Phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-2023)” thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Giặc đốt làng tôi”.

Ngày 29/7/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ phát hành bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-2023)” gồm 1 mẫu tem với giá mặt 4.000đ có khuôn khổ 46 x 31 (mm).

Bộ tem được phát hành trong ngày khai mạc trong khuôn khổ chương trình Triển lãm tem bưu chính Đồng bằng sông Cửu Long lần 4 và được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 29/7/2023 đến ngày 30/6/2025.

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-2023)” do họa sĩ Nguyễn Du và Phạm Quang Diệu (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Giặc đốt làng tôi”. Đây là lần đầu tiên tác phẩm này được giới thiệu trên tem bưu chính, thể hiện tình quân dân đồng bào Tây Bắc, làng bản Việt Nam đang ngập trong khói lửa, đói khổ, đau thương và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không sợ hy sinh xương máu.

Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 1/8/1923 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Năm 1938, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 8/1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12/1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nguyễn Sáng có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông là 1 trong 4 họa sỹ thuộc nhóm tứ kiệt thứ 2 trong làng họa của đất nước – “nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, và ở thể loại nào ông cũng thành công.

Về đề tài chiến tranh, ông có các tác phẩm: “Giặc đốt làng tôi”, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, “Hành quân đêm mưa”, “Bộ đội nghỉ trưa trên đồi”, “Thanh niên thành đồng”,… Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là “Tư hoạ” và “Không gian”. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa “Thiếu nữ bên hoa sen”, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền “Tháp Phổ Minh”, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ “Pác Bó”, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa “Thiếu nữ trong vườn chuối”, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian “Chọi trâu”, “Đấu vật” … Ông là một trong số những họa sĩ của Việt Nam sử dụng thành thạo nhiều chất liệu hội họa.

Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng là người thiết kế bộ tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946).

Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 vào năm 1996 và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Họa sĩ Nguyễn Sáng mất ngày 16/12/1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse – Pháp.

Theo vtv.vn

 

 

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc “Quảng bá tuyên truyền, thương hiệu sơn mài Việt Nam – Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” tại Paris-Cộng hòa Pháp

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa hai nước Việt Nam – Cộng hòa Pháp, cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc, đất nước, con người Việt Nam tới đông...

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

NGHỆ THUẬT LÀ ĐỂ TẾ NHỊ HÓA TÂM HỒN

Ấn tượng đầu tiên cách nay hơn 20 năm dai dẳng tới tận năm nay khi được thăm xưởng vẽ của Đỗ Minh Tâm ở Hà Nội là về hai bức trừu tượng gam màu lục nhạt – vàng thư – trắng mờ...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VII (ĐÔNG NAM BỘ) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

  Triển lãm tổ chức tại tỉnh Đắk Nông và không khai mạc. Triển lãm trưng bày 315 tác phẩm của 218 tác giả. Trong đó 114 tác phẩm của 61 tác giả là hội viên Trung ương và 201 tác phẩm của 157...

Phát động cuộc thi vẽ tranh ‘Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa’

(Chinhphu.vn) – Được sự nhất trí của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Việt Nam (Bộ VHTT&DL), Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Trịnh Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Di...

Nghiệm cảnh để phân biệt hội họa và minh họa ý tưởng

Triển lãm cá nhân với chủ đề “Nghiệm cảnh” của họa sĩ Nguyễn Thế Dung diễn ra từ nay đến 17-12, tại J Art Space (30 Đường số 10, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Cuộc trưng bày này là...