Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật luôn là sự đổi mới của chính mình trong sự so sánh tự thân. Xem loạt tranh bột màu giấy dó của Trần Ngọc Hưng, tôi cảm nhận được điều đó từ anh.

Họa sĩ Trần Ngọc Hưng sinh năm 1982, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội chuyên ngành sơn mài, Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hiện nay anh đang làm việc tại Trung tâm Tu sửa tác phẩm mỹ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

TRẦN NGỌC HƯNG – Chuối rừng 289. 2017. Bột màu, giấy dó. 60x80cm

Hưng say mê với đề tài chuối rừng dựa trên chất liệu bột màu giấy dó trong suốt hơn mười năm. Anh bắt gặp sức sống mãnh liệt của hoa chuối rừng không phải khi nó mới nở, mà ở lúc những chùm hoa đã tàn lụi, hình thành nên quả, hoặc héo úa, chỉ còn trơ lại thân chuối và những vết tích xám nâu. Tuy vậy, trên nền gam héo úa tàn tạ ấy, những bông hoa cuối cùng hắt lên một màu đỏ rực, ngạo nghễ vươn lên đầy sức sống, đầy quyết liệt. Vẻ đẹp tạo hình từ hoa, quả, lá, thân chuối cùng với ý tứ nghệ thuật đầy chất thơ khiến cho họa sĩ say mê trải nghiệm bằng những khám phá bút pháp đầy táo bạo. Bột màu giấy dó dường như không phải là chất liệu gì mới mẻ đối với hội họa ở Việt Nam. Nó rất gần với căn cốt của họa sĩ Việt. Người ta không còn lạ lẫm với giấy dó trong những vốn liếng hội họa dân gian Đông Hồ, Hàng Trống. Với hội họa đương đại, công chúng yêu mến nghệ thuật cũng đã từng được thưởng lãm những thành công lớn dựa trên chất liệu này ở những họa sĩ Trần Duy, Ngọc Thọ, Lý Trực Sơn, Nguyễn Xuân Tiệp… Tuy nhiên, trên nền tảng đặc thù chất liệu, tìm hướng đi ra sao để không bị lặp lại truyền thống, mà vẫn thỏa mãn tính sáng tạo, sự mới mẻ và mang không khí đương đại là điều rất khó.

TRẦN NGỌC HƯNG – Chuối rừng 68. 2013. Bột màu, giấy dó. 60x9168cm

Trần Ngọc Hưng đã chọn cho mình lối vẽ đầy khoáng đạt, mạnh mẽ và táo bạo dựa trên đa phần là những gam màu nóng, không bị giới hạn trong khuôn khổ hình khối, đường nét nữa mà phóng túng, nhưng cũng đầy kiểm soát dựa trên mỹ cảm cá nhân, có sức thuyết phục lớn với công chúng. Người ta có thể thấy ở những tác phẩm chuối rừng là câu chuyện thiên nhiên, nhưng cũng là câu chuyện con người, hơn ai khác, chính là câu chuyện về họa sĩ. Ở mỗi bức tranh là sự xôn xao của nhịp điệu và màu sắc rất riêng, không lặp lại và có sức hút mạnh mẽ. Bởi thế, tranh bột màu hoa chuối của Trần Ngọc Hưng đã có mặt trong rất nhiều bộ sưu tập trong và ngoài nước.

TRẦN NGỌC HƯNG – Chuối rừng 108. 2017. Bột màu, giấy dó. 56x90cm

 

TRẦN NGỌC HƯNG – Chuối rừng 128. 2018. Bột màu, giấy dó. 56x80cm

 

Hơn mười năm với một đề tài và một chất liệu là cả sự thử thách lớn đối với họa sĩ. Vẽ làm sao để không lặp lại chính mình, vẽ làm sao để luôn mới. Với vài trăm bức tranh về một đề tài, một chất liệu nhưng không hề lặp lại có thể khẳng định một sự tin tưởng của công chúng vào hoạt động nghệ thuật của Trần Ngọc Hưng trong hành trình nghệ thuật phía trước.

Đào Anh Duy 

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 307-308, tháng 7-8 năm 2018.

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Có thể bạn quan tâm

Thẩm mỹ công nghiệp trong hội họa của Charles Sheeler

Charles Sheeler được coi là một trong những nghệ sĩ hòa hợp nhất với quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Mỹ. Nghệ thuật của ông cho thấy tinh thần tiên phong của Mỹ đã chuyển từ...

Gần 1.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về Di sản văn hóa Việt Nam

NDO – Theo thông tin từ Ban tổ chức cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ nhất – năm 2023, sau 5 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút gần 1.000 tác phẩm của gần 500...

SƯU TẬP LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO, NHỮNG CHIA SẺ CỦA NHÀ SƯU TẬP MARIA BRITO

  Tháng 1 năm 2009, Maria Brito bỏ nghề luật sư để phát triển công việc cố vấn nghệ thuật. Hiện tại, cô là cố vấn được săn đón của những khách hàng nổi tiếng Gwyneth Paltrow, Sean Comb,...

Tin mỹ thuật Việt Nam tháng 7-8 năm 2020

Triển lãm “Trung du +” Triển lãm diễn ra từ ngày 30/7 đến ngày 9/8/2020 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, với sự tham gia của năm họa sĩ, nhà điêu khắc: Dương Hà, Lê Phạm Hiền,...

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI NGA 20 NGHỆ SĨ "ĐẮT GIÁ" CÒN SỐNG

Danh sách các nghệ sĩ đương đại có tác phẩm đắt giá nhất ở Nga trong 10 năm qua không có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở phần trên bảng xếp hạng. Lần đầu tiên chúng tôi đã công bố nó vào...