ALIX AYMÉ – TÌNH MẪU TỬ

Alix Aymé (1894-1989) – Tình mẫu tử, sơn mài, 55×36,5cm   Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật Quang San, Tp. Hồ Chí Minh

Alix Aymé (1894-1989) là một nữ họa sĩ Pháp có một tiểu sử huyền thoại. Gốc người Marseille, lấy hai đời chồng, chồng thứ hai là một vị tướng, anh trai của nhà văn nổi tiếng Marcel Aymé. Bà học vẽ ở Viện bảo tồn Toulouse, từng du lịch khắp Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản… Riêng ở Đông Dương bà có hai công trình đáng kể: Một bức tranh tường ở Hoàng cung Luang Prabang, và một vài năm làm giảng viên hướng dẫn về sơn mài ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bà không chỉ đã được công nhận là một tên tuổi lớn ở Pháp, ở châu Âu, mà gần đây, những đóng góp của bà cho quá trình hoàn thiện hội họa Việt Nam cũng đang dần được công nhận.

Trong nghệ thuật sơn mài, Alix Aymé đã tiếp thu được nhiều kiến thức và kỹ thuật của người Nhật Bản. Tranh của bà vừa mang tinh thần, tính hiện thực của nghệ thuật châu Âu, vừa mang tinh thần tính trang trí của nghệ thuật Á Đông. Đó thực sự là một thành tựu nghệ thuật độc đáo hiếm có.

F.A.M.

 

Tin cùng chuyên mục

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Nguyễn Gia Trí – Một đời phiêu lưu với hội họa

Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...

Họa sĩ Sophie Trịnh và hành trình sáng tạo 23 tác phẩm trong 6 năm

Họa sĩ Sophie Trịnh vừa trình làng triển lãm đầu tay mang tên “Lớp lang cảm xúc” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nữ họa sĩ đã dành hơn 6 năm để...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Họa sĩ Nguyệt Hồ – người vẽ hồn sông Vị, thành Nam

  Họa sĩ Nguyệt Hồ tên khai sinh là Vũ Tiến Đa, sinh năm 1905 tại thôn Thi Thượng, xã Vị Hoàng (Vị Xuyên), nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Bút danh Nguyệt Hồ gắn với quê gốc gia tiên...

NHỚ VỀ BỐ MAI VĂN HIẾN

  Nói đến nền hội họa cách mạng Việt Nam không thể không nhắc đến người cha thân yêu của tôi – họa sĩ Mai Văn Hiến. Sự nghiệp của ông đã được nhiều người viết và giới thiệu. Trong...

CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI BẤT TOÀN

  Khi ngẫm về các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, có gì giống nhau giữa họ,...

NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

  Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có...

THẨM TRANH

  Ông Đặng Thái Hoàng là nhà kiến trúc và nhà nghệ thuật học. Ông viết sách về nghệ thuật trừu tượng với nhiều lời bàn sâu rộng. Một hôm, ông đến phòng làm việc của tôi chơi, ông...