HẢI PHÒNG – MỘT TRUNG TÂM MỸ THUẬT ĐANG HÌNH THÀNH

 

Hải Phòng, thành phố cửa biển, thành phố công nghiệp phía Bắc của Tổ quốc luôn mang trong mình những đặc tính riêng biệt về đất và người. Từ xa xưa, nơi đây đã xuất hiện những danh nhân kiệt xuất trong lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ thế kỷ trước, Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, nơi giao thương với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài với sự hội tụ của các tầng lớp xã hội. Trên bến dưới thuyền; những nhà máy, công xưởng với đông đảo dân chài và những người thợ ăn sóng, nói gió,… tất cả như nguồn nguyên liệu dồi dào hấp dẫn, sinh động cho các bộ môn nghệ thuật. Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước đã thành danh tại vùng đất này, mà mỹ thuật không là ngoại lệ. Hai cây đại thụ của Mỹ thuật Việt Nam thời “Mỹ thuật Đông Dương” là  Mai Trung Thứ (1906-1980) và  Trần Văn Cẩn (1910-1994) là người Hải Phòng đã nói lên điều ấy.

Có thể nói, trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại, ở thời kỳ nào, Hải Phòng cũng có những họa sĩ ghi được dấu ấn riêng, góp phần vào sự phát triển chung của nền mỹ thuật nước nhà. Ngoài Mai Trung Thứ, Trần Văn Cẩn còn có Nguyễn Văn Trường (học dự thính Mỹ thuật Đông Dương, 1918-1993) với mảng tranh sơn mài khắc gây được chú ý một thời. Sau đó là thế hệ thứ hai với những Nguyễn Hà (sinh năm 1933, hiện vẫn tích cực sáng tác với chất liệu sơn dầu, sơn mài); Thọ Vân (1937-2001); Mạnh Cường (1938-2008), Phạm Ngọc Lâm (1940)…Cùng lớp họa sĩ này, họa sĩ Lưu Công Nhân cũng từng sống và sáng tác tại Hải Phòng thời gian dài, và có nhiều tác phẩm chính được sáng tác tại đây (tranh sơn dầu “Một buổi cày”, các tranh sơn dầu, màu nước về Tam Bạc cũng như các vùng ngoại thành). Trẻ hơn chút là các họa sĩ Bùi Nguyên Trường (1942), Sơn Trúc (1944),… Rồi Đặng Hướng, Quang Ngọc, Bùi Văn Lãng, Trần Vinh, Trần Tuấn, Sơn Lâm, Cường Tuse, Đặng Tiến, Đinh Quân, Trần Quang Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Vũ Thăng, Bùi Duy Khánh, Nguyễn Viết Thắng, Vũ Nghị, Nguyễn Ngọc Dân, Phan Quang Tuấn, Mai Duy Minh, Lập Phương, Đoàn Văn Tới…

Đi thực tế sáng tác tại Hòa Bình.

 

Các họa sĩ Hà Nội, Hải Phòng đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

ĐẶNG TIẾN (1963) – Ngoài kia là biển. 2018. Sơn dầu. 87x179cm

 

Họa sĩ Lê Thiết Cương phát biểu tại Lễ khai mạc Trại sáng tác Tam Bạc 2015.

Trong các trường đào tạo mỹ thuật tại Hà nội, nhiều sinh viên Hải Phòng được đánh giá cao về năng lực. Nhiều người sau khi học đã ở lại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh sáng tác và ghi dấu ấn.

Phong trào mỹ thuật tại Hải Phòng trải qua những thăng trầm, nhưng tựu trung, vẫn như mạch nước ngầm âm ỉ chảy, để rồi bùng lên bất cứ lúc nào. Các Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng, mảng tranh của các họa sĩ đất Cảng vẫn luôn được Hội Mỹ thuật Việt Nam và các tỉnh, thành phố bạn đánh giá tốt. Những năm gần đây, Mỹ thuật Hải Phòng như được tiếp làn gió mới. Đội ngũ họa sĩ trẻ được đào tạo bài bản và đông về số lượng, tích cực sáng tác và sáng tác chất lượng, được giới chuyên môn cả nước ghi nhận. Từ chỗ mỗi năm chỉ tổ chức một, hai triển lãm, những năm gần đây đã tăng lên trên dưới 10 triển lãm. Trong đó có nhiều triển lãm quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều họa sĩ nổi tiếng của cả nước (Triển lãm “Hôm nay và mãi mãi”; “Triển lãm mỹ thuật Hồng Bàng – 2013”; Triển lãm “Gặp gỡ Hải Phòng 2014”; Triển lãm “Thành phố của tôi” (2015); Triển lãm “Tam Bạc – phố và sông” (2016); Triển lãm “Nắng thu” (2017)… Những cuộc đi thực tế, trại sáng tác liên tục được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Số lượng tác phẩm với chất lượng chuyên môn cao được sáng tác hằng năm cũng tăng lên đáng kể. Các triển lãm trước đây thường không đủ tranh để bày nên chất lượng cũng khiêm tốn. Nay số lượng tranh gửi tới các triển lãm luôn nhiều, ban tổ chức thường phải xét, loại bớt cho vừa không gian bày, chính vì vậy, chất lượng chuyên môn ở các triển lãm được nâng lên rõ rệt. Triển lãm cũng thu hút sự tham gia của họa sĩ các tỉnh bạn. Có tranh được trưng bày ở các triển lãm đã trở thành niềm vui (nếu không nói là tự hào) đối với nhiều họa sĩ – nhất là các họa sĩ trẻ. Nhiều họa sĩ Hải Phòng sống và làm việc tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng nhiệt tình tham gia triển lãm, trại sáng tác ở quê hương.

Đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

Các họa sĩ Hà Nội, Hải Phòng đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

Đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

Các triển lãm tổ chức tại Hải Phòng giờ đây hầu hết đều có tranh được bán (có triển lãm bán được hơn 20 tác phẩm), trong đó có nhiều tranh giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài các khách mua từ các tỉnh, thành phố trong nước, Hải Phòng cũng xuất hiện một số nhà sưu tập nghệ thuật, với số lượng hàng trăm tác phẩm chất lượng.

Phong trào mỹ thuật Hải Phòng có thể nói chưa bao giờ sôi động như lúc này. Khá nhiều họa sĩ đã bán được tranh, sống được bằng nghề, đi vào sáng tác chuyên nghiệp. Nếu như trước đây, chủ yếu họa sĩ đợi bày triển lãm chung tại địa phương thì những năm qua, đã có nhiều triển lãm chung, triển lãm nhóm và triển lãm cá nhân được các họa sĩ cũng như Hội Mỹ thuật Hải Phòng tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Họa sĩ Bùi Duy Khánh cũng tham gia ban tổ chức, Hội đồng nghệ thuật của Hiệp hội màu nước quốc tế… Cũng phải nói thêm, Mỹ thuật Hải Phòng được nhiều Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí để tổ chức các trại sáng tác, triển lãm và trao giải. Anh chị em trong Hội Mỹ thuật Hải Phòng, cả những họa sĩ đang sống và làm việc nơi xa, đều đoàn kết, hướng về quê hương, cùng động viên nhau sáng tác hoặc chung tay tổ chức các sự kiện mỹ thuật. Tất cả đều mong muốn mỹ thuật thành phố phát triển. Đặc biệt, Hội Mỹ thuật thành phố cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam; của các họa sĩ tên tuổi của Hà Nội và Mỹ thuật Việt Nam. Cũng qua những hoạt động này, một phong cách – chất hội họa Hải Phòng cũng đang được hình thành.

Các họa sĩ Hàn Quốc bày triển lãm mỹ thuật giao lưu với mỹ thuật Hải Phòng năm 2017.

 

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Gặp gỡ Hải Phòng 2014” tại Bảo tàng Hải Phòng do Hội Mỹ thuật Thành phố Hải Phòng tổ chức.

 

Lễ khai mạc Trại Sáng tác Mỹ thuật “Thành phố của tôi”

 

Nhà Biên kịch Tô Hoàng Vũ – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng và Nhà báo Hoàng Anh – Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật đang trao đổi về số Chuyên đề kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng (Hải Phòng, tháng 10/2018)

Giới chuyên môn cũng như nhiều nhà sưu tập đã chú ý đến Hải Phòng với tình cảm yêu mến, coi đây là một trong nhưng Trung tâm Mỹ thuật của cả nước sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hội Mỹ thuật Hải Phòng cũng nhận được lời mời từ nhiều địa phương trong việc phối hợp tổ chức các chuyến đi thực tế, trại sáng tác và bày triển lãm. Năm 2017, Hội cũng đã có cuộc triển lãm giao lưu tại Hải Phòng với các họa sĩ đến từ Ulsan (Hàn Quốc), và vào ngày 10-12 tới, tiếp tục có triển lãm giao lưu lần thứ hai với quy mô lớn hơn.

Điều đáng mừng hơn, mỹ thuật Hải Phòng cũng ghi nhận sự xuất hiện của đội ngũ họa sĩ trẻ mà theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – họa sĩ Trần Khánh Chương – đánh giá rất tiềm năng. Có thể kể một số gương măt tiêu biểu như: Phạm Anh Tuấn, Phạm Hoàng Hà, Đoàn Văn Tới… Trong năm năm trở lại đây, sáu họa sĩ trẻ đã được Hội Mỹ thuật Việt Nam kết nạp.

Với những thành công bước đầu trong giai đoạn mới, với đà đi lên trong những năm qua, có thể tin tưởng rằng, mỹ thuật Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, xứng tầm với một thành phố Cảng, trung tâm kinh tế phía Bắc của cả nước.

Đặng Tiến

Tin cùng chuyên mục

Văn Xương – Người họa sĩ đa tài

60 năm trước ở tuổi học sinh, tôi rất thích vẽ, nhưng chỉ biết say sưa vẽ theo các hình, ảnh trên báo chí, chứ không biết làm gì khác trên phương diện mỹ thuật. Lúc này nhà tôi ở một ngôi nhà...

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

(SGGP) Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế...

Lấy nét lại (refocus) nhân sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế photo Hanoi 23

  Nhiếp ảnh hiếm khi được nhận diện trong bối cảnh thực hành nghệ thuật ở Việt Nam từ xưa tới nay. Loại hình nghệ thuật này hầu như không tồn tại trong bất kỳ một thiết chế nghệ...

Họa sĩ Nguyệt Hồ – người vẽ hồn sông Vị, thành Nam

  Họa sĩ Nguyệt Hồ tên khai sinh là Vũ Tiến Đa, sinh năm 1905 tại thôn Thi Thượng, xã Vị Hoàng (Vị Xuyên), nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Bút danh Nguyệt Hồ gắn với quê gốc gia tiên...

Minh họa báo chí kỷ nguyên số

Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Tạp chí Mỹ thuật xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của họa sĩ Lê Tiến Vượng – Chi Hội trưởng Chi hội Đồ...

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

Ngành Văn hóa và những đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Cách đây 78 năm, ngày 28.8.1945, Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời. Từ đó đến nay, ngành văn hóa đã không ngừng xây dựng, phát triển và...

Thích ứng và đổi mới – điều kiện để văn hóa nghệ thuật bước ra thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Công nghệ số đã đang làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, vì vậy...

Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này...

Có thể bạn quan tâm

NGUYỄN NAM SƠN – ÔNG GIÀ KIM LIÊN

  Họa sĩ Nam Sơn là người đã cống hiến suốt cuộc đời không hề mệt mỏi cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Ông đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và có sức ảnh...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023”

Theo thông lệ, chiều ngày 07/6/2023, tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật – 16 Ngô Quyền đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Giao Mùa 2023” của bốn Chi hội Hội họa tại Hà Nội. Đây là hoạt...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 6 (TP. Hồ Chí Minh) lần thứ 26 năm 2021

     ...

Thể lệ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá trên toàn quốc

BỘ Y TẾ  QUỸ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc   Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019   THỂ LỆ  Cuộc thi sáng tác tranh...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...