Trần Bình Lộc – Chùa Láng

 

 

TRẦN BÌNH LỘC (1914 – 1941)

Tác phẩm: Chùa Láng, Hà Nội

Năm sáng tác: 1936

Chất liệu: Sơn dầu

Kích thước: 65x102cm

Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

Trần Bình Lộc có một cuộc đời hết sức ngắn ngủi. Ông đã mất tại Lào khi mới 27 tuổi trong một tai nạn.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa V (1929-1934), ông sớm có tác phẩm tham dự các cuộc triển lãm quan trọng đương thời và đã được công luận đánh giá cao, chẳng hạn hai bức tranh sơn dầu “Hòa sắc vàng” và “Túp lều tranh” trưng bày tại Salon 1935 và Salon 1936 của SADEAI (Hội An Nam khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ).

Ông đã từng đi khắp ba nước Đông Dương để vẽ con người và cảnh vật: sông nước, phố xá, di tích cổ (đình, chùa, đền), sư sãi, vũ nữ… Sinh thời, số lượng tranh của ông khá nhiều, nhưng cũng sớm tản mát khắp nơi, đặc biệt ở nước ngoài, mà bức tranh “Chùa Láng” ở đây chính là một ví dụ.

Tranh của Trần Bình Lộc thể hiện một thị hiếu cổ điển “mềm”, thường đem lại cảm giác thanh thanh, lâng lâng. Vẽ sơn dầu, ông rất giỏi dùng sắc-độ, chỉ bằng những tương phản nhẹ, hơi đầm đậm hơi nhàn nhạt, hơi âm ấm hơi lành lạnh, qua những vệt bút, vệt dao rộng rãi, phóng khoáng – cũng đã đủ để diễn tả cảnh vật trong vô vàn sắc thái tinh tế. Hội họa ông bởi vậy rất gần với hội họa sáng (peinture claire) ấn tượng chủ nghĩa, có một vẻ độc đáo riêng không dễ trộn lẫn.

 

F.A.M.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2020

    Mãi đến gần đây, thông qua các cuộc đấu giá nghệ thuật ở nước ngoài, chúng ta dường như mới được biết đến một số bức tranh sơn mài của Trần Hà. Và cũng mới được biết,...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 7-8 năm 2020

  Trần Quang Trân có thị hiếu cổ điển, sở thích của ông là vẽ chùa chiền, các công trình kiến trúc cổ, cây cổ thụ, mặt nước… Xem tranh ông người ta thường thấy nắng và những cái bóng...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 3-4 năm 2020

  Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Tác phẩm: Bố cục Năm sáng tác: Khoảng 1960-1970 Chất liệu: Mực nho, màu nước, phấn màu Thuộc Bộ sưu tập Nghệ thuật Quang Phúc, Hà Nội   Nguyễn Gia Trí bắt...

Bộ sưu tập collection Tạp chí Tết năm 2020

  JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971) Tác phẩm: Hai cô gái bên bờ ao Năm sáng tác: Khoảng 1940-1943 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 106x81cm Thuộc bộ sưu tập Nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh   Joseph...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại

(Chinhphu.vn) – Tranh dân gian Hàng Trống còn là dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam và là dòng tranh dân gian của Thăng Long – Hà Nội xưa. Để bảo tồn, góp phần phát triển văn hóa, du lịch trên...

Nhà điêu khắc Nguyễn Hoàng Ánh – Người giữ nhịp cho nền điêu khắc miền Nam giai đoạn 1986 đến nay

  Lịch sử khai sinh và hình thành nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung từ thời kỳ nghệ thuật Đông Dương cho đến cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 đã sản sinh ra khá nhiều...

25 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

    Ngày 1/6/1992, tôi về nhận công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT), làm biên tập viên kiêm phóng viên. Năm ấy, thời tiết rất giống năm nay, vào hè ít nóng, có mưa sớm. Mấy cái cây trước...

Chiêm ngưỡng “Bảo vật quốc gia – Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam”

(Chinhphu.vn) – Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức khai mạc Trưng bày: “Bảo vật quốc gia – Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam”. Kỷ niệm 78 năm...

MỘT ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ MỸ THUẬT SÂN KHẤU

  Nhân đọc “Mỹ thuật Sân khấu Việt Nam” của PGS. TS. Họa sĩ Đoàn Thị Tình, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội, 2020. Nghệ thuật sân khấu, ngay từ khi mới ra đời, đã có sự tham gia của mỹ...