Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này bắt đầu từ bài ca dao:

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu,

Áo anh sút chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công,

Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:

Giúp cho một thủng xôi vò,

Một con lợn béo, một vò rượu tăm,

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Giúp em quan tám tiền cheo,

Quan năm tiến cưới lại đèo buồng cau.

 

Cành sen trên bia đề danh Tiến sĩ

Phía khẳng định cái lý của cành sen vì cho rằng đây là loại sen đất ở chùa Bối Khê. Bài ca dao tát nước đầu đình có địa danh cụ thế chứa Bối Khẻ. Ngược lại phía phản đối nêu những lý do câu ca được cho ở đình mà nay lại tìm thấy ở chùa.

Cành sen trên thềm rồng điện Kính Thiên

 

Cành sen trên mảng chạm ở chùa Phật Tích thời Lý. Ta nhìn rất rõ hình sen mọc trên núi, cành lá như loài thân mộc.

Hư cấu văn học không nhất thiết phải có cơ sở thực tế, không nhất thiết phải có một cành sen thật thả mới có bài ca dao. Cuộc tranh luận bất phân thắng bại, cả Hoàng Tuấn Công và Nguyễn Xuân Long đều bảo lưu ý kiến của mình. Nếu như trong thơ ca chỉ tìm thấy hai câu có nói đến cành sen thì trong mỹ thuật cổ xuất hiện vô vàn ví dụ. Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về dạng thức đồ án này. Hiện tượng sen có cành có lá như những loại cây thân mộc thân thảorất phổ biến trong mỹ thuật Phật giáo. Đặc biệt là mỹ thuật Phật giáo Tạng truyền.

Chim phượng ngậm cành sen trên chân tảng đền vua Đinh (Hoa Lư-Ninh Bình)

Kể từ thời Lý về sau, hình ảnh một loài cây có hoa giống sen mà là họ cúc đã xuất hiện rất phổ biến. Có thể dễ dàng tìm thấy đồ án này ở trong các di tích chùa Long Đọi (thời Lý), chùa Bà ‘Tấm, chùa Thái Lạc (thời Trần), chùa Hội Hạ thời Mạc, đình Tây Đằng (thời Mạc), đến vua Lê (thời Lê Trung Hưng)…

Hoa Tuyết liên nở trong băng tuyết

Trong các công trình nghiên cứu trước đây về hoa văn trên bia đề danh tiến sĩ, tôi cũng đồng ý với PGS.TS Phan Văn Các cho đó là dạng đồ án hoa Bảo Tiên. Đồ án hoa Bảo Tiên được cho là tổ hợp của hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn. Tuy là tổ hợp nhưng thiên về hoa sen nên cũng còn gọi là bảo tướng Liên hoa. Đồ án này có hình thức lá như hoa cúc, hoa tựa như sen và mẫu đơn hợp lại. Cách lý giải này nhấn mạnh nguyên lý tổ hợp hư cấu trong sáng tạo. Rồng là ví dụ điển hình cho cách tư duy nghệthuật này. Nhưng cũng ở dạng đồ án này trong mỹ thuật Phật giáo Tạng truyền (Phật giáo Tây Tạng truyền vào Trung Nguyên). Người ta gọi đó là Tây Phồn liên.

Tìm hiểu sâu trong kho tàng mỹ thuật Tây Vực, Tây Tạng ta thấy loại hình đồ án này xuất hiện sớm. Trái lại không hề thấy hoa cúc, hoa mẫu đơn ở đây. Ở Tây Tạng, Tây Vực trên núi cao quanh năm tuyết phủ có loại cây vốn họ cúc được gọi là Tuyết liên do loài hoa này dù băng giá vẫn nở hoa.

Kết luận: Biểu tượng tôn giáo được sáng tạo thông qua hư cấu tưởng tượng. Nhưng sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo trong môi trường chân không văn hóa, xuất phát từ những đầu óc siêu quần của những vĩ nhân tài ba. Trở lại với trường hợp hoa tuyết liên, mặc dù là hoa cúc nhưng bị hút vào thế giới biểu tượng Phật giáo mà gọi là hoa sen. Giả sử Phật giáo không ngự trị ở Tây Vực và Tây Tạng chưa chắc loài hoa này có tên là tuyết liên.

Tiếp nhận loài hoa này, người Việt cũng sẵn có tín ngưỡng Phật giáo. Mặc dù hoa sen đã gắn bó từ lâu với người Việt nhưng trong mỹ thuật người Việt song song tồn tại hai loài hoa sen. Đó là sen nước và sen núi. Hình ảnh chim phượng ngậm cành sen là dư ảnh của đồ án chim công ngậm cành tuyết liên rất phổ biến trong mỹ thuật Tạng truyền.

Họa sĩ – Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế

 

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

Ngành Văn hóa và những đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Cách đây 78 năm, ngày 28.8.1945, Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời. Từ đó đến nay, ngành văn hóa đã không ngừng xây dựng, phát triển và...

Thích ứng và đổi mới – điều kiện để văn hóa nghệ thuật bước ra thế giới

(Chinhphu.vn) – Kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Công nghệ số đã đang làm biến đổi chuỗi giá trị văn hóa, vì vậy...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

           ...

MỘT THỜI TRANH TẾT

  Có lẽ tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống là hai loại tranh tết đầu tiên tôi được biết đến của dân ta. Ban đầu cũng nghe qua một số người nghiên cứu nghệ thuật nói thế. Rằng thời...

Thông báo của Hội Mỹ thuật Việt Nam triển khai xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh"; "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật năm 2020 chuyên ngành Mỹ thuật

  Link dowload mẫu đăng ký tác phẩm, công trình mỹ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” năm 2020 :...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 1 (Hà Nội) lần thứ 26 năm 2021

...

Triển lãm mỹ thuật đầu tiên của Việt Nam tại Mông Cổ

     NDO – Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm cho biết, Triển lãm “Hương gió phương Nam – Hội họa Việt Nam ngày nay” đánh dấu lần đầu tiên một triển lãm mỹ thuật mang...