại Singapore (tháng 12.2003) có bức tranh giả của họa sỹ Bùi Xuân Phái. Trong trào lưu bay đi các nước mua tranh (thông qua các phiên đấu giá) có vài ba người là chuyên gia thẩm định, họ được thuê vì hai lý do; một là người đầu tư mua những bức tranh nhiều tiền không muốn lộ danh tính, hai là họ tự biết mình không có chuyên môn hội họa. Chỉ riêng việc họ biết “mỗi người mỗi nghề” đã là tốt rồi. Điều giản dị ấy không phải ai cũng hiểu.

LƯU CÔNG NHÂN – Nude. 2001 Mực nho trên giấy dó. 25x35cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

 

BÙI XUÂN PHÁI – Gia đình họa sĩ dưới hầm trú ẩn. 1972. Bột màu trên báo. Ảnh chụp Lê Thiết Cương

Công ty đấu giá bắt buộc phải có hội đồng thẩm định nghệ thuật nếu không thì không được cấp phép hoạt động, nên bổ sung điều này vào luật đấu giá vì những bức tranh giả mang ra đấu sẽ không chỉ làm thiệt hại người trúng đấu giá mà còn tổn hại của uy tín của chính nhà đấu giá. Với một nhà đấu giá thì uy tín của họ chính là tài sản. Nhà đấu giá C là một ví dụ; không biết trình độ chuyên môn của hội đồng thẩm định của họ ra sao nhưng đã vài lần tranh giả lọt vào phiên đấu giá của họ. Hay là không có hội đồng thẩm định nghệ thuật? Vì khi được hỏi tên tuổi của các vị thành viên hội đồng thẩm định thì luôn chọn cách trả lời lập lờ “các thành viên không muốn nêu danh tính”.

Trở lại chuyện thành lập Trung tâm Giám định mỹ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, có lẽ sẽ vừa thừa vừa thiếu. Bởi vì, không thể chỉ thành lập ở Hà Nội (trụ sở hiện tại ở 29 Hàng Bài) mà không có ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngân sách nhà nước khó mà đủ để nuôi bộ máy ấy, từ văn phòng làm việc, cơ sở vật chất và con người. Tuy vậy vẫn cần thiết phải có trung tâm thẩm định các tác phẩm nghệ thuật nhưng cơ chế hoạt động nên mở, tức là chỉ thành lập hội đồng thẩm định theo từng việc cụ thể. Số lượng thành viên cũng không nên cố định, nhiều ít tùy theo từng sự kiện.

TRẦN VĂN CẨN – Phác thảo “Đan len – mùa đông sắp đến”. 1952 Màu nước trên giấy dó. 44x34cm. Sưu tập ông Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội

 

TRẦN VĂN CẨN – Phác thảo “Tát nước đồng chiêm”. Màu nước trên giấy dó. 29x15cm. Sưu tập ông Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội

Hội họa hiện đại Việt Nam mới có khoảng gần 100 năm nhưng có nhiều thời kỳ. Chính vì vậy mà không thể có một chuyên gia nào đủ chuyên môn để thẩm định được tất cả các tác giả. Ví dụ: Hội đồng thẩm định các tác phẩm của thế hệ họa sỹ Trường Mỹ thuật Đông Dương khác với hội đồng thẩm định của các tác phẩm của thế hệ họa sỹ thời đổi mới. Nên có nhiều hội đồng khác nhau và không chỉ có hội đồng của nhà nước. Các công ty tư nhân, công ty đấu giá nên có hội đồng thẩm định nghệ thuật riêng của mình. Trong hội đồng thẩm định nên có người am hiểu thị trường nữa, tác giả nào, thời kỳ nào, chất liệu nào, kích cỡ nào thì khoảng giá khởi điểm là là bao nhiêu. Tránh tình trạng một số kẻ xấu lợi dụng các phiên đấu giá để làm giá. Điều này từng xảy ra.  Ví dụ: Gần đây ông Nguyễn Văn A mang một bức tranh của họa sỹ B đến tham gia phiên đấu giá với giá khởi điểm là ba nghìn đô la Mỹ thế rồi lại chính ông Nguyễn Văn A là người đẩy bức tranh lên tám nghìn đô la Mỹ và đương nhiên ông A là người trúng đấu giá. Không ai cấm ông ta trả giá nhưng rõ ràng chuyện này đầy dối trá. Có lẽ ông A có khá nhiều tranh của họa sỹ B và ông ta đang làm giá tranh cho họa sỹ B chứ không phải là mang tranh của họa sỹ ấy đi đấu giá.

Cốt lõi vẫn là con người, trình độ chuyên môn giỏi, phải chuyên tâm và có tâm. Tức là phải có nghề. Thẩm định các tác phẩm nghệ thuật phải được nhìn nhận là một nghề.

7.2018

Lê Thiết Cương

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 307-308, tháng 7-8 năm 2018.

Tin cùng chuyên mục

Tình cảm của Lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các Di tích tưởng niệm Người  

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình hữu nghị, tình đoàn...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

Nhớ họa sĩ Nguyễn Thụ, người thầy kính yêu!

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương) khoá Tô Ngọc Vân (1957 – 1962 ) cùng các hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, Phạm...

Họa sĩ Nguyễn Siên – Một đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà

Nguyễn Siên là một nghệ sĩ Hậu chiến và Đương đại, sinh năm 1916. Tác phẩm của Nguyễn Siên đã được đưa ra đấu giá nhiều lần, với giá bán thực tế dao động từ 1.461 USD đến 244.754 USD, tùy...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI (TP. Hồ Chí Minh) Lần thứ 24 năm 2019

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Số:...

Về cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”

Cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ” (sau đây xin viết tắt là DTDGĐH) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh, Lê Bích do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà...

TRANH SƠN MÀI “VƯỜN XUÂN TRUNG NAM BẮC” CỦA NGUYỄN GIA TRÍ HIỆN TRỊ GIÁ BAO NHIÊU ? VÀ MẤY Ý KIẾN XUNG QUANH THẢM HỌA LÀM HỎNG TRANH NGUYỄN GIA TRÍ

  Việc Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mới đây làm “vệ sinh” bức tranh sơn mài vĩ đại “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí gây tổn thất vô cùng nặng nề cho giá trị...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

TRIỂN LÃM NGƯỜI ĐÀN ÔNG KIỆT SỨC TẠI BẢO TÀNG QUỐC GIA ZURICH, THỤY SĨ

  Từ ngày 16.10.2020 đến ngày 10.1.2021, tại Bảo tàng Quốc gia Zurich, Thụy Sĩ, diễn ra triển lãm mang tên “Người đàn ông kiệt sức”. Triển lãm đã gây được sự chú ý của đông đảo...