CHÂN DUNG MAI TRANG*

BÙI XUÂN PHÁI – Chân dung Mai Trang. 1988. Sơn dầu Sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc, Hà Nội

 

Chị Mai Trang chụp ảnh cùng bức tranh chân dung do Bùi Xuân Phái vẽ. Ảnh chụp tại Thụy Điển trước khi chị Mai Trang mang bức tranh về Việt Nam

Mình nhớ một lần, có cô gái tên là Mai Trang nhà ở phố Huế, Mai Trang đặt Bùi Xuân Phái vẽ chân dung. Khi bức họa chân dung sắp sửa hoàn thành, Mai Trang xem và đưa ra đề nghị của cô với họa sĩ :
– Bác vẽ thêm cho cháu mấy cái vòng bằng vàng đeo vào cổ tay và dây chuyền vàng đeo ở cổ cho nó thêm phần sang trọng, quí phái.
Bùi Xuân Phái cười hiền lành, đáp:
– Nào tôi có tiếc gì cho cô mấy cái vòng vàng…vẽ. Bây giờ nếu vẽ thêm vào mấy cái vòng vàng vào tranh, màu vàng có thể sẽ phá vỡ hòa sắc của cả bức tranh. Hay để tôi sẽ cho cô một cái nhẫn vàng đeo ở ngón tay thôi nhé.
Nghe họa sĩ nói thế, mọi người can và khuyên Mai Trang, để yên cho Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thích của ông. Tuy nhiên, thấy Mai Trang tỏ ra phụng phịu không bằng lòng nên cuối cùng họa sĩ đành phải chiều ý muốn của người đẹp, và đây cũng là bức chân dung thiếu nữ duy nhất được vẽ bởi danh họa Bùi Xuân Phái mà trong tranh có nhiều vàng (gold) nhất.

Bùi Thanh Phương
* Chị Mai Trang chính là em gái của nhà điêu khắc Vân Thuyết. Hiện nay chị Mai Trang đang sống tại Orebro Thụy Điển, có nghệ danh là Maj Trang Fredriksson.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC II – ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 23/08 đến 30/08/2018, tại Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật Thành phố Hải Phòng đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật Khu vực II – Đồng bằng Sông Hồng lần thứ 23 năm 2018. Triển lãm giới...

TỪ MỘT BẢO VẬT QUỐC GIA

  Bảo vật ấy ra đời từ những cục đá mài và một bàn tay hăng hái, từ Xưởng họa Quần Ngựa (Hà Nội) nơi gặp gỡ các họa gia Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Mai Trung Thứ làm...

THẦN MẶT XÁM CỔ XANH

  Đón mừng năm mới, xuân về, tết đến, nhân dân các dân tộc ở miền núi Bắc Bộ Việt Nam cũng nhộn nhịp chuẩn bị mọi việc trong gia đình vào những ngày cuối năm, chủ yếu là trang hoàng...

ĐỨC DỤ VỚI KÝ ỨC ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

  Nguyễn Đức Dụ nhập ngũ năm 1965 trong đội hình bộ đội Trường Sơn “đi không dấu, nấu không khói”. Đầu tiên anh là lính mở đường Trường Sơn, sau đó vào miền Tây Thừa Thiên –...

Nhớ Cát Tường

Họa sĩ Cát Tường (Le Mur) học khóa 4 (1928-1933) tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, đồng môn với các họa sĩ: Lưu Đình Khải, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí… ông nổi tiếng là người đã sáng...