Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam cùng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu – ACIT và gia đình tổ chức Triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên”. Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm của hoạ sĩ Lê Huy Toàn về đề tài chiến tranh, chiến dịch Điện Biên Phủ cùng các đồ dùng cá nhân và các sản phẩm nghệ thuật khác, làm cho người xem sống lại những rung cảm mãnh liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ – mốc son hào hùng trong lịch sử dân tộc ta.

Ông Lê Huy Tuấn – con trai hoạ sĩ Lê Huy Toàn (ngoài cùng bên phải) đang chia sẻ ý nghĩa của những tác phẩm hội hoạ của cha mình.

Tại triển lãm, người xem sẽ được chiêm ngưỡng 1 phần kho tàng ký hoạ của ông về chiến trường đầy cam go khốc liệt. Không chỉ có những bức tranh về chiến tranh đầy khói đạn, những người chiến sĩ cách mạng đầy quyết tâm đánh giặc, mà các tác phẩm triển lãm còn tái hiện lại cuộc đời của những người chiến sĩ cùng đồng bào ta, những cô dân quân múa hát cổ vũ tinh thần cho tiền tuyến, những bức ký hoạ về Sư đoàn 312 nơi hoạ sĩ Lê Huy Toàn đóng quân. Những tác phẩm hoành tráng của ông về chiến dịch Điện Biên Phủ vô cùng nổi tiếng như tác phẩm “Lịch sử Điện Biên Phủ” dài 8m, bức “Việt Nam anh hùng ca”, “thắng 2 đế quốc to” và rất nhiều những tác phẩm khác được trưng bày tại triển lãm. Người xem sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm rất nổi tiếng và mang đầy thông điệp nhân văn về hoà bình, về tình yêu với cái đẹp, cũng như khơi dậy lòng tự hào về một thế hệ cha ông đã quyết tâm, đoàn kết để bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.

Với hơn 40 năm trong quân ngũ, với tài năng ký hoạ của mình, hoạ sĩ Lê Huy Toàn là một trong những hoạ sĩ không thể không nhắc tới khi nói về những tác phẩm hội hoạ thuộc đề tài chiến tranh. Ông đã từng tham gia những chiến dịch lớn trong lịch sử dân tộc như chiến dịch giải phóng Biên giới năm 1950, chiến dịch Sầm Nưa, chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam năm 1975. Chính những trải nghiệm xương máu, chân thực là nguồn cảm hứng để ông sáng tác rất nhiều các tác phẩm mang tính chất tuyên truyền, tôn vinh tinh  thần chiến đấu, gợi lên niềm tự hào dân tộc.

Tô Văn Động

Một số hình ảnh tại triển lãm:

 

mô tả

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 tại Kiên Giang

Sáng 27/9, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng Sông Cửu Long) lần thứ 29 năm 2024. Đây là sự kiện...

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

NDO – Sáng 27/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024      ...

“Dấu thiêng” – triển lãm tranh sơn mài ấn tượng của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang

NDO – Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện...

“Thế giới lễ hội” trong triển lãm sơn mài của họa sĩ Hùng Khuynh

NDO – Tự nhận là chỉ chú tâm vào công việc vẽ tranh, ít giao tiếp xã hội, nhưng họa sĩ Hùng Khuynh đã khiến người xem ngạc nhiên khi giới thiệu triển lãm cá nhân với 50 bức sơn mài hầu...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

BỨC TRANH “THIẾU NỮ CẦM QUẠT” CỦA NAM SƠN

          Lụa là một trong những chất liệu ưa thích của Nam Sơn. Theo bút tích gia đình còn lưu giữ, vào năm 1930 và 1935, bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật Pháp đã mua hai bức tranh của ông, một vẽ...

90 NĂM TRANH LỤA, MẤY CHÚ GIẢI VỀ LỊCH SỬ

  KỲ I Trên tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ, số ra ngày 25 tháng 2 năm 1932) đã viết về thành tựu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sau năm năm hoạt động đầu tiên, tại...

GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT (PHẦN 3)

   Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 4 (Bắc miền Trung) lần thứ 26 năm 2021

 ...

Kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được vinh danh di sản thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ niệm 30 năm (1993 – 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 – 2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới là sự kiện...