PHẠM THÚC CHƯƠNG – MỘT HỌA SĨ LỚN, MỘT NHÀ TRIẾT HỌC

(Bài của A.L.G. trên tờ FAN EXPRESS số ra ngày 10 tháng 11 năm 1971. Q.V. phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp)
Vào cuối tháng trước (tức tháng 10 năm 1971 – TCMT), ông Phạm Thúc Chương, một họa sĩ người Việt Nam, sinh ở Bắc Kỳ, năm 1918, người đã từng giành giải thưởng lớn của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (vào năm 1938 – TCMT), và đã chọn một ngôi làng nhỏ bình yên gần Yvonand làm nơi sinh sống – đã mất.
Hội họa như vậy cũng đã mất đi một trong những họa sĩ tinh tế và nhạy cảm nhất, một tâm hồn phương Đông và nghệ thuật “tinh lược” của ông (đấy là ta đang nói về một họa sĩ Á châu, ông có thể vẽ ra một cành mận mà ta như thấy cả một mùa xuân!) Ông biết ép các đồ vật, con vật, các thực thể bộc lộ ra tất cả, khiến chúng trở nên thanh khiết hơn (và cứ thế, có vẻ trái ngược, nếu như ta đi tìm trong nghệ thuật lớn, một nét bền vững và chắc chắn).
Mỗi một bố cục của Phạm Thúc Chương có vẻ như thoáng qua theo một khoảnh khắc của cuộc sống, nơi chúng ta sẽ trải qua với sự nhẹ nhàng ấy, sự trong trẻo ấy của nghệ thuật ông, nó âm thầm đến từ một sức mạnh đôi khi không thể hiểu nổi. Các tác phẩm của ông viễn du qua hai thời kỳ: thời kỳ của sự trưởng thành được tạo ra ở mức độ trực giác, và một thời kỳ mang đầy tính nhục cảm trong thể hiện, ngắn ngủi hơn nhưng có rất nhiều cái hay hơn so với thời kỳ đầu tiên; cả hai thời kỳ như thế nối với nhau bằng cái thoáng chốc tinh khôi khi ngọn bút vẽ bắt vào bề mặt trắng (một kiểu cách bắt đầu với không gian như vậy chắc rằng hay hơn sự bắt đầu với những cái cây, con đường, những bông hoa mà người họa sĩ ấp ủ).
SỰ LÃNG QUÊN ĐỐI TƯỢNG
Để trông đợi cái đẹp, cần phải bắt đầu từ trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa ư? Đó chính là chìa khóa của Phạm Thúc Chương: Quên đi đối tượng để không có gì hơn ngoài cảm nhận cái bản chất, tuyến đường của vô thức. Điều này có thể thấy ở Phạm Thúc Chương qua các bức tranh lụa, tranh vẽ trên giấy Nhật Bản hay trên toan, làm người ta không thể cầm được suy tưởng về một chất thơ phương Đông, về những bài thơ tứ tuyệt kiểu Trung Hoa hay Nhật Bản, mà ta có thể gọi là theo truyền thống. Thế nhưng, ở trường hợp của Phạm Thúc Chương, cả hai cái đó lại chiếu vào mắt ta theo một cách riêng biệt, bằng sự đa dạng trong xử lý bề mặt và cách thức phải chịu đựng truyền thống ấy, nhằm khai thông một bút pháp hiện đại và duy nhất, mà tự trong nó vẫn biểu lộ được sâu sắc lòng trung thành với nòi giống, cho sự ngự trị của cây cỏ và muông thú mà nó vốn thích gợi lên bằng nét và mảng…
Phạm Thúc Chương sống ở Chavannes-le-Chêne (gần Yvonand), cùng người vợ trẻ, trong một ngôi nhà nhỏ nằm giữa cánh đồng, nơi ông đã nâng cao và đổi mới chính bản thân mình. Ở đấy cũng tạo ra một môi trường tiện nghi để mỗi năm hai lần, ông tập hợp các nhóm học chuyên đề để giảng dạy các bí mật của phương pháp ăn chay thực dưỡng (macrobiotic), vì người họa sĩ này cũng kiêm cả một bậc hiền triết.
Ông đã làm, như điều ông nói, là “người truyền đạt đạo lý của phương Đông…”
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Qua cầu. Lụa. 21×47,5cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội
Họa sĩ Phạm Thúc Chương (1918-1971)
Chữ ký của Phạm Thúc Chương trên một bản in năm 1965
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Hươu. Lụa. 63x60cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Trẻ em chơi đùa. Lụa. 18×44,5cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội
Một tác phẩm của Phạm Thúc Chương
A.L.G.
PHẠM THÚC CHƯƠNG (1918-1971)
1933-1938 Học khóa IX Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
1938 Giành giải thưởng lớn của Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương
1939 Gửi tham dự một số tranh sơn khắc tại Triển lãm Quốc
tế San Francisco
1940 Dạy vẽ
1946 Sang Pháp
Làm trang trí rạp hát và vẽ minh họa
TRIỂN LÃM HOẶC THAM GIA CÁC TRIỂN LÃM:
1947 Nhà Đông Dương ở Paris
1948 Phòng tranh Elysée, Faubourg St. Honoré, Paris
1949 Phòng tranh Thế kỷ ở Paris
1950 Vatican
1951 Viện Châu Á ở New York
Phòng tranh Thế kỷ ở Paris
1952 Phòng tranh Cardo trên đại lộ Matignon, Paris
1953 Phòng tranh Cardo
1955 Phòng tranh Wolfsberg ở Zurich
1956 Winterthour, Stockholm
1957 Anliker, Berne
1958 Wolfsberg – Zurich, Lausanne
1959 Berne, Stuttgart, Nuremberg, Winterthour
1960 Bảo tàng Bensberg, Stockholm, St.Moritz
1961 Wolfsberg – Zurich, Anliker – Berne
1962 Allemagne
1963 Phòng tranh Những người bạn của
nghệ thuật Neuchâtel, Anliker – Berne
1964 Zurich, Bâle
1965 Phòng tranh André Weil trên đại lộ Matignon, Paris
Phòng tranh Những người bạn của nghệ thuật
Neuchâtel, Anliker – Berne

 

Tin cùng chuyên mục

LỘC – DUYÊN – ĐẤT – TRỜI.

Thuần khiết tinh giản, tinh giản đồng nhất, hồn hậu tự nhiên dưỡng như không có gì là gì gắng gượng… là cảm giác mênh mông vô định… khi một mình trầm ngâm – tha thẩn trong phòng tranh...

Hồ Hữu Thủ: Trọn một đời với nghệ thuật

Ở phương xa khi hay tin hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ đã ra đi, lòng tôi trĩu nặng nỗi thương tiếc. Ông không chỉ là một hoạ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ. Tôi xin gửi lời chia...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Danh sách Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng Mỹ thuật Khu vực; Giải thưởng ngành Phê bình Mỹ thuật năm 2018

  Tổng số Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam: 05 giải thưởng: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba Tổng số Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Khu vực và ngành Phê bình Mỹ thuật: 90 Trong...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 26 năm 2021

 ...

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ ĐỖ HỮU HUỀ: KHÓA TÔ NGỌC VÂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÁC

Ở tuổi 85, chú Đỗ Hữu Huề vẫn hồng hào, tươi vui, tinh tường. Chú vẫn thường xuyên vẽ, đọc sách, tham gia triển lãm hoặc đi thăm bạn bè… Để có được bài phỏng vấn này (và giúp xác...

Ngắm “Xuân Hà Nội” qua tranh của các danh họa

Nhân dịp chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 317&318 tháng 5-6/2019

...