NỀN MỸ THUẬT CHÍNH TRỊ

 

Người ta thường thấy những hình tượng dành cho mục đích chính trị được sử dụng trên khắp thế giới. Điển hình những bức tranh khảm thời kỳ Byzantine thuộc thế kỷ thứ 6 mô tả các triều đình của Justinian và Theodora ở cung thánh của nhà thờ tại San Vitale; ở đây, những mục đích chính trị và tôn giáo được hợp nhất ở mỹ thuật. San Vitale thuộc thành phố cảng Ravena, nằm ở bờ biển phía đông nước Ý, vào thế kỷ thứ 6 là một phần đất quan trọng mang tính chiến lược của đế chế Byzantine. Hoàng đế và hoàng hậu cai trị ở Constantinople (Istanbul ngày nay), Thổ Nhĩ Kỳ và cả hai cùng chưa từng đến Ravenna. Nhưng hoàng đế Justinian ra lệnh xây dựng các nhà thờ khắp đế quốc như là dấu hiệu về lòng mộ đạo và là sự khẳng định về quyền lực hợp pháp của ông.

Tranh khảm của Justinian cho thấy những tu sĩ và chiến binh ở hai bên ông ta. Mặc một chiếc áo choàng dát vàng và cầm một thánh giá khảm kim cương là Maximian, một vị tổng giám mục của Ravenna. Justinian mặc một chiếc áo choàng màu tím và đội vương miện biểu thị vương quyền cai trị của ông; quanh đầu ông là một hào quang biểu hiện cho thần linh. Ở phía bên phải của nhà vua có hai quan cận thần và một vệ binh. Người sau cầm một chiếc khiên có khắc chữ Chi – Rho, hai chữ đầu tiên mang tên bằng tiếng Hy Lạp của Chúa Jesus. Đây là những chữ Constantine đặt trên chiếc khiên của mình sau khi công nhận sức mạnh của Thánh giá.

Triều đình Justinian, khoảng 547. Tranh khảm, 2,64×3,65m. San Vitale, Ravenna, Ý
Triều đình Theodora, khoảng 547. Tranh khảm, 2,64×3,65m. San Vitale, Ravenna, Ý

Tranh khảm về Theodora cho thấy bà ta đứng ở trong một phòng vòng cung của giáo đường giữa các tu sĩ và những thị nữ. Bà đang dâng hiến một lễ văn trên phần dưới của chiếc áo choàng màu tím của bà có thêu hình ba vị vua. Giống như vua Justinian, bà cũng đội vương miện, và vòng hào quang là dấu hiệu thánh thần của bà (mặc dù bà đã từng là một gái điếm hạng sang trước khi trở thành hoàng hậu). Chậu nước thánh ở phía xa bên trái của bức tranh khảm nhắc nhở người xem nhớ lại nghi lễ khi trở thành một người Thiên Chúa giáo.

Thông điệp từ những bức tranh khảm này muốn khẳng định Justinian là người thừa kế hợp pháp của Constantine và Theodora là nhiếp chính của ông. Lòng mộ đạo của Justinian, giống như của Theodora được chứng tỏ bởi sự gần gũi với những viên chức của Giáo hội và bởi những biểu hiện thần thánh. Từ quan điểm chính trị những bức tranh khảm được thay thế cho những người trị vì và đưa ra hình ảnh của một đế quốc hùng mạnh thịnh vượng được hỗ trợ bởi Giáo hội và quân đội.

Jacques-Louis David – Napoleon ở đèo Thánh Bernard, 1800. Tranh sơn dầu 2,44×2,31m. Bảo tàng quốc gia du Château de Versailles

Một kiểu hình ảnh khác vẫn tồn tại trong Mỹ thuật phương Tây là tranh chân dung cưỡi ngựa – một vị vua trên lưng ngựa. Một trong những khuôn mẫu ấn tượng huyền thoại nhất là bức tranh Napoléon ở đèo Thánh Bernard, năm 1800 của Jacques-Louis David (1748 – 1825), mô tả Napoléon trong một phong cách lý tưởng hóa. Ông ta được cho cưỡi trên một con ngựa đầy ấn tượng (trong thực tế, ông ta cưỡi một con lừa), tương phản với bộ quân phục cắt may công phu và phong thái chỉ huy, đội quân của ông hầu như chỉ thấy ẩn hiện xa xa. Hàng chữ khắc nổi bật trên những tảng đá ở tiền cảnh bên dưới Napoléon là “BONAPARTE” (tên riêng của ông). Ít khác biệt, như thể bị che phủ bởi tiếng tăm và phong thái của Napoléon là những cái tên của những nhà quân sự sáng chói trước ông – Carolus Magnuc (Charlemagne) là Vị Hoàng Đế La Mã Thiêng Liêng đầu tiên, lên ngôi thăm 800 và Hanibal, viên đại tướng người Carthaginian thuộc thế kỷ thứ ba trước CN được người ta kể lại đã dẫn một đoàn voi vượt dãy núi Alps trong cuộc chiến tranh Punic giữa Rome và Carthage.

Laurie Schneider Adams

     Trần Văn Huân (dịch) 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Cú lừa đảo tranh giả lớn nhất trong lịch sử

  Một trong các bức tranh giả của hắn được treo trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Steve Martin từng mua một bức tranh giả khác của hắn. Và nhiều bức khác đã được...

Thẩm mỹ công nghiệp trong hội họa của Charles Sheeler

Charles Sheeler được coi là một trong những nghệ sĩ hòa hợp nhất với quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Mỹ. Nghệ thuật của ông cho thấy tinh thần tiên phong của Mỹ đã chuyển từ...

Học hội họa theo lối hàn lâm ở Barcelona và Florence

  Hội họa ngày nay đã phát triển rộng lớn đến mọi tầng lớp người yêu hội họa. Xã hội phát triển đã thúc đẩy một phần không nhỏ từ những năng khiếu tuổi nhi đồng, thiếu niên cho...

Có thể bạn quan tâm

NGHỆ NHÂN SƠN MÀI ĐINH VĂN THÀNH: ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

Tôi là cháu ngoại của cụ Phó Thành (Đinh Văn Thành) là nghệ nhân sơn mài vốn quen biết nhiều họa sĩ của Trường Mỹ thuật Đông Dương từ thời Pháp thuộc. Tôi có may mắn được sinh ra và lớn...

Một thời làm tranh sơn mài ở Sài Gòn

  Nghệ thuật vẽ tranh sơn mài được tìm tòi và phát triển nhờ các giáo sư và sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương, đã sớm có thành tựu với nhiều tác phẩm được yêu thích từ thời...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

PHẠM THÚC CHƯƠNG – MỘT HỌA SĨ LỚN, MỘT NHÀ TRIẾT HỌC

(Bài của A.L.G. trên tờ FAN EXPRESS số ra ngày 10 tháng 11 năm 1971. Q.V. phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp) Vào cuối tháng trước (tức tháng 10 năm 1971 – TCMT), ông Phạm Thúc Chương, một họa sĩ...

Trưng bày hơn 80 tác phẩm hội họa về đất nước

(ĐCSVN) – Triển lãm “Đất nước tôi” giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007 của nhiều danh họa trong...