ĐỔI CẢNH

 

Nước Việt chính là nước – làng, làng Việt là làng nước. Muốn hiểu nước Việt, người Việt thì phải hiểu làng. Nói cách khác hiểu được làng thì sẽ hiểu nước Việt, làng chính là hình ảnh cô đọng của nước Việt. Trong làng có nước, trong nước có làng.

Cự Đà là một ngôi làng điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những năm 70 của thế kỷ trước, làng Cự Đà gần như nguyên vẹn. Cả làng nhìn ra sông Nhuệ, có nhiều cầu đá dẫn từ đường làng xuống sông, vẫn còn thuyền bè qua lại, đường làng sống trâu, gạch lát nghiêng, bó vỉa thẳng, mạch bằng đất nện, mạch âm, nhiều ngõ xóm như xương cá, nhiều cổng, cửa, cổng làng, cổng xóm, có đình, có chùa, có đền, có miếu, có nhà thờ họ. Đặc biệt nhất là những ngôi nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian 2 chái mái ngói âm dương, sân gạch vuông Bát Tràng, chuối sau cau trước, chum tương bể nước, nhà nào cũng có hiên rộng, có dại tre tránh mưa nắng hắt. Nhà nào cũng có hoành phi, cửa võng, câu đối khắc ghi những lời hay ý đẹp như nhắc nhở, truyền dậy của ông bà tổ tiên cho con cháu…

Từ nếp người đến nếp nhà, gia phong làm nên nếp làng. Người làng Cự Đà sống thuần phác, hiền hòa đã là truyền thống. Người ở làng ngoài làm ruộng còn có nghề phụ là làm miến, cất rượu, làm tương và nấu bánh đúc. Nghề phụ như một nét đặc trưng của các làng ở vùng châu thổ sông Hồng. Những người rời làng ra thành phố làm ăn, thành đạt thì quay về làng, họ mang những điều hay học được từ thiên hạ góp thêm cho làng. Bên cạnh những ngôi nhà kiểu cổ truyền như đã nói, ở Cự Đà còn có một loại kiến trúc nữa, không hẳn là kiến trúc thuần Pháp mà là kiến trúc Đông Dương, một mẫu hình đẹp của sự pha trộn hài hòa, nhuần nhuyễn nét đẹp của kiến trúc Pháp – châu Âu với kiến trúc Việt Nam – Á Đông. Chính sự pha trộn này cho nên những ngôi nhà kiểu Đông Dương khi về làng, vào làng, ở cạnh kiểu nhà Bắc bộ truyền thống thì vẫn hòa hợp, vẫn duyên, vẫn đẹp.

Tất cả những nét đẹp ấy, những duyên của cảnh và người Cự Đà đã làm nên cảm hứng cho họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng. Lần đầu tiên có một họa sĩ sống ở làng, vẽ làng, triển lãm ở làng bằng những tác phẩm chỉ với một chất liệu bột mầu trên giấy báo cũ, chất liệu quen thuộc mộc mạc giản dị như chính ngôi làng vậy. Theo đuổi một đề tài ngót chục năm rồi chọn lọc ra vài chục bức để bầy vừa là cẩn trọng với nghề mà cũng là cách sống chậm vẽ chậm như chất người của Thắng, như nhịp sống của làng. Có lẽ chất làng, chất Thắng và tranh của anh là một? Chất người đã ngấm trong ngõ xóm, trong phên dậu, trong tương miến nên tranh của Thắng ít khi có người. Thắng ưa dùng hòa sắc tương phản nóng lạnh, cam và nõn chuối, xanh lục với hồng cánh sen… Thắng để cảm xúc dẫn mầu, dẫn hình đi chứ không bó vào cái mà anh nhìn thấy cho nên bầu trời có thể đỏ, mái ngói không nhất thiết phải thâm nâu mà xanh ngăn ngắt… cho nên những bức tường vôi lở, những lối xóm rêu phong, những cổng cửa xưa cũ ấy vẫn là nó mà không buồn bã. Chất làng quê cổ kính xưa cũ ấy vẫn tươi mới cũng là do bảng mầu tương phản này của Thắng. Muốn tương phản thì phải hài hòa, nóng với lạnh, mảng và nét, đậm với nhạt, phủ kín và lộ nền báo cũ… Ấy cũng là duyên của Thắng, duyên hình, duyên mầu, duyên người, duyên làng.

Trần Nhân Tông bảo “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, trước cảnh, tâm mình là không thì cần hỏi thiền là gì nữa. Tâm không chứ không phải không Tâm. Một cái Tâm không diệu hữu. Nguyễn Quốc Thắng đối cảnh làng Cự Đà cũng bằng một cái Tâm không nào đó chỉ mình anh biết nên chả cần và cũng không thể định danh hội họa của Thắng. Chỉ biết Cự Đà của Nguyễn Quốc Thắng đầy thanh bình, đầy an nhiên, an lành, an bình, diệu hữu như vốn vậy.

Một số tác phẩm trong triển lãm của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng: 

 

Nguyễn Quốc Thắng – Làng quê. Bột màu. 2020

 

Nguyễn Quốc Thắng – Sau cơn mưa bão. Bột màu. 2020

 

Nguyễn Quốc Thắng – Hoa vàng trước ngõ. Bột màu. 2020

 

Nguyễn Quốc Thắng – Ở nhà. Bột màu. 2020

 

Nguyễn Quốc Thắng – Chiều buông. Bột màu. 2020

 

Lê Thiết Cương

3.2020

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực sinh động trong hội họa đương đại Việt Nam

NDO – Dẫu hòa vào dòng chảy của mỹ thuật đương đại, các họa sĩ sáng tác dòng tranh hiện thực vẫn giữ lối đi riêng, mang đến sự sống động qua từng ý tưởng, màu sắc và chất liệu....

Triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2023, có gì mới ?

Vào tháng 10 hàng năm, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Triển lãm Mỹ thuật thủ đô chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Đây là ngày hội lớn của giới mỹ thuật thủ đô, và có ý nghĩa chính...

Triển lãm “Ngược Dòng” của Nguyễn Ngọc Đan: Cuộc phản biện với định kiến của giới mỹ thuật

Sau 5 năm, kể từ triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan tái ngộ công chúng yêu nghệ thuật bằng triển lãm cá nhân lần thứ tư có tên: Ngược Dòng. Ngược Dòng tập hợp...

Thực trạng một số triển lãm mỹ thuật quy mô quốc gia tại Việt Nam

Các triển lãm mỹ thuật quy mô quốc gia đã được duy trì trong nhiều năm qua, là một phần không thể thiếu trong hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Mỗi cuộc triển lãm đều thu hút số lượng đông...

Dấu ấn hội họa trong di sản của Văn Cao

NDO – “Đơn giản nhưng uyên sâu”, “lối phối màu độc đáo” và “ sáng tạo mang tính khai phá”… là đánh giá chung của các nhà chuyên môn khi thưởng thức bộ sưu tập 200 tác phẩm minh họa...

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Có thể bạn quan tâm

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

CẢNH SÀI SƠN CỦA CÔNG VĂN TRUNG

  Tranh “sơn” (laque) Việt Nam có nhiều thể, và tương lai chắc chắn sẽ còn biến hóa khôn cùng, biểu hiện sức sáng tạo dường như vô tận của các họa sĩ Việt Nam xưa nay. Riêng về sơn mài...

Lời dặn dò thật thiêng

Nhân kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Mai Văn Hiến (1923-2023) – Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật từ 1981-1982 Hiếm ai như họa sĩ Mai Văn Hiến! Mỗi khi nhắc đến ông là trên môi mỗi người đều nở...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

  Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có...