Mỹ thuật đương đại – dòng chảy vẫn còn nhiều khúc vướng mắc và gián đoạn với người tiếp cận

Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn là nghệ thuật đương đại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu, hội nhập và phát triển như hiện nay, việc các quốc gia, dân tộc hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại dường như là tất yếu. Văn hóa, nghệ thuật trong đó có mỹ thuật càng không thể đảo ngược, mà ngược lại phải đi trước, đón đầu và bắt nhịp một cách sâu rộng

Sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật diễn ra khắp nơi, như một trào lưu chảy không ngưng nghỉ, nắm bắt điều mới mẻ vừa lạ vừa kỳ quặc và phi thực tế… Mọi hình thái đều trong ý tưởng siêu nhiên, tạo nên những con người dị thường dám nghĩ dám làm, tạo làn sóng xô muôn trùng khá mạnh mẽ trong thời kỳ mới.

Cuộc sống thay đổi khá nhiều, những cái cũ dường như lỗi thời và không còn hợp với xu thế thời đại mới. Nhưng nền tảng mỹ thuật truyền thống lại là chiếc nôi làm sống lại nghệ thuật đương đại bởi sự tinh tế, bởi hồn cốt cháy bỏng trong đam mê, học thuật thật sự tinh tế và bài bản. Mỹ thuật Đông Dương với một thời kỳ đầy biến động, sóng gió, của chiến tranh, của chế độ phong kiến hà khắc mà vẫn tồn tại và phát triển rất hào hùng.

Mỹ thuật đương đại phát huy kế thừa trong sự phát triển nhanh và ồ ạt đã nảy sinh và làm bộc lộ không ít những hạn chế. Hoạt động sáng tạo mỹ thuật phải chăng đang bị thị trường hoá? Việc vi phạm bản quyền tác giả liệu có chính sách để ngăn chặn? Việc phân hoá trong lực lượng sáng tác do quan niệm, điều kiện sống, điều kiện tiếp cận. có ngày càng xa? Thị trường mỹ thuật Việt Nam bao giờ được phản ánh một cách đúng mực? Liệu toàn cầu hoá đặt ra những thách thức như thế nào đối với mỹ thuật Việt Nam?…

Sao mỹ thuật, hội họa kỳ lạ vậy – chẳng hiểu gì cả, “loằng ngoằng” – “biến ảo” – “hỗn độn”. Còn người trong giới nghệ thuật thì sao? Họ cũng đang trong quá trình nghiên cứu học hỏi bắt nhịp xu thế, nhưng không dễ để ai cũng làm được điều đó bởi lối mòn tư duy muốn phá vỡ là cả một sự khó khăn, một phần trong số họ cũng coi những điều phi thường là bất bình thường, sống khác không dễ chút nào để cộng đồng người yêu nghệ thuật tiếp nhận. Trong khi đó giới trẻ lớn lên trong điều kiện đất nước đổi mới, mọi phương tiện công nghệ hiện đại đã dẫn dắt giới trẻ tiếp cận thế giới chỉ bằng một cái nhấp “chuột”. Mở ra con đường thênh thang rộng mở để nghiên cứu học hỏi, và thế là mỹ thuật đương đại được cập nhật rất nhanh chóng. Một làn gió mới, hơi thở mới, dòng chảy mới làm bao người cũng phải ngỡ ngàng, “ồ” – “à”.

Qua nhiều cuộc chia sẻ và thưởng lãm nhiều loại hình nghệ thuật, có những thứ ta chưa tận hiểu và thấu trong cách tạo tác nên các giá trị tác phẩm, nhưng đã để lại trong ta những cảm nhận rất “mới”-“lạ”. Dù rằng phải nói “thẳng” là chẳng hiểu gì. Nhưng khi so sánh đối chiếu trong vấn đề thẩm âm, có lẽ chúng ta đang được thưởng thức bản nhạc hay, âm hưởng trầm bổng, quyến rũ, lay động cuốn hút tâm hồn chúng ta trong vô thức mà lắng đọng mãi không nguôi. Cũng như ngắm một người phụ nữ đẹp đã để lại trong lòng thi nhân một sự cảm mến vô bờ. Sống trong thực có hư, trong hư có thực. Mọi sự vật hiện tượng trở nên đẹp đẽ hơn, càng nhìn càng say, càng cuốn. Nếu “rõ” như ban ngày thì không còn sự hấp dẫn lôi cuốn nữa.

Mỹ thuật đương đại ai thật sự hiểu sẽ tâm huyết để truyền tải cái Chân – Thiện – Mỹ, cái ẩn ý sâu và rộng, có triết lý nhân văn trong nhìn nhận về nhân sinh quan, thế giới quan. Có cảm khái về nội tâm và năng lượng, là nguồn từ trường trong vũ trụ bao trùm không gian tiếp dẫn để mỗi khi sáng tạo tác phẩm có sự tiếp nhận cao độ, lúc đó tâm an tịnh trong cảnh giới thiền tịnh mà cho ra đời những tác phẩm đẹp không thể nghĩ bàn. Tâm trong, sáng tác phẩm cũng hồn nhiên, tự nhiên như người tạo ra tác phẩm, là những đứa con tinh thần mang vóc đáng của tâm hồn và trí tuệ.

Nghệ thuật đương đại hội tụ mọi yếu tố rất đời thực nhưng lại là thứ khiến con người ta cho là khó hiểu, khó tiếp cận. Có những thứ như làm cho miếng bánh ngon, dễ ăn với hương vị truyền thống trở nên thông thường và vô vị. Nhưng nếu được pha trộn, hòa quyện với sắc màu của công nghệ mới, chiếc bánh trở nên hợp thời đại, cộng đồng đón nhận và hợp xu thế. Mỗi thời đại đều có cái nhìn riêng trong cách nhìn nhận và cảm thụ. Thế giới đa sắc diện trong con mắt tinh tế không bị cái tôi án ngữ. Thay đổi theo phong cách mới hướng tới cộng đồng sống trong sự an nhiên chia sẻ, góp cho đời mọi phương diện mở và tính thẩm mỹ đạt đến sự tinh tế bậc cao, lòng bác ái, vị tha – bản ngã con người là chủ thể, tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, đó là mỹ thuật đương đại .

Trên đà phát triển này mỗi nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà thiết kế sáng tạo luôn là những người tiên phong trong xu thế mới, luôn có những góc nhìn thật mở kế thừa phát huy từ truyền thống, tiếp cận tinh hoa, hòa nhập thời đại để sản sinh nên những giá trị nghệ thuật tầm cỡ, mang tính cộng đồng, giá trị sáng tạo nghệ thuật cao, đáng học hỏi và chính họ, các nghệ sĩ đương đại, sẽ có cơ hội được nhìn nhận rằng họ là những người tiên phong, là những người mang tới giá trị tinh thần rất lớn tới cộng đồng, và họ đã rất thành công trong việc truyền tải giá trị tinh thần của thời đại. Bởi làm được nghệ thuật muôn vàn khó. Nghệ thuật không phải là thứ chúng có thể’ nhìn thấy, nghe thấy, chạm thấy, ngửi thấy mà chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà thôi. Nên khi hiểu họ, những nghệ sĩ đa tài luôn mong mỗi chúng ta có sự yêu mến cảm thông và đồng cảm để’ mỗi khi đứng trước tác phẩm, tâm hồn ta hoà nhập lạc vào của tác phẩm, thiên nhiên và con người là thể’ thống nhất sống trong chan hòa yêu thương.

Mong rằng trong giai đoạn khó khăn của dòng chảy nghệ thuật, tiếng nói nghệ thuật đương đại sẽ là cần thiết để xoa dịu những trăn trở về cuộc đời của những con người cũng như vị thế của họ trong cuộc sống. Nghệ thuật đương đại vẫn đang đối diện với những thách thức mới. Hội nhập để phát triển nhưng phải giữ được những nét đặc trưng của văn hóa Việt. Nghệ thuật chỉ đẹp khi có tâm hồn đẹp, tạo tác nên những tác phẩm đẹp, thuần duy mỹ trong sáng tạo, hàm chứa cảm xúc và quan điểm sống về mọi mặt tích cực của xã hội thật sự có tính nhân văn và trí tuệ cao cả.

THU HUYỀN – XUÂN TIẾN

Tin cùng chuyên mục

Nối sợi chỉ dài

Triển lãm cá nhân “Đường kim mũi chỉ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm, bày 22 tác phẩm vật liệu tổng hợp, khổ lớn. Triển lãm khai mạc lúc 18h00 ngày 13/5, kéo dài đến hết ngày 31/5/2024....

Bức tranh toàn cảnh Panorama – thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Từng đặt chân đến miền đất lịch sử Điện Biên Phủ nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi thấy hào hứng như lần này. Đó là trong không khí hân hoan cả nước hướng tới kỉ...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Tin cùng chuyên mục

Mối quan hệ giữa mỹ thuật ứng dụng và các loại hình nghệ thuật khác

Khi nói tới mối quan hệ qua lại giữa các ngành nghệ thuật, tới sự trợ giúp và ảnh hưởng lẫn nhau của chúng; cũng như sự tác động của các loại hình nghệ thuật khác tới sự sáng tạo mỹ...

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

MỘT SỐ GƯƠNG MẶT ĐIỂN HÌNH VIET ART NOW 2019

  Tháng 12 năm 2019 tại Nhà Đấu giá Chọn, 63 Hàm Long, Hà Nội đã khai mạc tuần lễ trưng bày và đấu giá các tác phẩm, đồng thời ra mắt sách chủ biên bởi hoạ sỹ Phạm Hà Hải do Nhà Xuất...

Giới thiệu cổ vật thời Càn Long nhà Thanh tháng 12 của Nhà đấu giá Aguttes

...

Bùi Xuân Phái với mỹ cảm nude

  Trong hội họa, đề tài tranh khỏa thân phải trải qua nhiều thăng trầm và bị “soi” nhiều nhất, người thì thích xem, thích vẽ, người thì nói đến là lắc đầu và nói lảng sang...

CHUYỆN BIÊN TẬP Ở TẠP CHÍ MỸ THUẬT

  Tính đến năm 2022, là tròn đúng 10 năm tôi bắt đầu vào làm việc cho Tạp chí Mỹ thuật (tháng 2/2012), và cũng tình cờ là đúng dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Tạp chí Mỹ thuật (1977-2022). 10...

‘TENSIONS CALMÉES’, 1937 CỦA WASSILY KANDINSKY, LỜI THÁCH THỨC ‘ENTARTETE KUNST”

  (* Từ tiếng Đức, có nghĩa là Nghệ thuật suy đồi, đây là cái nhãn Đức Quốc Xã gán cho nghệ thuật mà họ không chấp nhận, với nỗ lực đặt nghệ thuật dưới sự kiểm soát của mình)...