Chờ “mùa gặt” mới của mỹ thuật xứ Quảng

Chưa đầy một tháng nữa, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 28 năm 2023 sẽ diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Lúc này, hàng chục hội viên Chi hội Mỹ thuật Quảng Nam đã “nộp bài” và háo hức chờ đợi ngày hội lớn nhất khu vực của giới mình…

Chưa đầy một tháng nữa, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 28 năm 2023 sẽ diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Lúc này, hàng chục hội viên Chi hội Mỹ thuật Quảng Nam đã “nộp bài” và háo hức chờ đợi ngày hội lớn nhất khu vực của giới mình…
Triển lãm mỹ thuật khu vực là một trong những động lực để các họa sĩ nỗ lực sáng tác những tác phẩm có chất lượng.

Động lực sáng tạo

Ngoài thời gian lên lớp và vẽ dịch vụ đây đó, họa sĩ Nguyễn Danh – hội viên Chi hội Mỹ thuật Quảng Nam luôn dành thời gian và tự “đặt hàng” chính mình trong quá trình sáng tác.

Theo anh, đó là cách để đam mê không bị nguội lạnh, không bị cuốn đi bởi cuộc mưu sinh. Và cũng bằng cách này, anh đã từng nhiều lần có tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật khu vực và riêng năm nay, lại tiếp tục có tác phẩm từ rất sớm.

Họa sĩ Nguyễn Danh tâm sự: “Đây là một sân chơi mà hầu như ai trong giới mỹ thuật cũng mong muốn được tham gia và tôi cũng không ngoại lệ. Do vậy, tôi tự “đặt hàng” với chính mình, dành tâm sức sáng tác để có tác phẩm tham gia triển lãm, để được sống trọn vẹn hơn với loại hình nghệ thuật mà mình lựa chọn, để có cơ hội được giao lưu, học hỏi và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê”.

Cũng vậy, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc khác của Chi hội Mỹ thuật Quảng Nam đã xem triển lãm mỹ thuật khu vực hằng năm là một “điểm đến” quan trọng cần phải đến trên hành trình sáng tạo của mình.

Bởi vậy, các cuộc đi thực tế sáng tác do Chi hội tổ chức nhằm chuẩn bị tác phẩm tham gia triển lãm bao giờ cũng có nhiều hội viên tham gia. Thậm chí, có người vì mưu sinh, vì những việc ngoài nghệ thuật chi phối đến mức tưởng đã buông hẳn cây cọ, nhưng rồi, khi sắp đến triển lãm lại nhập cuộc, lại sáng tác.

Theo họa sĩ Nguyễn Dũng – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Quảng Nam, một điều rất đáng ghi nhận là năm nay, đa số hội viên của Chi hội đã phát huy rất tốt tinh thần tự giác, tích cực hưởng ứng và hào hứng tham gia sân chơi mỹ thuật lớn nhất khu vực. Không cần hối thúc, nhắc nhở, từ cuối tháng 4 một số hội viên đã bắt tay sáng tác tác phẩm mới với mục tiêu “để tham dự triển lãm mỹ thuật khu vực”.

Một số người chuẩn bị sẵn tới 2 – 3 tác phẩm, chỉ chờ ban tổ chức triển lãm công bố chủ đề là lựa chọn tác phẩm phù hợp nhất để gửi đi. “Triển lãm mỹ thuật khu vực với nhiều người giờ đây đã thật sự là động lực để họ nuôi dưỡng cảm hứng, đam mê và nỗ lực sáng tác nên những tác phẩm có chất lượng hơn” – họa sĩ Nguyễn Dũng nói thêm.

Chờ đợi ở “mùa gặt” mới

Tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần này, Hội VHNT Quảng Nam gửi tham gia 43 tác phẩm của 32 tác giả. Bên cạnh những cái tên đã quen thuộc với nghệ thuật tạo hình xứ Quảng, đã có thêm những cái tên mới mà đi liền với đó là dấu hiệu của sự tiếp nối.

Bên cạnh những sơn dầu, acrylic, đồ họa, lụa… vốn khá dồi dào về số lượng, còn có sự dự phần của sơn mài, gò đồng, khắc gỗ, đinh chỉ… Ở đó, có sự gắn bó bền bỉ với mạch sáng tạo giàu cá tính trong tranh trừu tượng của Trần Văn Binh, Lê Việt Thắng, lần này còn có sự góp mặt khá ấn tượng của Trương Bách Bảo.

Mỹ thuật Quảng Nam tham gia triển lãm khu vực ngày càng đa dạng về chất liệu, phong phú về đề tài. Trong ảnh: “Ký ức Trường Sơn” – tranh khắc gỗ của Nguyễn Danh tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung – Tây Nguyên lần thứ 27 năm 2022. Ảnh: NVCC

Ngoài một Nguyễn Văn Hàm chắc tay và giàu suy tư trên từng nhát rìu ở tượng gỗ tròn là một Trần Đức khỏe khoắn, mạch lạc với tượng sắt. Tranh khắc gỗ, ngoài Trần Công Thiệm, Ngô Văn Phúc, nay lại có thêm Nguyễn Danh.

Sau một quãng thời gian không công bố tác phẩm mới, năm ngoái và năm nay Kiều Nhật Sang đã góp mặt trở lại với những bức tranh gò đồng, gò nhôm uyển chuyển, mềm mại. Và trẻ, lạ hơn cả của mỹ thuật Quảng Nam lần này là Nguyễn Đức Tín với tranh đinh chỉ (string art) – một thể loại còn rất mới mẻ ở Việt Nam.

Lúc này, có lẽ hãy còn quá sớm để đưa ra nhận định về chất lượng tác phẩm của Quảng Nam gửi tham gia Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung – Tây Nguyên lần thứ 28, cũng như chưa thể đối sánh với bên ngoài một cách chính xác vì chưa biết quy mô của các đơn vị bạn tại triển lãm như thế nào.

Tuy nhiên, với những gì đã có, có thể nói đây là một cuộc “ra quân” khá rầm rộ, đánh dấu một chặng đường sáng tạo bền bỉ, nhiều đam mê và đầy tinh thần trách nhiệm của giới mỹ thuật xứ Quảng.

“Từ nay đến khi triển lãm khai mạc, Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ chấm chọn vòng loại và sau đó là vòng xếp giải. Đến khi đó mới biết “mùa gặt” mới của mỹ thuật Quảng Nam năm nay có bội thu hay không. Thôi thì chúng ta cùng chờ đợi và hy vọng…” – họa sĩ Nguyễn Dũng nói.

Theo Báo Quảng Nam

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

NGUYỄN KHẮC CHINH – HẠNH PHÚC KHI LÀ CHÍNH MÌNH

  Nguyễn Khắc Chinh: sinh năm 1984. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật hà nội (2006). Hiện sống và sáng tác tại Hà Nội. Tạp chí Mỹ thuật (TCMT): Nghệ thuật Việt Nam nhìn chung biến chuyển như thế...

KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 (1945-2020): HAI TRIỂN LÃM QUAN TRỌNG NGAY SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

  I. TRIỂN LÃM VĂN HÓA 1945 Trong những ngày sôi sục khí thế cách mạng, Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam đã khai mạc Triển lãm Văn hoá ngày 7 tháng 10 năm 1945 tại nhà Khai Trí Tiến Đức (nay là số...

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 4 (Bắc miền Trung) lần thứ 26 năm 2021

 ...

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....

Thị trường mỹ thuật và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam

  Sau hơn 35 năm hội nhập kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển vô cùng to lớn. Việt Nam đã từ một nước nghèo được đưa vào danh sách các nước có thu nhập...