GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT (PHẦN 3)

  

Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim chỉ là một cuộn nhựa tráng. Vở kịch chỉ là trò đi lại nói năng lăng nhăng, rồi cũng tan biến. Do đó những hình thức nghệ thuật chỉ là cách phối hợp theo chiều hướng kỹ thuật nào đó của nghệ sỹ, mang lại sự biểu cảm tinh thần nào đó, rồi cái hình thức kia, có thể lưu giữ hoặc không, tự bản thân nó cũng dần bị hủy hoại và trở nên lỗi thời. Thế nhưng hình thức mang thông tin, thông điệp, nếu thông điệp được đó được làm ra cách đây 5000 năm như Kim tự tháp, Ai Cập, thì nên giữ nguyên, để đọc thông điệp, còn đụng tay vào sửa chữa, biến cái thông điệp cổ xưa kia cũng biến theo. Đó chính là cách các nhà trùng tu Việt Nam phá hủy các di sản, mà tưởng mình bảo tồn. Tấm toan chưa vẽ thì có giá mua nhất định, khi vẽ xong, hoặc bán được nhiều tiền, vì đẹp, hoặc vứt đi, vì bôi bẩn mất tấm vải. Đẹp là một khái niệm trừu tượng, chỉ để cảm nhận, mà không cân đo được, không tính thành tiền được, cũng không ăn được, cũng không có mẫu số chung. Ai thích thì đẹp; ai không thích thì không đẹp; ai có trình độ nghệ thuật đến đâu, thì cảm nhận cái đẹp nông sâu đến đó, do vậy bản thân cái đẹp vừa vô hạn vừa hữu hạn, chả lấy gì làm thước đo cả. Người ta xem nghệ sỹ vẽ cái gì, viết cái gì, theo trường phái nào, là vì muốn có thước đó, để còn hiểu, thế nhưng nghệ sỹ không định làm theo cái hướng đó, anh ta muốn nghệ thuật của mình là duy nhất, bắt đầu, không từ đâu ra cả, mới nhất, không thước nào đo nổi và anh phải hiểu theo cách đó, chứ không được hiểu theo kiểu so với hiện thực tự nhiên hay một bút pháp có sẵn.

NGUYỄN MINH MỸ – Thiếu nữ Mường. 2005. Lụa. 46x62cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Thế nhưng nói như Gauguin: Chỉ có một kẻ sáng tạo, còn lại toàn kẻ cóp py (thực ra ông ta nói thế này: Có hai loại nghệ sỹ: sáng tạo hoặc cóp-py). Nhưng thực tế thì kẻ sáng tạo là số ít, kẻ sau là số đông, cóp py một chút cũng không sao, ai chẳng phải học, ai chẳng phải có thầy. Gauguin thì cũng là họa sỹ Ấn tượng. Giai đoạn sau, trước ông có đầy họa sỹ khác mở ra con đường này, ông chấp nhận họ và tìm một nhánh khác. Đây chính là mấu chốt. Nghệ sỹ tiếp nối nghệ thuật chính là sáng tạo, như cái cây sinh ra các cành, cành to sinh ra cành nhỏ, có cành cụt, thì rất độc đáo, tức là nó không sinh ra cái gì nữa. Nghệ thuật sinh ra từ nghệ thuật. Osho thì không chấp nhận điều này, ông nói: “Muốn sáng tạo thì phải không được giáo dục”. Ý nói, nếu anh học nghệ thuật, thì bạn đã giống thầy rồi, đừng học ai, làm từ chính con người mình ra thôi. Nhưng liệu có gì đảm bảo anh là con người duy nhất chẳng sinh ra từ ai, ít nhất về mặt tâm trí? Osho cũng tiếp nhận tư tưởng tự do tuyệt đối của Phật. Đức Phật Thích Ca thực sự là người sáng tạo và có lẽ cũng duy nhất. Ôi, thế nhưng người đi sau của ngài lại là nô lệ của kinh kệ, tu hành và cả vong nữa. Ngài cũng đã biết trước và cảnh tỉnh: Chính pháp còn phải bỏ đi, nữa là phi pháp (Kinh Kim Cương)

Ghi chú: Gần đây có một nhà môi giới tranh, anh làm kinh doanh, rồi học thêm về thị trường nghệ thuật ở nước ngoài, nhân nước ta đang có nhiều người mới chơi tranh nổi lên, nên công việc của anh cũng phát đạt. Sau hai giờ trò chuyện với tôi, anh bất giác thốt lên: “Không khéo những gì thu thập của giai đoạn này là một đống rác?”. Tôi nói rằng: “Đấy là là do chính ông nói ra nhé, tôi cũng từng nghĩ vậy, nhưng chưa dám nói gì. Có thể nói nhìn vào sáng tác văn nghệ thời gian này là rất kinh hoàng. Nhất là hội họa và thơ trên Face Book”.

NGUYỄN ĐỨC TOÀN – Chải tóc. 1983. Lụa. 46x39cm. Sưu tập tư nhân
LÊ THỊ KIM BẠCH – Chợ Bà Chiểu. 2010. Lụa. 85x60cm. Sưu tập Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội

Bùi Xuân Phái than rằng: “Một họa sỹ không có gì, vẽ ra một bức tranh không có gì, và bán cho một người mua không có gì. Sự đời vẫn thế, người không có gì (theo Phái) nhưng lại có nhiều tiền, nên mua bức tranh không có gì, vấn đề họ thấy thế là đẹp. Ngày nay, người ta cũng chẳng cảm nhận được tranh của ông sâu sắc hơn, mà chỉ vì nó dễ bán và có giá hơn. Nếu như tranh Phái và của nhiều họa sỹ thời Đông Dương khác đến giờ vẫn không bán được, thì liệu tiếng tăm của họ có được như vậy không? Tiền cũng là một giá trị, và giá trị tiền cũng là một phần của giá trị nghệ thuật, mặt ngược lại, thì về bản chất, nghệ thuật không được đánh giá bằng giá trị tiền. Gần đây, trong buổi giới thiệu sách dịch “Nghệ thuật và tâm thức sáng tạo của Graham Collier”, ở quán Cà phê Thứ Bảy, ngày 30/3/2019 dịch giả Trịnh Lữ nói rằng: “Ở New York năm nào người ta cũng tranh luận về lấy giá tiền làm thước đo nghệ thuật hay không?”. Và cuộc tranh luận chưa có hồi kết, với hai phái đối lập. Việc gắn giá trị nghệ thuật với tiền, cũng chỉ mới 200 năm gần đây, khi nền công nghiệp và kinh tế Tư bản phát triển, tất cả mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật và thể thao đều đi vào quỹ đạo của kinh tế, và trở thành một ngành kinh doanh sạch. Các gallery, câu lạc bộ bóng đá, nhà môi giới, công ty đầu giá… đã tạo ra một vòng tròn chặt chẽ, khép kín bởi: Nghệ sỹ – tác phẩm – nhà phê bình và lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học – nhà sưu tập – bảo tàng – sàn đấu giá – cơ quan giám định – luật kinh doanh nghệ thuật và thuế – kỹ thuật phục chế và trưng bầy – công chúng. Trong đó công chúng tưởng là to, nhưng hầu hết chỉ là người đi xem, tạo ra dư luận, mua vé và mua sách.

LINH CHI (NGUYỄN TÀI LƯƠNG) – Chân dung thiếu phụ. 1993 Phấn màu trên giấy. 40x60cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội
TRẦN DUY – Cây thì là. Lụa. 46x33cm. Sưu tập tư nhân, Thành phố Hồ Chí Minh

Vòng tròn đó, ưu tiên cho sân chơi Âu Mỹ, ít nhất từ số 1 đến 100, thuộc về cái sân đó, còn các nơi khác, đứng sau, được đánh giá trên các thang giá trị khác, tất nhiên, cũng có mức độ kinh tế khác. Hiện nay, trong cái vòng tròn này, nghệ sỹ cũng đứng ngoài, người môi giới và đại diện sẽ thay mặt anh ta. Trong những hoàn cảnh, nghệ sỹ vừa tự làm, tự bán, vừa không hiểu giá trị (tiền) của mình đến đâu, vừa bị thương mại tha hóa. Nhưng cái vòng tròn kia quá lớn, qua nhiều bộ phận, mà mọi chi phi cũng từ tác phẩm thôi, cho nên nếu nghệ sỹ chỉ được 10% thu nhập tác phẩm của mình, cũng là tất yếu, song nếu bức họa của anh đạt 1 triệu đô, thì 10% cũng tốt rồi. Và về cơ bản, cái giá đó chỉ đi lên theo thời gian, chứ rất ít khi đi xuống. Cái vòng tròn đẩy giá trị (tiền) đó, người làm nghệ thuật thuần túy không hiểu được. Dẫn đến tình cảnh Một kẻ ăn cả, tất cả nhịn. Hoặc win/win – tất cả cùng thắng: đội bóng thắng/ cầu thủ thắng/ khán giả thắng/ nhà cái thắng – không phải về tỷ số mà về sự thỏa mãn thưởng ngoạn và tiền (cho trận đấu). Ở nghệ thuật, thì nghệ sỹ thắng (nổi tiếng, có tiền), khán giả thắng (xem tác phẩm hay, kỳ thú), đấu giá thắng (được lãi suất nhiều tiền) và các thành phần còn lại cũng vậy. Nhà phê bình cứ thoải mái viết những lời có cánh, càng không ai hiểu càng tốt, cũng như chính tác phẩm vậy.

Khái niệm giá trị nghệ thuật, như chúng ta thường bàn, mang tính cổ điển, chỉ còn thích hợp với giai đoạn từ thế kỷ 18, trở về trước, khi mà một nghệ sỹ có tài, nhưng không được xã hội đánh giá, chết đi  tác phẩm mới có giá cao. Cái mô hình ấy đã lỗi thời, và thực sự trong nền kinh tế nghệ thuật hiện tại, nó có tồn tại ở vài nơi, phần nào đó, như ở ta, còn trong cái sân chơi kia, không còn bóng dáng gì. Ở cái vòng tròn đó, nghệ sỹ chỉ là một người quan trọng đứng ngoài cuộc, anh ta được định giá bởi các hội đồng, và cao hay thấp, chính anh ta cũng không hiểu tại sao, nhưng nếu cứ được định giá, là đã có tiền rồi. Đó là những nghệ sỹ được gọi là chuyên nghiệp, theo ý nghĩa đăng ký hành nghề tự do (nghệ thuật) chứng minh được thu nhập bằng bán tác phẩm và đóng thuế thu nhập. Những người không như vậy, không được coi là chuyên nghiệp trong hoạt động kinh tế nghệ thuật, dù có tiêu biểu cho văn hóa của một sắc tộc, dân tộc nào đó. Nền kinh tế thị trường sẽ xây dựng cái này, thúc đẩy các giá trị khác ngoài cái sân chơi Âu Mỹ, lên các mức thang cao hơn, buộc cái sân kia đánh giá lại, và cho những kẻ ngoại vi du nhập. Ở đây chẳng có gì là bình đẳng, cũng chẳng có tiêu chuẩn nghệ thuật nào đứng ngoài phê bình và thang bậc kinh tế…

Phan Cẩm Thượng

 

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Lần đầu tiên: Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I thành công gặt hái những thành tựu và tác phẩm đáng giá

Cuối tháng 3 vừa qua, triển lãm các tác phẩm đoạt giải cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” lần thứ I được đồng tổ chức bởi hội di sản văn hóa Việt Nam và Quỹ hỗ...

Nhà đấu giá Le Auction House – Sưu tập tranh Đông Dương quý hiếm

Nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển với tầm nhìn Quốc tế và sự đổi mới rõ rệt trong những năm gần đây. Với sự chuyên nghiệp của các Gallery, các nhà sưu tập tinh tế và nhà đấu giá Le...

Có thể bạn quan tâm

Một góc nhìn hội họa Việt Nam từ các phiên đấu giá quốc tế năm 2018

  Các phiên đấu lớn của Christie’s, Sotheby’s, Aguttes năm 2018 đã khép lại với nhiều bâng khuâng. Tuy không đạt đỉnh, đạt mốc kỷ lục như “The Family” của Lê Phổ với hơn...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 335&336 tháng 11-12/2020

...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

45 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT, LỊCH SỬ, CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM

  Năm 2017, nhân Tạp chí Mỹ thuật (TCMT) tròn 40 tuổi và 25 năm tôi làm báo ở Tạp chí, tôi đã viết bài “25 năm với Tạp chí Mỹ thuật”. Năm nay, Tạp chí 45 tuổi và tôi lại có thêm 5 năm làm...