BẢN SẮC

         

Từ khi là một cô bé với óc tưởng tượng phong phú, mỗi lần nhìn ngắm những đám mây trên trời, Vi Việt Nga luôn tạo ra được những câu chuyện cho riêng mình và từ đó niềm đam mê nghệ thuật lớn dần lên trong cô… Khi lớn lên cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

Họa sĩ Vi Việt Nga sinh năm 1982, tại Lạng Sơn, người dân tộc Tày. Năm 2002 cô theo học khoa hội họa, trường Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc. Trong quá trình học, cô nhận ra mình rất thích dòng tranh khắc gỗ, và từ đó chủ yếu thể hiện dòng tranh này, vì với cô tranh khắc gỗ mang một sắc thái rất tình cảm và truyền thống. Với tình yêu thiên nhiên cộng với việc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn của người dân miền núi nên sự thẩm thấu cuộc sống và tình yêu đồng bào các dân tộc của cô luôn được thể hiện qua đời sống sinh hoạt bình dị hàng ngày, nên tranh của cô chủ yếu xoay quanh chủ đề sinh hoạt và phong cảnh miền núi.

Họa sĩ Vi Việt Nga

Năm 2005, cô ra trường và công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Được tiếp xúc với nhiều tác phẩm nghệ thuật và nhiều họa sĩ, tình yêu của cô càng mạnh mẽ.

Năm 2007, cô lại tiếp tục theo học tại khoa Tạo dáng Công nghiệp, chuyên ngành Thiết kế Đồ hoạ của Viện Đại học Mở Hà Nội. Cô luôn nỗ lực học tập và tham gia các triển lãm của học sinh, sinh viên, triển lãm khu vực…

Năm 2004 cô tham gia triển lãm Mỹ thuật và nhiếp ảnh tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc, tỉnh Thái Nguyên. Năm 2007 tham gia triển lãm khu vực Việt Bắc – Tây Bắc, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn. Năm 2008 tham gia triển lãm tranh của các họa sĩ công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Năm 2010 tham gia triển lãm tranh của các họa sĩ công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2012 tham gia triển lãm tranh sinh viên của Viện Đại học Mở tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Với tình yêu vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua các trang phục, năm 2017 cô theo học lớp thiết kế áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam và muốn đưa những hình ảnh tranh của mình lên áo dài truyền thống đậm đà bản sắc nhưng không kém phần sang trọng và quý phái với phương pháp cắt thiết kế hoàn toàn mới nhằm tôn phom dáng người phụ nữ Việt Nam và xử lý triệt để các khuyết điểm mà phương pháp cắt may thông thường để lại.

Vi Việt Nga – Quê em. 2003. Khắc gỗ. 60x79cm

 

Vi Việt Nga – Chợ phiên. 2003. Khắc gỗ. 40x60cm

 

Vi Việt Nga – Làm then. 2003. Khắc gỗ. 61x81cm

 

 

Cô từng mơ ước mình có một triển lãm tranh cá nhân và khi “đủ nắng thì hoa sẽ nở”, khi đủ quyết tâm mọi việc sẽ thành. Cô quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của mình với những đam mê, từ ý tưởng triển lãm tranh khắc gỗ, tranh đồ họa và ứng dụng lên thực tế. Những tác phẩm tranh của mình được in lên áo dài. Với ý tưởng, mỗi bức tranh về mỗi dân tộc thể hiện qua tà áo dài. vừa thể hiện tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật nói chung, vừa thể hiện tinh thần những bản sắc của các dân tộc nói riêng qua tà áo dài truyền thống Việt Nam.

Với sự đam mê và quyết tâm, cô dự định ra mắt cuộc triển lãm cá nhân đầu tiền của mình vào năm 2019 vơi 25 tác phẩm tranh khắc gỗ và trình diễn bộ sự tập 12 tác phẩm áo dài được in tranh đồ họa chính các tác phẩm của cô mang tên “Bản Sắc”.

Triển lãm dự kiến diễn ra vào ngày 15 tháng 11 năm 2019 và mở cửa đón khách đến tham quan trong 03 ngày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

 

 

Họa sĩ Vi Việt Nga mặc trang phục áo dài do cô tự thiết kế 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TRANH LỤA “KHỞI NGHĨA”

  Năm 1970, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh đang giảng dạy tại trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Nhân lúc rảnh rỗi, lại đang xa vợ con, ông vẽ một bức tranh lụa, vốn là sở trường, lấy đề tài là...

Diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam

NDO – Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam diễn ra từ ngày 6 đến hết 20/12 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là dịp để công...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

...

RANH VẼ CHUỘT CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM

  Đề tài “con giống” thực ra xuất phát từ một ghi chép của Nguyễn Tư Nghiêm trước bức chạm gỗ cổ “Mèo ngoạm cá” ở đình Bình Lục, Đông Triều, Quảng Ninh, những năm 1955-1956. Như...

Xem một số hình nghiên cứu của Nguyễn Sáng cho bức tranh "Thành đồng Tổ quốc"

    Nghệ thuật hiện đại dường như đã làm biến đổi toàn bộ các khái niệm của hội họa. Ngày nay, thật khó có được những định nghĩa chặt chẽ cho các thể loại mang tính phụ thuộc...