HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

 

Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam.

Đầu năm 2017, cuốn sách “Trịnh Hữu Ngọc từ những tác phẩm còn lại” do họa sĩ Trịnh Lữ biên soạn (trong nhiều năm) đã tạo nên một làn sóng hâm mộ, được coi như một sự kiện rất nhiều người mong chờ. Khi sách được xuất bản đã không nằm ngoài kỳ vọng của bạn đọc và trở thành một cuốn sách được nhiều người kiếm tìm.

Họa sĩ Trịnh Lữ còn là người dịch sách từng được giải thưởng dịch thuật văn học của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn nghệ Hà Nội (2004 – 2005) và tác giả của nhiều bài giới thiệu chia sẻ kiến thức lịch sử nghệ thuật hội họa trên blog và trên facebook của ông, được đông đảo bạn đọc mến mộ. Ông tên thật Trịnh Hữu Tuấn, được bố mẹ dạy vẽ từ nhỏ, và dù làm nghề gì (ông là kỹ sư Xây dựng Mỏ, phát thanh viên tiếng Anh của đài Tiếng nói Việt Nam từ thời chiến tranh, chuyên gia truyền thông và đào tạo phát triển của Liên Hiệp Quốc…), lúc nào ông cũng vẽ, như một nếp sống riêng tư, thích dùng chì than, phấn mầu, màu nước, và sơn dầu. Tranh ông đã triển lãm cả ở Mỹ và Hà Nội.

Ở bên Mỹ ông vẫn đạp xe đi rất xa nhà, đến những nơi có phong cảnh thanh bình và thơ mộng để vẽ. Thông thường là các cảnh đẹp, lãng mạn với mọi sắc thái không gian, thời gian trong ngày cũng như các mùa trong năm. Nhưng tất cả đều dịu nhẹ, yên bình và trong veo trong cảm xúc. Với Việt Nam, tình cảm ông dành cho quê hương  luôn đặc biệt trìu mến, đầy yêu thương. Tết  Nguyên đán Đinh Dậu 2017, ông ở Việt Nam trọn vẹn một cái Tết để in sách cho cha. Khi về Mỹ, ông ghi lại những cảm xúc ấm áp đầy xúc động đầy tràn hương vị Tết Hà Nội bằng một seri tranh phấn mầu. 19 tác phẩm là tập hợp những khoảnh khắc trước, trong và sau Tết. Có thể tin chắc rằng, bất cứ những ai đã từng sống với Tết Hà Nội đều bùi ngùi khi xem những tác phẩm này. Cũng thời gian này năm ngoái, trên Số xuân Đinh Dậu 2017, Tạp chí Mỹ thuật đã đăng bài viết “Xem tranh cũ nhớ Tết xưa” của họa sĩ Trịnh Lữ viết về những tác phẩm vẽ Tết của cha ông là cụ Trịnh Hữu Ngọc. Tiếp nối câu chuyện ấy, nhân dịp xuân Mậu Tuất 2018, Ban Biên tập Tạp chí Mỹ thuật xin trân trọng gửi tặng bạn đọc bộ tranh vẽ “Hương vị Tết Hà Nội” của họa sĩ Trịnh Lữ. Hy vọng như món quà nhỏ đầy yêu thương dành tặng bạn đọc Tạp chí Mỹ thuật nhân dịp Xuân về…

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc:

Chợ hoa Tết Hàng Lược tấp nập ngày cuối năm…

 

Vỉa hè đồ cổ dịp chợ hoa Tết Hàng Lược. Thánh thần chơi với nhân gian. Ấy là hơn chục năm trước rồi. Có những khoảnh khắc rất vui…

 

Tò he. Tay ai nặn nên số phận nào? Ở chợ hoa Tết Hàng Lược, chụp năm trước Tết nào cũng gặp bác nặn tò he này, có dáng bộ đội về hưu. Tết rồi không thấy bác ấy nữa…

 

Hàng Buồm, xế cổng Hội Nhà văn Hà Nội, một chiều gần Tết…

 

Sắp Tết rồi, cháu đông khách bác ạ…

 

Sáng sớm mùng 1 Tết – mưa bụi Hàng Đậu đủ để những dấu tích xưa hiện diện lặng lẽ với nhau…

 

Đồng Xuân sớm mùng 1 Tết – Người một mình đi đâu…?

 

Phế tích nhìn theo cảnh già – một mình đi chúc Tết…

 

Hồ Gươm sáng sớm mùng 1 Tết, mới chỉ có mình đi chúc Tết cỏ cây…

 

Bách Thảo một sáng sương sớm đầu năm…

 

Hàng Nón sớm mùng 1 Tết…

 

Sáng sớm mùng 1 Tết, vội về với mẹ ư…?

 

Hàng Đường sớm mùng 1 Tết…

 

Văn Miếu vào Tết – ta thêm con vuông này Cụ nhỉ….

 

Chốn xưa nghiên bút hồn thu thảo…

 

Đầu xuân sớm mùng 1 Tết… ôi nương náu góc tường xưa…

 

Mùng 5 Tết, chợ đã họp, nhịp sống thường ngày bắt đầu quay trở lại…

 

Ngoài tường mua chữ ồn ào… Trong tường cổ thụ lặng vào hồn xưa…

 

Hoàng Anh

(*) Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 301 & 302 tháng 1-2 năm 2018 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

VỀ BỘ SƯU TẬP TRANH CÔNG GIÁO CỦA CỐ LINH MỤC ĐAMINH TRẦN THÁI HIỆP

  Có thể nói về một nền Nghệ thuật Công giáo Việt Nam, và một trong những người có công hàng đầu trong việc thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển của nền nghệ thuật này, chính là cố...

NỀN MỸ THUẬT CHÍNH TRỊ

  Người ta thường thấy những hình tượng dành cho mục đích chính trị được sử dụng trên khắp thế giới. Điển hình những bức tranh khảm thời kỳ Byzantine thuộc thế kỷ thứ 6 mô tả các...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

...

TẾT ƠI!

  Lứa 6X ở Hà Nội thì ai ai cũng hai lần phải đi sơ tán, rời thành phố về quê để tránh bom Mỹ. Lần đầu, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom phá hoại các tỉnh...

ALIX AYMÉ – TÌNH MẪU TỬ

Alix Aymé (1894-1989) là một nữ họa sĩ Pháp có một tiểu sử huyền thoại. Gốc người Marseille, lấy hai đời chồng, chồng thứ hai là một vị tướng, anh trai của nhà văn nổi tiếng Marcel Aymé. Bà...