XEM TRANH NGUYỄN HỒNG HƯNG

 

Triển lãm “Ký ức” của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng diễn ra tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Không có lễ khai mạc vì Covid, nhưng vẫn được mở cửa đón khách xem tranh. Ai cũng được “bắn” súng đo nhiệt độ, khai báo y tế và phải đeo khẩu trang mới được vào. Khách đến đông khiến phòng tranh tầng 1 nhà 16 Ngô Quyền trở nên chật chội. Bốn mươi bảy bức tranh treo đều phủ lụa vàng, như trong đền miếu. Sau mấy lời của tác giả, những vải phủ ấy mới được gỡ xuống để mọi người thấy tranh. Ông nói ông vẽ không theo mẫu thật, chỉ theo ký ức. Rằng ông vẽ đúng theo cảm giác của mình. Người xem cảm nhận thế nào cũng là đúng. Tranh ông, vì vậy, mà không có đúng/sai. Có phải ông vẫn ngại về chuyện đúng sai?
Trong tờ rơi tác giả đưa tận tay người xem, có mấy lời của họa sĩ Thành Chương, gọi ông là hoạ sĩ đa phong cách, vì ông vẽ không giống bất kỳ ai, và cũng không sao chép chính mình.

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Memory Lò Đúc. 2021. Sơn dầu. 60x90cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức Hà Nội. 2021. Sơn dầu. 80x60cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức cửa sổ. 2021. Sơn dầu. 75x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Chân dung nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. 2021. Acrylic. 60x48cm

Qua cửa là thấy hai mô hình lớn của hai cuốn sách ông viết về “Nguyên lý Design Thị giác” và “Bố cục Thị giác” – tài liệu giảng dạy của ông hơn hai mươi năm qua ở nhiều trường đại học phía Nam. Tôi đã được đọc hai cuốn sách học thuật đồ sộ rất công phu này của ông, khiến tôi tin rằng ông làm tượng vẽ tranh đều theo nguyên lý đúng/sai của logic tự nhiên. Và những “phá cách” của ông chỉ là ý định thay nguyên lý chung bằng nguyên lý của riêng mình, có thể là vô thức. Đây cũng là hiện tượng phổ quát của nghệ thuật từ “hiện đại” đến “hậu hiện đại” và “đương đại”, thôi thúc bởi mong muốn phải khác biệt, phải “mới”, phải chưa có ai làm như vậy.
Những tranh vẽ chữ cái theo “cấu trúc nghịch lý” của ông khiến tôi nhớ đến các những cấu trúc bất khả thi vẽ rất tinh vi phức tạp của M.C. Escher (1898-1972), và nhiều lối vẽ khác khai thác những hiện tượng trong nhận thức thị giác. Cái bình “tâm trống không” nhắc tôi rằng phải có cái bình mới có cái trống không trong lòng nó. Phải có đặc mới có rỗng. Chân dung Tất Đạt Đa Cồ Đàm cho thấy quan niệm Phật giáo của ông rất khác với của tôi…

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Chân dung bà Yến 2020. Sơn dầu. 120x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Tâm không. 2021. Acrylic. 50x70cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Giấc mơ. 2021. Acrylic. 120x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức đỏ. 2021. Acrylic. 60x60cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Trăng về kịp. 2021. Acrylic trên vải bố. 100x100cm

Với tôi, những ký ức thấm đẫm tình cảm của ông đều vẫn sống trong hình hài nhìn thấy được của hiện thực, như “Phố Chợ Gạo”, hai bức “Phố Lò Đúc”, “Ký ức đồng quê”, “Chân dung bà Yến”, và cả “Ký ức Hà Nội”. Những ký ức về một cảm giác đã được khái niệm hoá qua ngôn ngữ như “Ký ức Đỏ” hoặc “Đường dẫn”… thì ông phải tạo hình theo lối biểu tượng, kỷ hà…mà là của riêng mình, nên ông mới dặn người xem cảm nhận thế nào cũng đúng, với ý rằng không cần đúng với ý đồ của ông khi vẽ. Mấy bức tranh vẽ ngựa thì tôi không thấy chất ký ức mấy, mà là những nghịch ngợm vui vẻ tinh quái của ông với tạo hình đồ hoạ.
Một điều khiến tôi yên tâm hơn cả, khi rời phòng tranh, là một cảm giác rất rõ về tính chân thực, tự tin và tự trọng của tác giả. Nó cũng tương tự như những hình vuông đen trắng của Malevich. Khi ta vẽ với tất cả niềm tin trung thực để diễn đạt xác tín của mình, chứ không vì bất kỳ điều gì khác, nhất là thời thượng, thì từng nét vẽ của ta sẽ chứa đựng cái “sinh lực trung thực” ấy, và tự nó sẽ có sức thuyết phục.

Trịnh Lữ

 

Tin cùng chuyên mục

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Nguyễn Gia Trí – Một đời phiêu lưu với hội họa

Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...

Họa sĩ Sophie Trịnh và hành trình sáng tạo 23 tác phẩm trong 6 năm

Họa sĩ Sophie Trịnh vừa trình làng triển lãm đầu tay mang tên “Lớp lang cảm xúc” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nữ họa sĩ đã dành hơn 6 năm để...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Họa sĩ Đinh Quân trở lại với triển lãm tranh sơn mài trừu tượng tại Tp. Hồ Chí Minh

Từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 05 tháng 6 năm 2023, tại An Gallery – 159 Đồng Khởi, Quận 1, Tp HCM, sẽ diễn ra cuộc triển lãm tranh sơn mài mang tên Genesis – Thiên Khải của họa sĩ Đinh Quân. Sự trở...

TRẦN PHÚC DUYÊN VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

  Trần Phúc Duyên sinh ngày 16 tháng 02 năm 1923 trong một gia đình khá giả tại Hà Nội. Bố ông là Trần Diễn Giệm và mẹ là Nguyễn Thị Thược. Quê nội của ông ở làng Phượng Dực, huyện Phú...

“Người đàn bà trên Sân ga vũ trụ” triển lãm cá nhân ấn tượng của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung

Trải qua một hành trình dài, bền bỉ sáng tác và nghiên cứu những khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của thế giới, tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung đã tạo nên những tác phẩm trừu tượng mang đậm...

Xem một số hình nghiên cứu của Nguyễn Sáng cho bức tranh "Thành đồng Tổ quốc"

    Nghệ thuật hiện đại dường như đã làm biến đổi toàn bộ các khái niệm của hội họa. Ngày nay, thật khó có được những định nghĩa chặt chẽ cho các thể loại mang tính phụ thuộc...

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IX (2019 – 2024)

Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 đến 13 tháng 12 năm 2022, tại nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024) đã họp phiên thường...