CÓ MỘT RANH GIỚI MONG MANH CỦA LÊ HUY HÒA

 

 

Đó là cái ranh giới giữa hiện thực và siêu thực, giữa đời thường và những triết lý cao xa, giữa vẻ đẹp thuần khiết bên ngoài và vẻ đẹp sâu thẳm bên trong của thiên nhiên với con người trong góc nhìn của một nghệ sĩ…

Quả vậy, với Lê Huy Hòa, trong mỗi tác phẩm, trong mỗi giai đoạn sáng tác để tìm ra đúng mình và hoàn thiện mạch tư tưởng của mình, những ranh giới mong manh đó lại rõ ràng, minh bạch. Trước hết, bức tranh “Bài ca ngã ba Đồng Lộc III” (Huy chương vàng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1990) đã nổi bật lên cái ranh giới đó. Trong từng chi tiết: trăng, núi, đường ô tô, quả bom và cô gái… đều có vẻ rất “hiện thực”. Nhưng tất cả, khi đặt vào nhau, đi bên nhau để cất lên “Bài ca ngã ba Đồng Lộc” ( I và II), thì lại không còn là hiện thực bình thường nữa. Tất cả đều cùng nhau hóa thân, đan quyện, lãng mạn, trữ tình cất cánh bay lên để nói lên một điều gì đó lớn lao hơn, cao cả hơn, vĩ đại hơn, tầm vóc hơn, nhưng lại cũng thật sự bình dị hơn về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của cả một dân tộc. Ngay cả  bức “Tĩnh vật” sơn mài, trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng như thế. Lọ hoa và chiếc ghế mây rất thực, nhưng cả tổng thể bức tranh lại không còn là hiện thực đơn thuần nữa, bởi lọ hoa trắng trong, tinh khiết đặt trên ô thổ cẩm dân tộc cùng chiếc ghế mây lại muốn nói lên một điều gì đó bình dị và thanh khiết của tâm hồn dân tộc Việt Nam.

Họa sĩ Lê Huy Hòa (1932 – 1997)

 

LÊ HUY HÒA – Tĩnh vật hoa. 1958. Sơn mài. 60x40cm. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

LÊ HUY HÒA – Thiếu nữ ngồi trên đôn bên bức tranh hổ. 1978. Lụa. 65x45cm

 

LÊ HUY HÒA – Khát vọng. 1978. Sơn mài. 90x120cm. Sưu tập Tô Như Toàn, Hà Nội

 

LÊ HUY HÒA – Khát vọng I. 1983. Sơn dầu. 90x130cm

 

LÊ HUY HÒA – Bài ca về ngã ba Đồng Lộc. 1990. Sơn dầu. 140x140cm

 

LÊ HUY HÒA – Chân dung Lê Ngọc Bích. 1990. Sơn dầu. 80x100cm. Sưu tập Lê Ngọc Bích, Hà Nội

Một vài nét điểm xuyết về vài ba bức tranh nổi tiếng của Lê Huy Hòa nhằm nói lên một cái ranh giới mong manh ấy trong hội họa của ông. Tuy nhiên, ranh giới này không chỉ nằm ở phần sáng tạo nghệ thuật, mà đó cũng là một nét đặc biệt trong đời sống rất cá tính và bản lĩnh của Lê Huy Hòa. Vốn là người bẩm sinh hẹp van tim, cái ranh giới giữa “sống” và “chết”, “thọ” và “yểu” luôn luôn treo lơ lửng trên đầu ông và ông hoàn toàn ý thức được điều đó. Không ham mê bất kỳ một thú vui hay hưởng thụ gì khác, Lê Huy Hoà muốn giữ cho mình một trái tim thanh sạch, nguyên lành được bao nhiêu, để kéo dài niềm vui nghệ thuật bấy nhiêu. Bởi vậy, ông là một người trung thực, thẳng thắn đến mức cực đoan cùng với sự mạnh mẽ của một nghệ sĩ, thành một phong cách hội họa rất riêng biệt.

Nhưng cuối cùng, cái gì đến sẽ phải đến. Họa sĩ Lê Huy Hòa đã trút hơi thở cuối cùng vào tháng Chạp năm Bính Tý 1996 (10-1-1997), nhắm mắt thanh thản ra đi với cái ranh giới mà suốt nửa thế kỷ qua ông đã mải mê tìm kiếm.

Họa sĩ Lê Huy Hòa tuổi Nhâm Thân – 1932, sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông thuộc thế hệ đầu tiên được đào tạo dưới chính quyền cách mạng, sau Cách mạng Tháng 8; được chính họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Trang Chước, Trần Văn Cẩn… giảng dạy. Đó là một thế hệ vàng của hội họa Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012. Trong nền hội họa Việt Nam hiện đại, Lê Huy Hòa đã có một dấu ấn nổi tiếng riêng mình từ một ranh giới có vẻ rất mong manh như thế…

Lê Huy Quang 

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Hội Mỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028

Sáng 10/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Mỹ thuật Hải Phòng đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tham dự và chúc mừng Đại hội có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Khai mạc Triển lãm thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

SGGP – Sáng 16-8, Hội Mỹ thuật TPHCM cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc triển lãm “Thành quả Trại sáng tác và Sáng tác mới 2023”. Đây là hoạt động thường niên của Hội Mỹ thuật TPHCM...

NGHỆ NHÂN SƠN MÀI ĐINH VĂN THÀNH: ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

Tôi là cháu ngoại của cụ Phó Thành (Đinh Văn Thành) là nghệ nhân sơn mài vốn quen biết nhiều họa sĩ của Trường Mỹ thuật Đông Dương từ thời Pháp thuộc. Tôi có may mắn được sinh ra và lớn...

MỘT SỐ HỌA SĨ VỚI HẢI PHÒNG XƯA

  Những thành phố ven biển có hải cảng thường lôi cuốn các họa sĩ. Và mỗi thành phố biển như thế đều có một sức hút rất riêng. Hải Phòng cách Hà Nội 100 cây số có lẻ, không quá gần...

Nhà điêu khắc Nguyễn Hoàng Ánh – Người giữ nhịp cho nền điêu khắc miền Nam giai đoạn 1986 đến nay

  Lịch sử khai sinh và hình thành nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung từ thời kỳ nghệ thuật Đông Dương cho đến cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 đã sản sinh ra khá nhiều...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC I – HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH ĐỒ HỌA, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT ỨNG DỤNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 06/08 đến ngày 16/08/2018, tại nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực I – Hà Nội ngành Đồ họa, Điêu khắc và Mỹ thuật Ứng dụng...