VĂN NGỌC – CÂY CỔ THỤ ĐÓN TIẾP RỪNG LAN

 

Năm 2005, Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có một quyết định khá quan trọng. Đó là việc trao giải A khu vực mỹ thuật Đông Nam Bộ (qua ảnh tác phẩm gửi ra Hội đồng) cho một tác phẩm điêu khắc – sắp đặt kỳ lạ có tên là Dư chấn. Tác phẩm thể hiện nỗi xúc động chia sẻ trước hàng trăm ngàn sinh mạng bị nuốt đi bởi cơn tsunami vừa tràn qua một loạt quốc gia Nam Á cuối năm 2004 (ngày 26-12-2004, một trận động đất 9,2 độ richter ở Ấn Độ Dương tạo ra loạt sóng thần cao 30m tàn phá mạnh ven biển ở các nước Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, và một số nước. Sóng thần cướp đi sinh mạng của hơn 225.000 người của 11 quốc gia. Đây là thảm họa thiên tai gây ra số lượng tử vong lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại). Tác phẩm Dư chấn là một khung gỗ, chiều 7m x 12m, bên trong chứa 40 tấm gỗ nhỏ 40 x 50cm. Mỗi tấm gỗ nhỏ là một câu chuyện bằng sắt, vải bố, gỗ cũ, xương… dán, đính lên. Ngoài khung gỗ lớn ấy là 1000 bông hoa hồng xếp xung quanh. Tất cả vật liệu đều lấy từ gỗ cũ, và các vật dụng của con người đã bị sóng biển đánh dạt vào bờ biển Vũng Tàu…

Trước khi tác phẩm được Hội đồng chấm giải đồng thuận, cũng gây tranh luận kha khá, bởi khó có thể gọi rõ tên thể loại tác phẩm do thói quen phân ngành, phân thể loại của Hội từ trước. Và không thể chuyển tác phẩm đó ra ngoài trung tâm Hội để tham gia triển lãm xét giải được (trừ ảnh chụp qua loa). Lúc đó tôi mới được biết đó là tác phẩm của tác giả Văn Ngọc (sinh năm 1959 tại làng Và, xã Nhang Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ gần giáo phận Hưng Hóa, phía trong đê hướng ra sông Hồng trước khi nhập cùng sông Đà chảy về Hà Nội). Tôi cũng từng được xem một số tác phẩm của người tốt nghiệp Khoa hội họa – Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1992 này vẽ phong cảnh biển khá Biểu hiện trong cuốn “Họa sỹ trẻ Việt Nam” của Phan Cẩm Thượng – Lương Xuân Đoàn (in năm 1997) thời tôi còn là sinh viên.

Khoảng vài năm sau, tôi được đi cùng một bậc thầy điêu khắc đúng ngày mùng một Tết dương lịch năm 2007 lên khu ngâm nước nóng huyện Thanh Thủy du ngoạn. Có rẽ qua nhà họa sỹ Văn Ngọc gần đó chơi, lúc ông ra Bắc để sửa nhà và chăm sóc việc gia đình “, vì Thanh Thủy hướng ra sông Đà”, nhìn ra núi Tản giáp Tam Nông hướng ra sông Hồng. Thật ngạc nhiên và vui khi được gặp họa sỹ trước một thế hệ đã “lập nghiệp thành sự” rất xa nơi ông sinh ra, ở bờ biển dễ chịu và khoáng đạt, vừa sôi động nhưng cũng an vui kéo dài của Sài Gòn là thành phố Vũng Tàu. Còn một điều tôi ngạc nhiên nhất là những cánh cửa khi ông sửa nhà cũ, mỗi cánh cửa mới dày đến hơn nửa gang tay, chắc chắn và yên ổn nếu ngủ trong những gian nhà đó, xung quanh hàng xóm nhiều gia đình làm nghề mộc mạc bởi hầu hết vốn là nông dân, thợ thủ công thuần túy từ trong quá khứ. Tự nhiên tôi nhớ lại tuổi thơ rất thích chui vào một chỗ trẻ nhỏ tự gọi là hang gỗ hay hang đá, có khi chỉ là một cành cổ thụ to gãy, rũ xuống nhiều lá có thể chui vào nằm. Hoặc một rãnh hang đá nhỏ trẻ nông thôn trung du có thể chui vào trốn tìm, hoặc nghỉ ngơi lúc ra đồng móc cua câu cá, câu nhái bắt ếch. Bởi tôi sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây, chỉ cách quê hương của Văn Ngọc khoảng trên dưới 30km…

Họa sĩ – Nhà điêu khắc Vũ Văn Ngọc (sinh 1959)

 

 

 

Chính điều này khiến tôi được trò chuyện rất nhanh và hợp ý thuận tình với họa sỹ gần suốt một đêm tại một khu nhà sàn để nghỉ sau khi ngâm nước khoáng ở Thanh Thủy ngày mùng một Tết dương. Họa sỹ là một người tư thái vận động nhanh gọn, không sa đà vào uống chén tửu, thích đội mũ kéo sụp che trán và đôi mắt đeo kính viễn – cận. Ông nói giọng khỏe nhưng có khi việc nói còn chậm hơn cảm giác trực cảm tinh tường và suy nghĩ liền mạch dứt khoát thành ra nói gấp gáp, nên ông hay bị các đàn anh trong giới mỹ thuật bông lơn đùa cợt. Nhưng cả thế hệ trước hoặc sau ông đều thích thú và trân trọng những công việc, tác phẩm ông đã bỏ sức hết mình.

Những điều tôi nhớ nhất về quá khứ của một nghệ sĩ đã thành danh, lập nghiệp ở nơi xa là thời gian “học hỏi nhân gian” từ khi Văn Ngọc còn trẻ, được ông kể lại cho tôi nghe. Ông từng nhập ngũ và bị điều lên chiến tranh biên giới 1979, thời gian kinh hoàng dấn thân nhất ở Vị Xuyên, Hà Giang. Sau khi ra quân, ông trở về luẩn quẩn tìm hướng sống, rồi chỉ quyết thi vào học ngành mỹ thuật với mong muốn tìm lối xuất thân giản dị, hợp với bản thân. Cả thời gian học và có thể kết duyên ở lại thị thành Hà Nội, tận hưởng “hoa quả thành tựu” sau thời Đổi Mới của mỹ thuật bằng lao động vẽ vời nhưng cuối cùng đều không hợp. Nên ông đã quay về quê lập gia đình riêng và mang vài chiếc bánh mỳ cùng phu nhân quyết tâm vào Nam lập nghiệp. Ở TP.HCM một thời gian cũng không hợp – thuận mặc dù đã trưng bày tác phẩm vẽ sơn dầu, triển lãm nhóm không ít lần tại đây và cả Hồng Kông từ 1995 đến 2000. Và điểm dừng cho ý chí nghệ thuật tạo hình – chất – thị giác chiếm không gian đa chiều của ông thành các “tác phẩm sắp đặt” với không gian ba chiều đã “chốt hạ” ở Vũng Tàu, sau đó là cả ở nước ngoài (Pháp năm 2003 và Mỹ năm 2006). Điểm mà như họa sỹ – nhà nghiên cứu – bình luận mỹ thuật Phan Cẩm Thượng từng nói cho các thế hệ trẻ là: “Nhà tù Văn Ngọc” tại Vũng Tàu, nếu không đến xem tận mắt và du hành khắp không gian đó thì khó có loại ngôn ngữ nào mô tả được cảm giác”.

Tôi được nghe nhận định này từ triển lãm “Hợp thể” năm 2011 của ba tác giả Đào Châu Hải, Văn Ngọc, Phan Phương Đông (do đó tôi khá tò mò muốn có dịp tới thăm “Nhà tù Văn Ngọc” sau này). Về triển lãm Hợp thể, ông Phan Cẩm Thượng đã tổng kết chung về cả ba tác giả – tác phẩm là: Tôi nghĩ rằng với triển lãm này, có thể tự tin nghệ thuật Việt Nam, nhất là nghệ thuật thị giác đã có một bước tiến rất lớn vì nó đã đặt ra được những vấn đề của dân tộc và của cá nhân”.

 

Còn riêng tôi, thưởng ngoạn và đánh giá tự thân về tác phẩm sắp đặt – điêu khắc “Những chiếc thùng rỗng” của Văn Ngọc là hiện ra phong thái của một người có bản năng sáng tạo điêu khắc không gian “đa chiều” rất mạnh nhằm biểu hiện đời sống tinh thần. Không phải lúc nào người sáng tạo cũng tóm được đuôi “con vật tinh thần”. Bởi “con vật tinh thần” có “chất huyền ảo” nên không ưa ánh sáng ban ngày, cũng như khi bị các loại “mắt thịt”, “tâm thịt” chiếu vào là tan biến luôn. Người sáng tạo chỉ gắng bố trí một cái “bẫy”, một trạng thái như thế nào đó trong tác phẩm để nó thoáng hiện ra mà thôi… Văn Ngọc đã làm được điều đó. Trạng thái tinh thần trong tác phẩm này là ám ảnh đã thành hình hài về sự tồn – vong luôn luôn song hành. Và ý nghĩa phải sống, cần sống sinh động vận động như thế nào vừa lạnh lùng vừa trong sáng, vừa thô phác lại tinh tế, ngầm bay lượn huyền ảo lúc thấy lúc không, người có thấy, người thì không biết gì về sự hiện hình ngay trước mặt… Và chính qua các tác phẩm trong triển lãm này, tôi có may mắn học được cách thụ cảm về chất tâm linh trong nghệ thuật tạo hình – khối không gian đậm chất “dân tộc tính” chúng ta thời đương đại.

Năm 2014, nhân dịp sau triển lãm Hà Nội – Sài Gòn lần thứ ba tại TP HCM, tôi được đi cùng đoàn nghệ sỹ điêu khắc trẻ từ Hà Nội vào, do nhà điêu khắc Đào Châu Hải chủ đạo dẫn đến tham quan “Nhà tù Văn Ngọc”, gặp và giao lưu cùng Văn Ngọc và các nghệ sĩ tạo hình trẻ tại Vũng Tàu. Tại đây, tôi có cơ hội hiểu thêm và rõ ràng về phong cách của nghệ sỹ Văn Ngọc. Tuy ông học mỹ thuật hội họa và tốt nghiệp năm 1992, nhưng nghệ sỹ không giao hòa và hưởng ngay thành quả của mỹ thuật thời Đổi Mới – Mở Cửa ở phía Bắc, mà lại làm được kết quả và thành danh muộn ở phía Nam, sau năm 2000. Tức là vào thời “Hậu Đổi Mới”, thuộc trong các nghệ sỹ tự do, độc lập gây dựng nên tên tuổi của mình, đóng góp tiếng nói cá nhân quan trọng vào sinh hoạt văn nghệ của giai đoạn này liên tục cho đến hiện tại (vừa qua triển lãm cá nhân “Không gian hầm” năm 2017) và sẽ tiếp tục trong cả tương lai ở khu vực phía Nam. Trong lịch sử nghệ thuật tạo hình – khối, thì truyền thống lịch sử điêu tô – điêu khắc hàng nghìn năm như cây cổ thụ. Còn “tranh pháo” – nhành Lan trước đây lại chủ yếu là tranh thờ và tranh đồ họa giải trí dán trang trí nhà cửa cách đây vài trăm năm. Tranh pháo – rừng Lan theo trường phái Tân Cổ điển Âu châu được truyền thụ từ Pháp thời Mỹ thuật Đông Dương đến nay mới gần một trăm năm. Việc đi vào ngành điêu khắc không gian ba chiều cho đến giờ thì thợ thuyền vẫn đông đảo, còn nghệ sỹ thì ít ỏi “như được các Đấng trên cao chọn để duy trì nòi giống” cho cái lõi sở trường của đời sống tạo hình – khối dông dài mấy nghìn năm nay của người Việt ở thời hiện đại. Mỗi người làm được nghệ thuật, nép vào được văn hoá thì đều là hấp thụ ngầm được chất cổ thụ văn hiến – thời tiết, có được sức sống ở miền sinh ra, vùng trưởng thành cùng sự lao động bản thân cá nhân mà thành công. Nghệ sỹ Văn Ngọc xuất thân hơi giống chàng phó mộc, rồi ông trưởng thành bởi đi qua những bi kịch thời lính chiến, nghèo khổ tiếp theo. Nên nghệ sỹ rất thích chất đồ cũ để làm nguyên liệu tạo nên các tác phẩm điêu khắc không gian đa chiều nhiều thể dạng từ tạo chất đến khối – màu đậm giá trị tâm linh. Ngoài ra ông còn nghe và chuyển tải trực cảm với ngôn ngữ của các ngành văn nghệ khác như nhiếp ảnh, âm nhạc, văn chương… khắp trong và ngoài nước. Cá tính của ông vừa hồn nhiên lại vừa tinh sắc trực tiếp trong vẻ ngoài nôm na lập bập, lại hoạt động năng nổ tại bờ núi giáp biển xứng đáng là một “đầu lĩnh” về nghệ thuật tạo hình ở Vũng Tàu. Nên tác động, thúc đẩy được đến sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ hơn tôi đã từng được gặp như các họa sỹ Đoàn Đức, Mai Tuấn… Những hoạt động, giao lưu, hỗ trợ kết nối nhiệt tình của ông với các nghệ sỹ tạo hình nhiều nơi đến định cư tại đây đã làm cho sáng tác của họ có thêm một đời sống mới. Bởi cái đích chính đáng của việc làm nghệ thuật là chuyển năng lượng sinh tồn hữu cơ thành năng lượng vô cơ vĩnh cửu, tạo sự sống hay ho cho các thế hệ hiện sinh cả trước và sau hưởng thụ thích thú an lành. Giống như một thân cây cổ thụ sẵn sàng tiếp đón và nuôi sống cho cả rừng Lan…

Vũ Lâm

 

Ảnh trong bài: Những ngách hộp – hòm sinh ra từ “nhà tù Văn Ngọc”

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt Giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện “Cuộc thi và Triển lãm Mỹ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)

Sáng ngày 30/05/2024, tại tầng 3 Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Ban Chấp hành khoá IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024) kỳ thứ 7...

Có thể bạn quan tâm

HAI TRIỂN LÃM CỦA MANZI: CÔ ĐƠN, LẠC LÕNG, ĐI VỀ ĐÂU ?

  Cùng xem hai triển lãm đương đại “Rơi vào đường chân trời” (từ ngày 16/08 đến này 15/09/2019) và “In situ ” (từ ngày 31/08 đến ngày 15/10/2019) do Manzi tổ chức ở Hà Nội để cảm nhận...

Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật khu vực và Giải thưởng Ngành Phê bình Mỹ thuật năm 2022, Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022

Tháng 12/2022, Hội đồng chấm Giải Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tiến hành xét chọn Giải thưởng, kết quả xét chọn được 119 giải thưởng bao gồm: – 03 Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm...

BẠN ĐÃ SỐNG 40 NĂM ĐÁNG YÊU LẮM (THƯ CỦA LƯU CÔNG NHÂN GỬI TRỌNG KIỆM))

  Bạn Trọng Kiệm thân mến, Các bạn đồng nghiệp thân mến ! Tôi là tác giả của phòng tranh trước đây xin cảm ơn các bạn và chào tạm biệt các bạn trước khi tôi đi trở về Sài Gòn. Tôi...

Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI (TP.Hồ Chí Minh) lần thứ 25 năm 20

Triển lãm không tổ chức khai mạc do dịch COVID-19. Triển lãm trưng bày 183 tác phẩm của 133 tác giả. Trong đó 108 tác phẩm của 77 hội viên Trung ương và 75 tác phẩm của 56 tác giả chưa là hội viên....

20 năm nghệ thuật đương đại Việt Nam

Hiện nay, nhà nước cũng tạo điều kiện cho nghệ sĩ trên cơ sở tiếp thu, tìm tòi, phát hiện cái mới để đưa ra những tác phẩm phong phú và đa dạng nhưng cũng không quên việc gìn giữ bản sắc...