Mở niêm phong bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê trao tặng

NDO – Sáng 15/11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức mở niêm phong bộ sưu tập tranh của hoạ sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê là hai nhà trí thức Việt sống và làm việc tại Pháp, người lưu giữ nhiều bộ sưu tập tranh quý hiếm của các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng thuộc giai đoạn đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, trao tặng.
Đà Nẵng mở niêm phong bộ sưu tập tranh của hoạ sĩ Lê Bá Đảng, sáng 15/11. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Bộ bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng về Đà Nẵng là 253 hiện vật, bao gồm: 131 tác phẩm nghệ thuật (101 tranh, 30 tượng với các chất liệu gốm, sắt, đồng, đá), 16 bản tạo hình trên đá, 19 bản kẽm in, 71 khuôn tạo hình, 16 dụng cụ chế tác của họa sĩ Lê Bá Đảng.

Ngoài ra, còn có và 14 tài liệu khoa học phụ, 20 hình ảnh về hoạt động nghệ thuật của họa sĩ. Đây là bộ sưu tập bao quát các giai đoạn sáng tác của họa sĩ Lê Bá Đảng với những tác phẩm do ông sáng tác bằng nhiều chất liệu, kỹ thuật, thể loại và chủ đề khác nhau, đa phần các tác phẩm được bảo quản tốt.

Chia sẻ về hành trình đưa bộ sưu tập tranh bày về trao tặng Đà Nẵng, PGS,TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, xúc động cho biết, rất mừng vì toàn bộ số hiện vật trong bộ sưu tập đã về tới Đà Nẵng an toàn và hôm nay, khi mở niêm phong, tất cả các hiện vật đều nguyên vẹn.

Đây là bộ sưu tập rất quý giá, nhiều hiện vật độc bản của danh họa Lê Bá Đảng. Với tất cả tâm huyết và tình yêu quê hương, ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê đã mua, sưu tầm, cất giữ những hiện vật này và trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Hy vọng, bộ sưu tập sẽ sớm được hoàn thiện hồ sơ hiện vật theo quy định và tổ chức triển lãm để giới thiệu đến với đông đảo công chúng yêu hội họa.

Thành phố Đà Nẵng là nơi mà chúng tôi đánh giá phát triển du lịch rất tốt, là thành phố đáng sống. Khách đến đây ngoài tham quan trải nghiệm các danh lam thắng cảnh, ẩm thực, thì du khách còn phải được hưởng thụ về văn hóa. Việc đưa bộ sưu tập tranh quý của danh họa Lê Bá Đảng về Đà Nẵng, là một điểm để khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và nhân rộng tầm ảnh hưởng để công chúng được nhiều hơn về hoạ sĩ Lê Bá Đảng”. PGS,TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tác phẩm được vận chuyển an toàn, nguyên vẹn về Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

 

Bộ sưu tập gồm 253 hiện vật, trong đó, nhiều hiện vật độc bản. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Năm 2022, thông qua PGS,TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và TS Phạm Lan Hương, giảng viên Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là hai người thân trong gia đình đồng thời là người đại diện duy nhất của ông bà tại Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng kết nối với ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê và đã được đồng ý sẽ hiến tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng với số lượng dự kiến ban đầu là 43 bức tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng.

Tháng 8/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã cử đoàn công tác sang Pháp tiếp nhận bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê hiến tặng.

Toàn bộ 253 hiện vật này của hoạ sĩ Lê Bá Đảng sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng hoàn tất hồ sơ hiện vật, tổ chức trưng bày, triển lãm trong thời gian sớm nhất. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Với tấm lòng yêu quê hương Việt Nam, ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để đoàn công tác hoàn thành tốt công việc tiếp nhận tất cả các tác phẩm, đóng gói và vận chuyển toàn bộ bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng về Đà Nẵng an toàn.

Theo bà Thụy Khuê chia sẻ, ông bà quyết định đưa bộ sưu tập Lê Bá Đảng về với dân tộc Việt Nam, qua sự bảo tồn, lưu giữ và trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Ông bà cũng mong muốn, Bảo tàng với sự tâm huyết, trách nhiệm và chuyên môn cao, sẽ là nơi đại diện để giữ gìn và phát huy tốt di sản của danh họa.

Lê Bá Đảng là một danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp gốc Việt, quê ở tỉnh Quảng Trị. Ông theo học tại Trường Mỹ thuật (Ecole des Beaux-Arts) ở Toulouse, Pháp. Ông được thế giới biết đến với nhiều giải thưởng danh giá về nghệ thuật.

Tranh trên chất liệu gốm của danh họa Lê Bá Đảng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Ông được Mỹ trao tặng giải thưởng “Nghệ sĩ có tài năng và tư tưởng nhân đạo” năm 1989; được Anh bầu chọn là “Người nổi tiếng toàn cầu” năm 1992; được Pháp tặng Huân chương “Văn hóa nghệ thuật Pháp” năm 1994.

Tuy sống và làm việc tại Pháp, nhưng ông luôn hướng về quê hương. Ông đã cùng các họa sĩ danh tiếng như Picasso, Matta… kêu gọi văn nghệ sĩ, trí thức thế giới tham gia vào “Ngày vì tri thức Việt Nam” để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh ở Việt Nam.

Năm 2005, ông vinh dự được trao tặng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và danh hiệu “Vinh danh nước Việt” và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tin cùng chuyên mục

Trình chiếu bức tranh 3D về Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Tượng đài Cảm tử Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công...

Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

HOÀNG CÔNG LUẬN, NGƯỜI THÍCH HÁT QUỐC TẾ CA

  Trong các họa sĩ tôi may mắn được biết, mà thường là được thân thiết, thì họa sĩ Hoàng Công Luận là một trong những người tôi đã được biết và thân thiết sớm nhất, ngay từ những...

Phát huy giá trị di sản qua hội họa

(Chinhphu.vn) – Ngày 16/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”....

‘TENSIONS CALMÉES’, 1937 CỦA WASSILY KANDINSKY, LỜI THÁCH THỨC ‘ENTARTETE KUNST”

  (* Từ tiếng Đức, có nghĩa là Nghệ thuật suy đồi, đây là cái nhãn Đức Quốc Xã gán cho nghệ thuật mà họ không chấp nhận, với nỗ lực đặt nghệ thuật dưới sự kiểm soát của mình)...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 313&314 tháng 1-2/2019

...

LINH CHI – VẼ VÀ SỐNG LÀ MỘT

  Hội họa hiện đại Việt Nam bắt đầu từ thế hệ các họa sĩ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngót trăm năm đã qua, những họa sĩ ở thời kỳ này đều là những bậc thầy, những...