Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có thể thấy, giá trị của nghệ thuật đương đại trong nước đang đáng để khai thác.

Nhà đấu giá Christie’s tổ chức buổi trò chuyện về nghệ thuật tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San
                                              Nhà đấu giá Christie’s tổ chức buổi trò chuyện về nghệ thuật tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San

Niềm tin và dòng tiền

Hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1924-2024, nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), nhà đấu giá Le Auction House (Hà Nội) tổ chức phiên đấu giá Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 vào giữa tháng 3 vừa qua, thu hút đông đảo nhà sưu tập tham dự. Tổng kết phiên đấu giá với hơn 200 tác phẩm được giới thiệu, ghi nhận tỷ lệ gõ búa đạt 140/142 lot thành công. Trong suốt phiên đấu, các nhà sưu tập trực tiếp, chuyên viên đấu giá được ủy quyền và hệ thống đấu giá online kết hợp với cổng trực tuyến quốc tế liên tục đưa ra các mức tăng nhảy vọt… Đáng kể, có tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, thời gian ra giá kéo dài hơn 5 phút.

Nhà sưu tập H.V. chia sẻ: “Tôi tham gia rất nhiều phiên đấu giá tranh Đông Dương nhưng đều ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên tôi tham gia với một nhà đấu giá trong nước. Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng lần này tôi thấy sự chuyên nghiệp và minh bạch trong khâu tổ chức, ít nhất là giá trị không bị thổi phồng”. Về phía nhà đấu giá Le Auction House, dù không chia sẻ tổng doanh thu của phiên đấu này, nhưng ông Lê Quang (đại diện Le Auction House) bày tỏ: “Thành công của phiên đấu giá này giúp thị trường tranh trong năm 2024 thêm sôi động, nhất là thị trường giao dịch trong nước. Tháng 5 này, chúng tôi sẽ tổ chức cuộc triển lãm với nhiều tác phẩm hiếm của các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương qua các thời kỳ”.

Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng chính niềm tin về sự chuyên nghiệp của thị trường trong nước, một dòng tiền chảy vào thị trường nghệ thuật không phải là điều không thể. “Tất nhiên, mọi thứ sẽ có sự chững lại khi nền kinh tế đang khó khăn, nhưng không có nghĩa là thị trường giao dịch tác phẩm hội họa không có đột phá. Phiên đấu giá đủ uy tín, chuyên nghiệp thì không chỉ là nhà sưu tập trong nước mà các nhà sưu tập nước ngoài biết đâu cũng làm nên kỷ lục triệu đô (USD) cho tranh Việt”, nhà sưu tập H.V. chia sẻ thêm.

Chuyên nghiệp từ không gian trưng bày

Để từng bước căn cơ hình thành thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp, sự có mặt của các không gian như bảo tàng nghệ thuật tư nhân, phòng trưng bày… là không thể thiếu nhằm tạo nên sự bài bản cho tác phẩm và người thực hành sáng tạo, cũng như làm cầu nối cho nhà sưu tập tiếp cận thị trường, tác phẩm và nghệ sĩ.

Hơn một năm đi vào hoạt động, Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TPHCM) khẳng định vai trò cầu nối chuyên nghiệp. Bảo tàng lần lượt đón tiếp và tổ chức các buổi trò chuyện về nghệ thuật cùng bà Sophie Maysonnave – Tham tán Hợp tác và Văn hóa, Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam; bà Hoàng Diệu Quỳnh – Phụ trách Dự án & Đối tác của Viện Pháp tại Việt Nam. Vừa qua, bảo tàng cũng đã phối hợp cùng nhà đấu giá Christie’s (Anh) tổ chức buổi trò chuyện chủ đề “A COLLECTOR’S JOURNEY – Hành trình của một nhà sưu tập”. Đây cũng là sự kiện đầu tiên mà nhà Christie’s tổ chức tại Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi: “Tiềm năng kinh tế, giá trị nghệ thuật Việt trong nước của chúng ta không thiếu, thậm chí lực đã đủ mạnh. Nhưng cái chính là cách vận hành thị trường phải đáp ứng những bước căn cơ, chuyên nghiệp để thu hút nhà sưu tập, nhà đấu giá quốc tế. Nhà đấu giá Christie’s không phải là đơn vị đầu tiên, theo tôi được biết, nhà đấu giá Millon (Pháp) đơn vị từng nắm giữ ấn “Hoàng đế chi bảo” của triều Nguyễn, vừa rồi cũng mong muốn đặt vấn đề về cơ sở giao dịch tại Việt Nam”.

Trong vòng xoáy thị trường, trị giá một lần nữa khẳng định giá trị tác phẩm và khai thác hiệu quả tiềm lực cho tiến trình công nghiệp văn hóa. Nhưng đường dài phải có bước đi vững, thị trường vận hành chuẩn phải đảm bảo những yếu tố căn cơ một cách chuyên nghiệp, lực đủ mạnh nhưng cơ chế cũng phải đủ bài bản thì sức bật mới có thể vươn xa.

Tháng 3-2023, nhà đấu giá Sotheby’s (Hồng Công) bổ nhiệm giám tuyển Ace Lê trở thành Giám đốc thị trường Việt Nam, đây là lần đầu tiên sàn đấu giá quốc tế bổ nhiệm giám đốc thị trường riêng cho tranh Việt là người Việt Nam. Tháng 3-2024, Millon (Pháp) chính thức mở văn phòng đại diện tại Hà Nội với tên gọi Millon Việt Nam và bổ nhiệm ông Hoàng Duy Cương ở vị trí giám đốc. Có thể thấy “lực” của thị trường trong nước đã “đủ” để các “ông lớn” quốc tế bắt đầu tính đặt văn phòng đại diện. Ngày 20-4 tới đây, Millon tổ chức phiên đấu giá theo hình thức đấu giá “duplex” song song cùng lúc hai đầu Việt Nam và Pháp, do ông Alexandre Millon – Tổng Giám đốc Millon Pháp điều hành trực tiếp đầu đấu tại Hà Nội, Việt Nam.

Nguồn: Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản tại Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo    

Tiếp nối chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ký kết Hiệp định Geneva và Tiếp quản Thủ đô (1954 – 2024), chiều 10/5, Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn...

Khát vọng người Đất tổ Hùng Vương trong hội hoạ, điêu khắc

Chiều 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm với chủ đề  “Khát” của họa sỹ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công – hai...

Họa sĩ Nguyễn Linh tổ chức triển lãm”Nguyễn Linh 6″ tại TP. HCM

Ngày 5/5/2024, triển lãm Nguyễn Linh 6 của hoạ sĩ Nguyễn Linh đã khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, Quận 1, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên trong sự nghiệp ông chính thức ra mắt những đứa con...

Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

VĂN NGỌC – CÂY CỔ THỤ ĐÓN TIẾP RỪNG LAN

  Năm 2005, Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có một quyết định khá quan trọng. Đó là việc trao giải A khu vực mỹ thuật Đông Nam Bộ (qua ảnh tác phẩm gửi ra Hội đồng)...

NGHỆ NHÂN SƠN MÀI ĐINH VĂN THÀNH: ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

Tôi là cháu ngoại của cụ Phó Thành (Đinh Văn Thành) là nghệ nhân sơn mài vốn quen biết nhiều họa sĩ của Trường Mỹ thuật Đông Dương từ thời Pháp thuộc. Tôi có may mắn được sinh ra và lớn...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 8 (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 26 năm 2021

...

NHỮNG NGHỆ SĨ KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ, NHỮNG KỶ NIỆM KỲ LẠ (PHẦN 1)

  Nhân loại ra đi chẳng một lần Hợp tan nào khác mảng phù vân Trên đà tốc độ siêu quang ấy Một chuyến đăng trinh, một hóa thân.                            (Vũ Hoàng Chương)...

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2021

– GIẢI NHẤT: Tác giả: NGUYỄN XUÂN LỤC (Hà Nội). Tác phẩm: Ma trận. Chất liệu: Sơn mài. Kích thước: 100 x 100 cm – GIẢI NHÌ: Tác giả: HỒ VĂN HƯNG (TP.HCM). Tác phẩm: Miền quê lao xao. Chất...