Ký họa miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Ký họa miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ là một bước đi vững chắc của ngành Mỹ thuật Giải phóng, nó làm tiếp nhiệm vụ của lớp đàn anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua.
Suốt những năm dài của cuộc kháng chiến ở miền Nam, không có tranh tượng giàn dựng công phu với kích thước cỡ lớn.

Cuộc kháng chiến dài dằng dẵng ở đây diễn ra ác liệt trên khắp miền đất nước. Ở mọi nơi là chiến trường, là trận địa, là cuộc sống chiến đấu sôi động hào hùng. Người họa sĩ đồng thời cũng là người chiến sĩ vai mang ba lô, tay mang cặp di chuyển từ nơi này sang nơi khác, họ cầm súng chiến đấu với quân thù và cầm bút vũ những người đồng chí, đồng bảo của họ. Đó là những chuyến đi thực tế dài này trong suốt hai mươi năm đánh Mỹ.

Cổ Tấn Long Châu – Được lịnh xuất kích

 

Lê Tâm – Tiểu đoàn pháo ngụy ở Plây-ku rút chạy. Bút chì

Với niềm tin vào sự nghiệp vĩ đại, tình thương của họ trải rộng ra khắp mọi nơi, từ lưu vực sông Cửu Long đến miền Đông và rừng núi Tây Nguyên bất khuất. Tình sâu nghĩa nặng với nong sông đất nước, người họa sĩ thể hiện tình yêu của mình hơn là chép sự vật nhìn thấy. Họ làm chuyện đó ngay trên chiến hào, ngoài trận đại, trong căn cứ du kích hoặc đang hối hả cùng cùng đoàn quân bước nhanh trên những chặng đường giao liên vất vả. Trong hoàn cảnh đó ở miền Nam chỉ có ký họa.
Từ trong khói lửa ta gởi đi khắp mọi miền Tổ quốc, đến bạn bè khắp năm châu những bức tranh còn mang hơi nóng và nhịp thở của người miền Nam chiến đấu của các họa sĩ Huỳnh Phương Đông, Cổ Tấn Long Châu, Lê Lam, Thái Hà, Nguyễn Văn Kính, Hồng Hải, Phạm Đỗ Đồng, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Su Man… Đó là những bông hoa đỏ rực mà các anh đã hái từ trong cuộc kháng chiến diệu kỳ này.

Thực tế của miền Nam trong giai đoạn lịch sử vừa qua là thực tế đấu tranh của những người bất khuất kiên trung ở đầu sóng ngọn gió, chống lại kẻ thù tàn bạo nhất của loài người, làm ngời sáng thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Từ trong cuộc đấu tranh đó đã là nguồn sáng tạo phong phú, là kho đề tài vô tận, cái đẹp muôn màu vẻ gây hấp dẫn biết bao cho những người công tác mỹ thuật. Chính vì biết quý trọng giá trị cuộc sống đó, các họa sĩ lao vào cuộc chiến đấu và sáng tác, có đồng chí đã ngã xuống như những người dũng sĩ hiến dâng đời mình cho mảnh đất này càng đậm đà chất nghệ thuật.

Nhìn qua những ký họa, ta vô cùng thương nhớ các anh Huỳnh Công Thu, Hoàng Anh, Lê Văn Chương, Nguyễn Quang Bửu, Huỳnh Quốc Trọng, Phạm Ngọc Lâm, Hà Xuân Phong và một số các anh đã ngã xuống trên khắp chiến trường.

Thái Hà – Giải phóng quân

 

Phan Phương Trực – Điểm giao hàng đội X60 Trung Nam Bộ. Màu nước

Tranh ký họa của các anh cùng với tranh ký họa của những họa sĩ còn lại là những sản phẩm nghệ thuật giá trị, đánh dấu được một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc, là một bản trường ca về đất nước con người mà âm thanh và giai điệu của nó là đường nét màu sắc trong sáng.

Tiêu chuẩn đánh giá tầm cỡ một tác phẩm mỹ thuật không phải là chất liệu, khuôn khổ, kích thước. Bằng những chất liệu thô sơ dễ kiếm như chì than, thuốc nước, mực đen… những ký họa của các anh đã là một tác phẩm thật sự.

Hình ảnh các lực lượng vũ trang trong chiến tranh bao giỡ cũng đậm nét nổi bật vì học là sức mạnh trụ cột bẻ gãy mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Ký họa miền Nam không chỉ đã dày công ghi lại được những hình ảnh đó mà còn khắc sâu đậm nét sức mạnh phi thường của giới phụ nữ là người mẹ, người chị thương yêu đảm đương cho chồng con yên lòng đánh giặc – là lực lượng chính trị hùng mạnh trong đội quân tóc dài với hai bàn tay không đã làm đảo lộn nhiều mưu sâu kế độc của kẻ địch.

Phạm Đỗ Đồng – Cán bộ hậu cần miền Đông. Chì than

Hình ảnh của người phụ nữ trong những trang ký họa thật đậm đà yêu mến, sự có mặt của họ trên suốt chặng đường kháng chiến: từ hậu phương đến tiền tuyến, trong mọi hành động chống Mỹ, đâu đâu chúng ta cũng nhìn thấy họ, thật xứng đáng biết bao với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ đã tặng cho giới phụ nữ Việt Nam.

Như những con ong mật cần cù chăm chỉ, các họa sĩ miền Nam tỏ ra là người lính xung kích xông pha trên khắp chiến trường. Họ làm việc với ý thức chủ động mang về cho nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam những đóa hoa thơm ngát của hương vị miền Nam chiến đấu và chiến thắng.

Từ trong những tập ký họa “Đất nước con người” các họa sĩ đã cho ta thấy những nét mặt căm thù chịu đựng qua những tháng năm đen tối nằm hầm ngủ bụi che giấu lực lượng sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

Một lực lượng mới ra đời.

Mặt trận Dân tọc Giải phóng được thành lập. Hàng triệu người bị áp lực vùng lên. Vùng giải phóng mở rộng kiêu hãnh thách thức với quân thù. Ta thấy đó đây hình ảnh của bộ đội du kích hiên ngang giữa ban ngày. Anh chị em dân công tiếp lương tải đạn, những bà mẹ chiến sĩ dõng dạc chỉ thẳng vào mặt quân thù, những em giao liên, liên lạc len lỏi giữa sào huyệt địch. Bàn chân vạn dặm giải phóng dẫn dắt ta đi khắp mọi miền. Từ trận Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài, Dốc Miếu, Gio Linh đến tổng tiến công Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong hy sinh và bất khuất, dân tộc ta lớn lên như Phù Đổng, đội ngĩ chúng ta dày dặn với gian lao tắm mình trong thử thách đấu tranh, đã ghi chép khá đầy đủ, đã làm tròn nghĩa vụ của người họa sĩ xung kích trên tuyến đầu chống Mỹ.

Thắng lợi rồi, ta chưa có những tranh tượng lớn, cũng chưa có thời gian và điều kiện xây dựng những tác phẩm đáp ứng lòng mong mỏi của Tổ quốc và nhân dân, nhưng bằng hiện thực sinh động phong phú qua từng trang ký họa ấy cộng với vốn sống dồi dào và nhiệt tình sẽ vươn tới đỉnh cao của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

Nhớ lại quãng đường đã qua, ta không khỏi bồi hồi xúc động, rằng trong gian lao thử thách ấy, ngành Mỹ thuật Giải phòng không bị mai một. Ngược lại nó ngày càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết cùng với nhịp điệu của cuộc đấu tranh. Chính vì các họa sĩ, điêu khắc đã bám chặt cuộc sống và từ cuộc sống này đã vui bồi những tình cảm thiêng liêng cao đẹp, những giá trị và lẽ sống ở đời, để rồi họ sáng tạo ra những tác phẩm, những ký họa hừng hực chất chiến đấu, chất thơ, chất nhạc như chính tình cảm và rung động tâm hồn họ. Những tác phẩm đó là hiện thực sinh động của miền Nam trong suốt hai mươi năm qua.

Thanh Châu

 

Tin cùng chuyên mục

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Nhớ Cát Tường

Họa sĩ Cát Tường (Le Mur) học khóa 4 (1928-1933) tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, đồng môn với các họa sĩ: Lưu Đình Khải, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí… ông nổi tiếng là người đã sáng...

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

MỘT ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ MỸ THUẬT SÂN KHẤU

  Nhân đọc “Mỹ thuật Sân khấu Việt Nam” của PGS. TS. Họa sĩ Đoàn Thị Tình, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội, 2020. Nghệ thuật sân khấu, ngay từ khi mới ra đời, đã có sự tham gia của mỹ...

Thông báo về triển lãm mỹ thuật khu vực VII Đông Nam Bộ lần thứ 26 năm 2021

 ...

LINH CHI – VẼ VÀ SỐNG LÀ MỘT

  Hội họa hiện đại Việt Nam bắt đầu từ thế hệ các họa sĩ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngót trăm năm đã qua, những họa sĩ ở thời kỳ này đều là những bậc thầy, những...

NHẠC SĨ – HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

  Nguyễn Đình Phúc, tên thật là Tô Thắng, sinh năm 1919, mất năm 2001. Quê cha ông ở đảo Mác-ti-níc, miền Nam châu Phi, với hàng dừa xanh trên nền trời biển xanh biếc. Cha ông mất sớm. Còn mẹ...

TÌM VỀ KÝ ỨC- TRIỂN LÃM CỦA CÂU LẠC BỘ NỮ TÁC GIẢ

  Đến hẹn lại lên, vào đúng dịp cả thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, lại đúng dịp đầu xuân Kỷ Hợi, không khí Tết dường như vẫn còn vương vấn trên những...