Nối sợi chỉ dài

Triển lãm cá nhân “Đường kim mũi chỉ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm, bày 22 tác phẩm vật liệu tổng hợp, khổ lớn. Triển lãm khai mạc lúc 18h00 ngày 13/5, kéo dài đến hết ngày 31/5/2024. Địa điểm: Blanc de Blancs, 83-85 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM. Triển lãm do Art Key tổ chức, với sự đồng hành của Blanc de Blancs và Jockey. Giám tuyển: Lý Đợi.

Họa sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đăng Nghiễm

Mấy năm rồi, hôm nay lại được kiến trúc sư Nghiễm cho xem tranh mới, với ấn tượng luôn luôn mạnh mẽ, khỏe khoắn và mộc mạc trong chất liệu mà anh chọn để thể hiện. Toát lên một chút nông dân, nông thôn, nhớ mùi rơm rạ trong chất liệu mà anh dùng, chất liệu bố gai.

Với chiều sâu-chiều rộng, với tính phong phú trong hội họa thế giới cho đến hôm nay, thì gần như người ta đã khai thác hết mọi chất liệu, mọi kỹ thuật, mọi thủ thuật… Nên bây giờ người làm nghệ thuật muốn làm khác đi, muốn chọn một lối riêng là không phải điều dễ dàng. Bởi thế nên Hoàng Đăng Nghiễm lại chọn lối riêng của mình, làm tranh bằng bố gai – hay còn gọi là bao tải. Với tính cần cù và chịu khó nghiên cứu, anh chọn tìm bao bố ở các chợ, rồi về giặt sạch, ngâm chất bảo quản, rồi nhuộm màu theo ý riêng, thỉnh thoảng đôi chỗ anh còn kẻ chữ như chữ thường in trên bao hàng, trong đó anh gởi gắm những nội dung mang những hàm ý hiện sinh, thường là những câu nói dấy lên nỗi niềm của anh về chiến tranh, về thân phận, về môi sinh.

 

Hoàng Đăng Nghiễm – Cát bụi vẫn còn
Hoàng Đăng Nghiễm – Đường kim mũi chỉ 3
Hoàng Đăng Nghiễm – Hàn gắn 1

KTS Hoàng Đăng Nghiễm xuất thân gia đình có cha làm nghệ thuật, là cố họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận, nhưng anh lại chọn lối đi khác biệt, học kiến trúc, rồi mở doanh nghiệp. Sau bao năm ổn định anh quay lại làm hội họa, cũng một thời thực hành vẽ vời bằng hội họa giá vẽ, tức là toan với màu. Nhưng rồi anh muốn tìm cái gì đó khác lạ hơn, cá biệt hơn, cuối cùng anh nghiên cứu và làm tranh bằng bao bố. Đây là một chất liệu phổ biến nhưng ít người dùng, riêng Hoàng Đăng Nghiễm lại nâng bao bố lên một tầm khác, nó không còn là một bao tải để tải hàng nữa, mà được anh nhuộm, rồi nối các mảnh lại với nhau, ngang dọc dọc ngang như ngã ba ngã tư đường, nó như cuộc đời vốn vậy. Dân gian có câu “ vụng đường khâu làm rầu miếng vá” nhưng anh không vụng, Nghiễm thật khéo đôi tay và khéo cả tâm hồn khi chắp vá các mảnh bố rách rời như chắp vá những rạn nứt trong những lòng tha nhân, nối lại những đau thương giữa con người với con người, giữa chiến tranh và hòa bình, như lời anh tâm sự: “ Những đường kim mũi chỉ, mỗi mũi khâu là một kết nối, là nhịp tim, là hơi thở, vá khâu những đứt gãy của các sợi dệt chữ thập. Hàn gắng những rạn nứt tâm hồn, trân trọng những giá trị còn sót lại”.

Đọc những tâm sự của anh bổng thấy thương người họa sĩ quá, một thân mình lẻ loi nhưng với một tâm hồn rộng lớn: “ ngã nguyện vô cùng”. Lòng nhân ái của người họa sĩ thật đẹp, khi dùng phương tiện, là vật liệu đơn giản nhất, bụi bờ nhất là cái bao bố gai, để dệt thêu nên những hàn gắn tốt đẹp và thiện lương, gởi gắm những tâm tư vào đó, rồi khi đứng trước các tác phẩm của anh làm cho chúng ta cảm thấy dễ gần gụi với một chất liệu dân dã, không cao sang nhưng cũng không bội bạc, mỗi tác phẩm là phương tiện truyền tải ý niệm rất đơn giản, mà nói tranh dễ hiểu cũng đúng, nói khó hiểu cũng đúng. Các tác phẩm đều làm cho người xem một cảm nhận riêng biệt, cứ để lòng mặc sức tự đặt câu hỏi và tự trả lời về những gì Nghiễm làm, điều đó cho thấy Nghiễm đã thành công khi mở lòng mình để chia sẽ những trăn trở, những suy tư thánh thiện với người xem tranh của anh.

Hoàng Đăng Nghiễm – Cát bụi vẫn còn 4
Hoàng Đăng Nghiễm – Đường kim mũi chỉ 4
Hoàng Đăng Nghiễm – Hàn gắn 4

   Đây là lần thứ hai tôi được xem tranh của Kts Hoàng Đăng Nghiễm, cũng là lần thứ hai viết bài cho Nghiễm, nên chữ nghĩa để viết lại cho một cảm nhận mới cũng không phải dễ, phải suy nghĩ cân nhắc mấy hôm, vì cần một nhìn nhận khác, một cảm nhận khác, và hướng mới trong tranh của Nghiễm cũng cần một cái nhìn thấu cảm hơn. Thật bồi hồi khi anh mời xem tranh, tuy không khác lần trước nhiều, nhưng cảm phục cách anh chọn kỹ thuật làm tranh, vì chỉ có chừng đó bao bố, lui tới cũng chỉ có ba bốn màu vải, một vài đường khâu, vậy nên để làm khác đi cho người xem không nhàm chán thì rất cần những cân nhắc trong khi chọn bố cục cho tranh, nếu không khéo là bí, rồi nhanh nản, nhưng Nghiễm không vậy, anh miệt mài chắp vá lên những hình hài nhìn không chán.

Một lần nữa lại chúc mừng KTS Hoàng Đăng Nghiễm với phòng tranh solo thứ hai đầy cá tính và nhiều tình cảm, chúc mừng người xem lại được thưởng thức các tác phẩm mới, chất chứa nhiều tâm nguyện của Nghiễm. Trân trọng.

Trần Vĩnh Thịnh   

Tin cùng chuyên mục

Chuyện bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi giữa Thủ đô

Nhiều năm qua, người dân và du khách đã quen ngắm nhìn bức tranh cổ động khổ lớn vẽ Bác Hồ bế em bé được treo trang trọng trên mặt tiền tòa nhà Thông tin-Triển lãm thành phố Hà Nội ở khu...

Bức tranh toàn cảnh Panorama – thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Từng đặt chân đến miền đất lịch sử Điện Biên Phủ nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi thấy hào hứng như lần này. Đó là trong không khí hân hoan cả nước hướng tới kỉ...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY THÀNH LẬP HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Tiến tới Đại hội, Đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Tạp chí Mỹ thuật xin đăng lại hai bài viết về những sự kiện, những hoạt động và những kỷ niệm của...

HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG – BÍ DANH CỦA MỘT HỌA SĨ TÀI NĂNG TRONG SUỐT SỰ NGHIỆP

  Khi nhận được bản thảo đã lên ma-két của cuốn sách Bí danh Huỳnh Phương Đông của hai tác giả, hai người bạn trẻ mà tôi yêu mến : Phạm Hoàng Việt và Nguyễn Hùng Cường, thú thực là tôi...

XU HƯỚNG CHIẾT TRUNG TRONG NGHỆ THUẬT

  Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

  Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 303&304 tháng 3-4/2018

...