Diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam

NDO – Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam diễn ra từ ngày 6 đến hết 20/12 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là dịp để công chúng chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu, sự phong phú trong tạo hình, với nhiều ý tưởng, xu hướng công nghệ mới. Cuộc thi không chỉ góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của Mỹ thuật truyền thống, mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế, ghi nhận một diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm “Phố” của tác giả Lê Công Vương (Cần Thơ).

“Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2023” là sự kiện quan trọng của giới mỹ thuật cả nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức.

Cuộc thi nhằm tổng kết, đánh giá những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật, giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế các tác phẩm mỹ thuật xuất sắc của các họa sĩ, nghệ sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong 3 năm (từ 2020 đến 2023).

Ông Mã Thế Anh, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2023 đã thu hút rất nhiều tác giả tham gia, các tác phẩm rất phong phú và đa dạng, bám phát hơi thở đời sống đương đại, có nhiều đề tài mới lạ. Năm nay, ban tổ chức lựa chọn Bảo tàng Hà Nội để trưng bày triển lãm, không gian bảo tàng sẽ đáp ứng được sự mong đợi của công chúng yêu nghệ thuật”.

Sau hơn 4 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được gần 4.000 tác phẩm của hơn 1500 tác giả đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước gửi về tham dự.

Tác phẩm “Thế nam – Thế nữ” của tác giả Võ Thành Nhân (Thừa Thiên Huế).

Qua đánh giá của hội đồng nghệ thuật, các tác phẩm được lựa chọn để trao thưởng và trưng bày triển lãm đã phản ánh chân thực hơi thở của cuộc sống đương đại, đáp ứng được mong mỏi của những người làm nghề. Đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ các nghệ sĩ trẻ với ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật giàu tính đột phá, thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống.

Tác phẩm “Dáng hồng thơm hương” của tác giả Lê Nguyên Chính (Thành phố Hồ Chí Minh).

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: “Triển lãm lần này tôi cho là rất đa dạng về ngôn ngữ và chất liệu. Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến khả năng nghề nghiệp của các họa sĩ và các nhà điêu khắc, điều đó đã khẳng định thời kỳ mới của nền mỹ thuật Việt Nam. Qua từng tác phẩm được lựa chọn để trưng bày, và các tác phẩm mà ban tổ chức, hội đồng nghệ thuật lựa chọn để có những giải thưởng xứng đáng, ghi nhận những đóng góp mới của các nghệ sĩ. Đặc biệt là tiếng nói đương đại, tiếng nói của ngôn ngữ mới cho nền mỹ thuật Việt Nam đang khẳng định một sự tự tin mới của những người rất trẻ”.

“Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2023” không chỉ góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của mỹ thuật truyền thống, mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế, mở ra trang mới cho mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.

Tin cùng chuyên mục

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

Sáng 26/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm Khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các Bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam –...

BƯỚC ĐẦU CỦA HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

  Trường Mỹ thuật, năm đầu tiên sáng lập, ở khu vực vườn Dufeur, cũng trong phạm vi của Trường Mỹ thuật bây giờ. Đó là một sưởng lớn, lợp kẽm trước kia chứa xẻng cuốc của sở...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Tưởng niệm Victor Tardieu

Tardieu (1870-1937) đã rẽ vào một khúc quanh định mệnh khi ông nhận được Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine) (1) và một học bổng sang Đông Dương. Con trai ông, nhà thơ danh tiếng Jean...

45 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT, LỊCH SỬ, CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KỶ NIỆM

  Năm 2017, nhân Tạp chí Mỹ thuật (TCMT) tròn 40 tuổi và 25 năm tôi làm báo ở Tạp chí, tôi đã viết bài “25 năm với Tạp chí Mỹ thuật”. Năm nay, Tạp chí 45 tuổi và tôi lại có thêm 5 năm làm...