BỔNG CHƠI TRANH

 

Anh chàng Bổng tính cũng hay hay, nhưng cũng dễ gây cho người ta phải phiền toái. Đêm khuya khoảng 22, 23 giờ sắp sửa bước lên giường ngủ thì cu cậu mới mò mẫm đến chơi. Người dễ tính mấy cũng phải bực mình.

Lần đầu tiên Bổng tìm đến tôi để làm quen và để khỏi ngờ vực, anh xuất trình giấy chứng minh thư và tự giới thiệu là bộ đội chuyển ngành này là cán bộ Bộ Nông nghiệp, nhà ở phố Ngọc Hà cũng là phố tôi đang ở.

Qua câu chuyện, biết anh ham chơi cổ vật và thích thú các loại tranh. Nhưng sự am hiểu còn lơ mơ, thực ra là chưa biết gì.

Ít lâu sau anh rời chỗ cũ thuê một căn gác ở phố Hàng Buồm, ngõ đi chật hẹp tối om om phải nghiêng mình và dò từng bước mới leo lên nổi lên gác hai. Trong căn phòng rộng khoảng 12m2,  vợ chồng Bổng và hai cô con gái cùng chung sống. Đồ đạc thì ngổn ngang, nào chăn, nào màn, nào sách vở chai lọ. Quần áo thì treo trên mắc chưa có tủ đứng. Một số đồ gốm kiếm được còn để ở dưới gầm giường.

Nhờ sự đi lại nhiều lần và ham học hỏi, sự hiểu biết của Bổng về cổ vật và tranh cũng được nâng dần.

Được cái là Bổng tiếp thu nhanh và chịu khó mầy mò nên mỗi bận đi xa khi trở về cũng thu lượm được đầy ba-lô cổ vật.

Tôi đi đâu Bổng cũng lẽo đẽo đi theo đây đó, dần dà quen biết một số họa sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân…

Còn nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Hồ Bắc do Bổng tự tìm gặp và kết thân.

Thời đó ở Hà Nội nói về người chơi tranh rất hiếm chỉ độ dăm bảy người.

NGUYỄN SÁNG – Vũ trụ. 1985. Sơn mài. Sưu tập Phạm Văn Bổng

Trong một thời gian ngắn nhà Bổng đã đầy ắp nhưng bức tranh sơn, dầu bột màu. Bức sơn dầu của Lưu Công Nhân vẽ Bác Hồ đứng với bà con nông dân to bằng nửa chiếc chiếu. Tranh khắc gỗ vẽ xóm Sài Sơn của Nguyễn Tiến Chung ,… Hồi Nguyễn Tiến Chung cùng một số họa sĩ được mời sang Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, khi về cũng mang được một số tranh. Trong số đó có bức vẽ về phong cảnh Triều Tiên bằng thuốc nước mà ông Chung tặng cho tôi, cuối cùng cũng về tay Bổng. Tranh của Sỹ Tốt vẽ một số em đang ngồi quanh các đàn bầu để ngồi nghe người gẩy. Tranh cắt giấy của Mai Long có hình cô thiếu nữ. Tranh của Nguyễn Tư Nghiêm vẽ gà, vẽ trâu. Tranh của Phái thì Bổng cũng có vài bức.

Nhìn trong nhà Bổng lúc này đã khác trước lắm. Bổng được cái là khéo tán, nếu cần moi thì moi bằng được.

Lần cưới con gái đầu lòng, Bổng đưa thiếp mời Phái và dặn trước: “Anh có mừng cho cháu thì xin anh mừng cho bức tranh, còn em chẳng nhận tiền của anh làm gì”.

Ngày Tết Nguyên đán, Bổng mời Nguyễn Tư Nghiêm đến chơi. Trong không khí đầu xuân, Bổng bóc bánh chưng ra mời nhắm nháp chút rượu. Rồi Bổng đưa ra tờ giấy và chiếc bút vẽ và hộp thuốc màu,… xin anh vẽ cho em một bức tranh. Nể nang, Nghiêm vẽ chú bé cưỡi dê, vì năm đó là năm Mùi. Thế là mẩu bánh đổi hẳn được một bức tranh của Nghiêm.

Rồi có khi Bổng mang 5 quả na bọc trong chiếc mùi xoa mang biếu tôi, nói là cây nhà lá vườn mang từ quê ra, thực hư không rõ, có khi mua ở chợ cũng nên. Đến khi ra về Bổng lại xin tôi bức ký họa to (do ông Phái vẽ) bằng tờ lịch treo tường.

Bút tích Nguyễn Sáng trên cuốn vựng tập triển lãm cá nhân của Nguyễn Sáng năm 1984

Một số tranh của Sáng, Phái, Nghiêm, Chung của tôi rơi vào tay Bổng khá nhiều. Riêng chân dung Phái vẽ tôi bị Bổng lấy đi cũng tới 50 bức. Bổng chỉ đưa lại cho tôi một số bát đĩa cổ, viên ngói, hòn gạch đời Trần, đời Lý. Tôi trao đổi thoải mái thiệt hơn cũng chẳng kể gì.

Đối với tôi Bổng lúc nào cũng nhũn nhặn tự hạ mình, tôn tôi là đại ca và tự nhận mình là tiểu đệ.

Do tích cóp dần, nay một ít, mai một ít theo kiểu kiến tha lâu cũng đầy tổ, tích tiểu thành đại.

Số tiền đầu tư vào tranh của Bổng không đáng mấy,… kiểu nửa mua, nửa xin, đồng chịu, đồng trả đã trở thành bộ sưu tập đáng gờm. Đức Minh chơi tranh nổi tiếng cũng tìm đến Bổng.

Năm 1985 Bổng mạnh dạn mua của Sáng bức tranh sơn mài “Vũ trụ” khổ 100×150, mới trả được ít tiền. Được ít lâu sau có Việt kiều chơi tranh ở nước ngoài trả cho 40 cây vàng, bằng 200 triệu đồng lãi một gấp đôi nhưng Bổng cao tay không bán.

Năm 1998 Công ty Petro Fina đứng lên tổ chức đưa tranh Việt Nam  sang một số nước Châu Âu để triển lãm. Trọng tâm là các họa sĩ từng theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1925 trở lại. Thời gian trưng bày 3 tháng. Ban tổ chức có cử người đến mượn một số tranh của Bổng và có nhận được sự đồng ý nên Bổng nằm trong diện được mời sang dự lễ khai mạc triển lãm kèm theo cả vợ.

Thôi cũng mừng cho hắn chuyến ấy được đi được tây mà không mất một xu nào.                                                                          

Nguyễn Bá Đạm 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2021

– GIẢI NHẤT: Tác giả: NGUYỄN XUÂN LỤC (Hà Nội). Tác phẩm: Ma trận. Chất liệu: Sơn mài. Kích thước: 100 x 100 cm – GIẢI NHÌ: Tác giả: HỒ VĂN HƯNG (TP.HCM). Tác phẩm: Miền quê lao xao. Chất...

VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA SÁNG TẠO TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

  Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh đến mọi tầng lớp xã hội, trên quy mô toàn cầu. Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2020, hơn 40,5 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận,...

BỐN CHIẾC LỌ VÀ NHỮNG SỐ PHẬN

  Một buổi chiều, tôi đến chơi thăm ông bạn làm điêu khắc. Ông ngồi bần thần nhìn mấy chiếc lọ gốm trước mặt, chung quanh là những bức tranh cùng mấy giá sách. – “Lâu mới lại...

Tổng kết công tác nhiệm kỳ VIII (2014-2019) và phương hướng nhiệm kỳ IX (2019-2024) của Hội Mỹ thuật Việt Nam

  Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Hướng dẫn số 87-HD/BTGTW ngày 25/03/2019 của Ban Tuyên giáo TW và Công văn số 22/TB-ĐĐLH ngày 20/06/2019 của Đảng...

TRƯỜNG MỸ THUẬT KHÁNG CHIẾN QUA MỘT SỐ TRANG NHẬT KÝ CỦA LINH CHI

25/10/1951: Anh Vân (Tô Ngọc Vân-TCMT) đang vẽ bức tranh lụa “Bộ đội hành quân qua suối” và tranh cổ động tố cáo tội ác của giặc Pháp “Giặc giết”… bằng chì than. Anh để hết tâm trí làm...