Năm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh danh họa Bùi Xuân Phái (1/9/1920-1/9/2020). Ông được giới mỹ thuật đánh giá rất cao về bút pháp độc đáo không thể trộn lẫn ông với một họa sĩ nào trước, cùng thời hoặc sau ông. Tính ông hay nhất: 1 là phân minh, 2 là giản dị, 3 là thành thực. Với tài năng và đức tính như vậy ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên năm 1996 cùng Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh và Diệp Minh Châu.
Năm nay cũng là năm thứ 13 thành lập Giải thưởng Bùi Xuân Phái, đã trao tặng cho 12 người có công đóng góp về Hà Nội. Trong đó có Nguyễn Vinh Phúc, Tô Hoài, Phan Huy Lê, Văn Vượng, Quang Phùng, Vũ Tuấn Sán, Giang Quân, Lê Vượng, Hữu Ngọc, Nguyễn Bá Đạm, Nguyễn Thừa Hỷ, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier…
Mỗi năm như vậy nhà thơ Bằng Việt, Trưởng ban giám khảo, bỏ ra một số ngày đọc đi đọc lại hàng chồng hồ sơ để đem ra bình chọn.
Nhắc đến Hà Nội người ta lại nhớ đến nhà văn Thạch Lam viết về Hà Nội 36 phố phường, bản nhạc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi thêm hào hoa, hùng tráng, hay xem tranh Bùi Xuân Phái nhớ đến những một con phố với những ngôi nhà cũ kỹ, cái nhô ra, cái thụt vào, những ô cửa nửa khép nửa mở, những hàng ngói mái nâu, những mảng tường rêu phong, đây cột đèn, chỗ kia máy nước. Có ngôi nhà thấp thoáng qua thân cây mùa đông không lá trở thành tình tứ lãng mạn làm sao. Cho nên ông đã thành biểu tượng trong tâm hồn Hà Nội.
Bùi Xuân Phái và nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm
BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung ông Đạm. 1972. Bột màu. 58x88cm. Sưu tập Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội
… Có lần Phái rủ tôi đến chơi với Nguyễn Tiến Chung. Hai chúng tôi đạp xe qua con đường ven hồ Tây tới một con dốc lượn theo triền đê mới đến làng Quảng An.
Cách vài ba con ngõ là đến nhà ông Chung. Thấy chúng tôi đến ông mừng rỡ nói: Cơn gió nào lại đưa hai ông đến chơi thật may quá. Gia đình ông ở phía đằng sau, nơi làm việc là ngôi nhà gianh rộng chừng hai gian, tường quét vôi trắng xóa.
Dưới bóng cây roi trông ra mặt hồ trời nước mênh mông sóng vờn nhè nhẹ, quang cảnh thật hữu tình. Mỗi người ngồi một ghế trúc có lưng tựa. Ông Chung kể vừa qua Hội Mỹ thuật có tổ chức đi vẽ và triển lãm tranh ở ba nước Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ, chuyến đi rất lý thú. Ông vào nhà mở chiếc hòm gỗ đưa ra một số tranh màu nước mà ông đã vẽ trong chuyến đi ấy.
Ông Phái xem xong nói đùa: Quang cảnh đẹp thế mà ông không cõng được một cô nào về. Chúng tôi cùng cười. Khi ra về ông Chung biếu chúng tôi mỗi người một hộp chè sâm. Tạm biệt và hẹn khi nào rỗi sẽ đến chơi.
Qua đường về tới dốc đê Yên Phụ chúng tôi ghé vào nhà vợ chồng Trần Thịnh, Đôn Thư. Đôn Thư là con gái cụ Thẩm Hoàng Tín, từng là thị trưởng Thành phố Hà Nội. Thư gọi: Anh Thịnh ơi, ông Phái và ông Đạm đến chơi đấy! Thịnh đang nằm ngồi nhổm dậy: Mời hai ông anh vào đây. Ba gian nhà ngói cũng hơi ẩm ướt, trên tường có treo mấy bức tranh của Phái và của Sáng. Hai vợ chồng cũng có máu nghệ sĩ lắm.
Thịnh mang rượu ra mời chúng tôi cùng nhấm nháp với vài viên lạc. Thịnh cố ép nhưng tửu lượng của tôi và Phái rất kém, chỉ uống một hai chén là say.
Thịnh gọi vợ xem cắt biếu mỗi ông anh một nải chuối xanh gọi là cây nhà lá vườn.
Khi ra về hai vợ chồng còn dặn đi dặn lại xe pháo bây giờ nó phóng bạt mạng lắm, hai ông đi đường nhớ cẩn thận nhé!
Một kỷ niệm Huế, những ngày tháng Tám… Tôi quen Trần Duy từ thuở ấy. Hai đứa gặp nhau ở Sở Tuyên truyền Trung bộ mới thành lập. Bấy giờ, anh Nguyễn Duy Trinh là Ủy trưởng Tuyên truyền Trung...
Với chiếc xe đạp mini mua từ năm nảo năm nào, thoắt cái ông ở chỗ này chỗ nọ. Trong nhà ông, tranh lụa, tranh sơn dầu, sơn mài… chật cả phòng khách. Còn ở phòng vẽ thì ngổn ngang những tranh...
Năm 2004, tôi được mời sang Bordeaux tham gia một dự án Nghệ thuật. Một ngày cuối tuần đi dạo ven dòng sông Ga-Rôn cùng giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Dominik Lobera, tôi bắt gặp 17 cụm tượng thép...
Đầu năm 2009 tôi về công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT ), khi đó TCMT đã hơn 30 tuổi và Nhà xuất bản Mỹ thuật (NXBMT) hơn 20 tuổi. Ban đầu tôi nhận nhiệm vụ làm Phó Tổng Biên tập TCMT,...
Cô Minh, con gái họa sĩ Trần Lưu Hậu, từng đứng bán tranh ở gallery số 7 Hàng Khay năm xưa…trong một lần trò chuyện với tôi, cô bảo: “Không có tranh đẹp hay tranh xấu chú ạ, chỉ có...
Có lẽ tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống là hai loại tranh tết đầu tiên tôi được biết đến của dân ta. Ban đầu cũng nghe qua một số người nghiên cứu nghệ thuật nói thế. Rằng thời...
Ngày đang dài hơn, ấm hơn và sáng hơn ở Bắc bán cầu,dưới đây là 10 tác phẩm tranh, điêu khắc, bản in, trang sức mang hơi thở của mùa xuân, giới thiệu bởi Christie’s. Trong những thập kỉ...
Tổng số tiền bán được vào ngày 30 tháng 11 là gần 1,1 triệu euros. Paris – ngày 30 tháng 11 năm 2020 – Nhà đấu giá Aguttes đã khai mạc tuần lễ châu Á tại Paris vào thứ hai tuần này với...
Các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được giới thiệu trong phiên đấu giá Nghệ Thuật Châu Á tới đây vào ngày mùng 5 tháng 12 tại Neuilly-Sur-Seine. Trong...