NGƯỜI THIẾU NỮ THỔI SÁO

 

Năm 1979, sau hai mươi năm không về Việt Nam, tôi đến Hà Nội vào mùa thu. Sau năm ngày ngồi ở nhà với gia đình, tôi dè dặt bước chân ra phố. Mấy ngày đầu được em út, các chú đèo xe đạp đi chơi, những ngày sau dù gia đình không ưng ý, tôi xin được phép ngồi một mình. Vốn là người quen và thích được tự do, thoải mái, nhưng cũng sợ cái thói quen trong giao thiệp, ăn nói của mình, tôi tự hứa là sẽ không trò chuyện với ai về một số đề mục để khỏi vô tình làm mất lòng ai đó và tránh những phức tạp khi mình ra khỏi nước về Oslo, về nhà.

Tôi có một ý định mang cùng theo chuyến về này, đó là tìm hiểu thêm về những món đồ cổ, đồ sứ của châu Á. Ảnh hưởng nghệ thuật của châu Âu đối với tôi rất nặng, chồng tôi là người thầy đầu tiên của tôi, ngoài ra tôi được thấy rất nhiều về những mục đề này, nhưng nghệ thuật của châu Á thì biết rất ít hay chỉ qua sách vở. Tôi không có một chương trình nên tìm hiểu từ đầu, như thế nào, qua ai? Nhưng khi được chú ruột tôi cho biết ông Đinh Mã (Nhà sưu tập Đức Minh) là người sưu tập, người am hiểu về môn này. Tôi tìm cách gặp và ghé vào một hàng bán đồ cổ gần hồ Hoàn Kiếm, nơi có thể liên lạc được với ông.

NGUYỄN ĐỨC TOÀN – Người thiếu nữ thổi sáo. Lụa. Sưu tập tư nhân nước ngoài

Vừa bước vào cửa hàng, chưa kịp hỏi người bán thì thấy một anh mặc dân phục đến sau tôi. Không tự giới thiệu, không thanh minh, đưa đón, anh này hỏi thẳng tôi vào đây để làm gì ? “Người trinh sát, công an” – tôi nghĩ. Ngạc nhiên vì sự có mặt của anh này một cách đột ngột, lại càng ngạc nhiên hơn khi tôi chưa kịp trả lời thì thấy chú tôi đứng trước cửa. Chú đỡ lời tôi:

“Cháu nó đi cùng tôi, chỉ muốn xem có cái đồ sứ nào mua làm kỷ niệm”.

Tôi nhìn chú, bảo:

“Con không định mua gì đâu, chỉ muốn hỏi xem ông Đinh Mã có nhã ý dạy cho con một bài học về đồ cổ”.

Nhìn nét mặt chú, tôi đoán ra mình đã nói cái gì mà đáng ra không nên nói. Tôi nhìn anh công an hỏi:

“Tôi từ nước ngoài về, muốn tìm hiểu về nghệ thuật, đồ sứ, đồ sành của Việt Nam, vậy tôi có quyền vào hàng nào mà không bị anh cấm ?”.

Anh công an chắc thấy cái vô tư của tôi, hay vì tôi cũng hỏi thẳng như anh hỏi tôi, nên giọng anh dịu lại:

“Chị vào hàng nào cũng được. Đây, trên phố này có nhiều phòng tranh, phòng triển lãm, đồ sơn mài, đồ sứ, đồ sành… đủ cả”.

Sau vụ này, tôi không ghé vào bất cứ một phòng nào có đồ cổ. Riêng ông Đinh Mã, tôi cũng không tìm gặp ông lần đó nữa.

Vì lý do trên, vô tình không định trước, hai chú cháu tôi ghé vào một Gallery bên cạnh, đúng cuộc triển lãm tranh lụa với nhiều tác phẩm. Tranh lụa nhẹ, nên tôi có ý định mua được một ít. Đề nghị Gallery tìm thêm một số nữa của những họa sĩ tôi được nghe tên để tôi chọn lọc. Vài ngày sau, giữa hơn tám mươi bản, tôi lấy gần ba mươi, trong đó có mấy bức của Nguyễn Đức Toàn – một nhạc sĩ tôi thường hát bài của ông, bây giờ là họa sĩ. Những bức tranh này mang máng Art Nouveau, tôi thích nhất bức Người thiếu nữ thổi sáo. Những bức này đưa về Oslo, tôi tổ chức triển lãm ở sáu tỉnh, giới thiệu lần đầu tiên về nghệ thuật của Việt Nam – một nước mà ngoài chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, họ chẳng biết gì hơn về nước này. Riêng bức Người thiếu nữ thổi sáo, chồng tôi mang về Ba Lan, đặt một bức thảm dệt bằng len màu, cỡ 1,85m x 1,35m do một nghệ sĩ nổi tiếng dệt thảm của Ba Lan hoàn thành – chị Teresa Putowska. Bức thảm đó khi mang về Oslo, được một người giữ quyền trang trí nhà hát mới xây xong muốn mua với một giá rất cao, nhưng chúng tôi từ chối.

Người thiếu nữ thổi sáo là một trong những tài sản mà những thế hệ sau phải giữ lại ở trong gia đình.

Lệ Tân 

Oslo, 1998

(*) Bài viết này của Kiến trúc sư- Nhà sưu tập Lệ Tân khi bà đến thăm Hà Nội, mùa thu năm 1979. Bài đã được in trong cuốn “Sưu và Tầm” của bà (tái bản năm 2015). TCMT đăng giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về một NST rất có tâm với mỹ thuật quê hương.

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

HẢI PHÒNG – MỘT TRUNG TÂM MỸ THUẬT ĐANG HÌNH THÀNH

  Hải Phòng, thành phố cửa biển, thành phố công nghiệp phía Bắc của Tổ quốc luôn mang trong mình những đặc tính riêng biệt về đất và người. Từ xa xưa, nơi đây đã xuất hiện những danh...

Hành trình phủ xanh biên giới Hà Giang

  Một ngày cuối của năm 2022, tôi có nhận được cuộc gọi của anh Lại Quốc Tĩnh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Giang, anh giới thiệu với tôi về sự tìm hiểu của anh trên mạng xã hội...

DẠO NGẮM ĐÔNG DƯƠNG QUA BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ BẰNG ĐÁ VỀ CÁC THUỘC ĐỊA

  Giữa Kinh đô Ánh sáng ngày nay, để thoát li không gian náo nhiệt, người ta tìm tới không gian xanh rộng nhất của thành phố là Bois de Vincennes nằm ở rìa phía đông Paris, thuộc quận 12. Thật khó...

CỬA THOÁT HIỂM

  Trong lần khai mạc cuộc triển lãm tranh minh họa sách báo và tranh cỡ nhỏ của Bùi Xuân Phái, ông Kim Sang Ug – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội đã trò chuyện với tôi qua cô...

GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT (PHẦN 3)

   Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim...