“TRỘI Ở ĐÂU?” HAY BÀN VỀ SỰ TRINH TRẮNG CỦA NHÀ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT

 

Cặp vợ chồng sưu tập tranh huyền thoại người Mỹ Mera và Don Rubell sẽ giải mã: Tốt nhất người ta nên mua tranh của ai và vào lúc nào tại các triển lãm; và làm thế nào người ta cũng biết được vì sao một họa sĩ đã bước qua đỉnh điểm cuộc đời nghệ thuật của mình. Bài phỏng vấn của Tạp chí Art.

 

Art: Vì sao Ông Bà vẫn muốn tiếp tục phát triển bảo tàng cá nhân vốn đã đáng nể lắm rồi của Ông Bà?

Don Rubell: Nguyên nhân cho mỗi vụ chuyển nhà của chúng tôi là do chúng tôi cần thêm nhiều kho để chứa tranh. Chưa kể có những bức tranh quá khổ cần những phòng trưng bày lớn. Năm 1993 khi chúng tôi chuyển từ New York về Miami thì các tác phẩm của Charles Ray là quá khổ. Ở những căn phòng mới bây giờ thì đây là lần đầu tiên kể từ 20 năm nay, chúng tôi đã có thể lắp đặt “các tấm gỗ tuyết tùng” của Carl Andre.

Mera Rubell: Và chúng tôi bắt đầu tự hỏi: Sẽ ra sao nếu như từ ngôi nhà này, chúng tôi làm thành một bảo tàng và cũng sẽ gọi tên nó như thế? Trong suốt 26 năm chúng tôi hoạt động với Rubell Family Collection (Sưu tập Gia đình Rubell), mọi người thường hỏi, để xem nó liệu có cần giấy mời hay không. Họ không hiểu rằng, bộ sưu tập của chúng tôi là thuộc công cộng. Đấy là một bước đầy hiểm nguy cho chúng tôi, bởi lẽ tôi cảm thấy quá kiêu ngạo khi gọi tên nó là bảo tàng. Nhiều năm chúng tôi thậm chí chẳng dám tự gọi mình là nhà sưu tập.

Vào những năm 1960 họ bắt đầu sưu tập tác phẩm nghệ thuật bằng ngân sách nhỏ và hôm nay đã thuộc vào những nhà sưu tập quan trọng nhất thế giới: Mera và Don Rubell

 

Don và Mera Rubell trong những phòng mới của họ cùng các tác phẩm của Kehinde Wiley (“Sleep”, 2008, phải) và Glenn Ligon (“America”, 2008, trái)

Art: Vì sao Ông Bà quá chần chừ như vậy?

Mera Rubell: Người châu Âu luôn đánh giá chúng tôi cao hơn người Mỹ. Chỉ khi chúng tôi đến tham gia bảo tàng ở Cologne, chúng tôi mới tự tin hơn. Ngay 1993 khi chúng tôi mở phòng tranh ở Miami chúng tôi vẫn có cảm giác không chắc chắn. Các họa sĩ mà chúng tôi sưu tập tranh của họ, khi ấy còn chưa nổi tiếng. “Con dê” của Paul McCarthy đón người xem ở cửa vào nhưng chẳng ai biết ông ta. Chúng tôi cũng chưa có tác phẩm nào của Jasper Johns, Rauschenberg, vì chúng tôi chưa mua được tranh của họ. Một tác phẩm của Johns giá 900 đô, so sánh với nay đã là một triệu đô. Bởi vậy chúng tôi sưu tập tác phẩm của những nghệ sĩ như Cindy Sherman với giá 25 hay 50 đô theo phương thức trả dần. Lương giáo viên của tôi là 100 đô/tuần, chồng tôi khi ấy còn đang học y.

Art: Ông Bà đến với nghệ thuật như thế nào?

Don Rubell: Đấy là do tò mò. Tôi học một, hai giờ, dành một giờ để đến thăm những nghệ sĩ đã dọn đến những cửa hàng ở New York. Nhờ đó niềm ham thích của chúng tôi nảy nở.

Mera Rubell: Chúng tôi không quan tâm đến những gì người khác làm, mà chỉ quan tâm tới những gì chúng tôi cảm thấy thích thú.

Khi vào năm 1993 Mera và Don Rubell khai trương các phòng triển lãm của họ ở Miami, nhóm của Paul McCarthy tiếp đón người xem với con dê (“Cultural Gothic”, 1992) – tại đây thì người nghệ sĩ này còn tương đối chưa nổi tiếng.

Art: Đam mê ấy của Bà đã dành cho những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi mà ngay từ năm 2003 Bà đã cho thấy ở triển lãm “30 người Mỹ”.

Mera Rubell: Đối với chúng tôi thì mối quan tâm ấy hết sức rõ ràng khi chúng tôi gặp những nghệ sĩ trẻ như Rashid Johnson, Mickalene Thomas và Hank Willis Thomas. Chúng tôi luôn tìm hiểu xem, năng lượng ở đâu, nhịp điệu ở đâu. Chúng tôi có thể học được cái gì mới ở đâu. Chúng tôi có một sứ mệnh và sứ mệnh đó là, tìm ra thứ nghệ thuật mang sức thuyết phục nhất trên thế giới. Điều này có vẻ điên rồ, gần như đáng để cười phá lên.

Art: Bà có lần nói rằng, nghệ thuật đã cứu rỗi cuộc hôn nhân của Ông Bà.

Mera Rubell: Chúng tôi thảo luận và tranh luận hàng ngày từ 55 năm nay.

Don Rubell: Nghệ thuật là tôn giáo của gia đình chúng tôi. Chúng tôi tin rằng, nghệ thuật là ma thuật của thế giới.

Art: Từ trước đến nay, Ông Bà luôn cùng nhau đi đến quyết định mua?

Mera Rubell: Từ rất sớm, chúng tôi đã quyết định rằng, tất cả ba phe – ông xã tôi, con trai tôi và tôi – phải đồng ý, nếu chúng tôi mua một tác phẩm. Con gái chúng tôi từ chối tham gia vào những quyết định, bởi lẽ ở tư cách là nghệ sĩ thì nó quá gần cái ấy.
Don Rubell: Có một lần tôi mua một tác phẩm mà chưa thảo luận với những người kia. Sau đó thì họ đã biến cuộc sống của tôi thành địa ngục. Nhưng tiến trình này đã cho chúng tôi một góc nhìn kỳ lạ. Chúng tôi có một người đàn ông, một người đàn bà và với con trai chúng tôi, người đã theo học lịch sử nghệ thuật, một thế hệ khác trên cùng boong tàu. Khi tất cả ba chúng tôi đi đến thống nhất về cái gì đấy, thì có lẽ chúng tôi đã tìm ra được cái gì đấy.

Bảo tàng Rubell với vườn nhìn từ ngoài vào

 

Infinity Mirrored Room-Let’s Survive Forever (Phòng gương vô cực-Hãy sống sót mãi mãi) (2017) của Yayoi Kusama ở Bảo tàng Rubell Mới

Art: Đối với Ông Bà có quan trọng không, việc phải biết cá nhân người nghệ sĩ?

Don Rubell: Ở những nghệ sĩ trẻ thì người ta phải quan sát xem, tính toàn vẹn và đạo lý của họ thế nào, và liệu ở họ có chứa đựng đầy ý tưởng hay không. Cuối cùng thì mỗi người đều có thể viết được một cuốn tiểu thuyết hay. Thế nhưng tiếp theo sau đó là cái gì? Chúng tôi cố gắng hiểu xem, liệu các nghệ sĩ quan tâm đến cái gì, họ muốn thay đổi cái gì, thế giới tạo nên dấu ấn cho họ như thế nào.

Art: Nhưng chính việc buôn bán nghệ thuật lại không ủng hộ cho những ý tưởng cao về đạo lý ?

Don Rubell: Dĩ nhiên rất khó tránh để thành công và tiền bạc lôi kéo mình. Chúng tôi gọi đấy là Hiệu ứng Gucci-Pucci. Một khi người nghệ sĩ bắt đầu mặc những bộ đồ đẹp thì chúng tôi biết rằng, sẽ có vấn đề đây.

Art: Những người sở hữu gian phòng trưng bày lại kêu ca rằng, các nhà sưu tập trước hết quan tâm đến tiền.

Mera Rubell: Mọi người bắt đầu sưu tập vì những lý do khác biệt nhất. Nhưng trên tất cả thì điều đó làm thay đổi cuộc đời.

Art: Kể cả những kẻ đầu cơ?

Mera Rubell: Tuyệt đối. Bởi lẽ các con họ sẽ hỏi, vì sao vấn đề chỉ xoay quanh tiền. Hôm qua tôi vừa tham gia một buổi ăn tối với các nhà sưu tập là những người ủng hộ Trump. Tôi bảo: “Tôi không hiểu, ở tư cách là những người ủng hộ Trump các Ngài lại có thể sưu tập tất cả các tác phẩm nghệ thuật ấy như thế này. Các Ngài chẳng nghe thấy, ở nghệ thuật thì vấn đề xoay quanh cái gì ư?”

Cả các tấm gỗ tuyết tùng của Carl Andre (“Llano Estacado, Dallas, Texas”,1979) cũng đòi hỏi nhiều chỗ. Phía sau: Các tranh không đề của Keith Haring (1982) cũng như các tác phẩm của Mary Weatherford (trái) và Sterling Ruby (phải)

 

A Refusal to Accept Limits (Từ chối chấp nhận các giới hạn) (2007) của John Miller, đằng sau treo các tác phẩm của Richard Prince

Art: Phải chăng nghệ thuật có thể khơi mào cho những thay đổi?

Mera Rubell: Tôi tin rằng nghệ thuật có thể dẫn đến một sự chuyển đổi tư duy và làm thay đổi thế giới.

Don Rubell: Ngay cả khi có ai đó bắt đầu sưu tập các chiến lợi phẩm thì nghệ thuật vẫn hấp dẫn đến mức nó đuổi kịp cuộc sống thường nhật. Những người thông minh nhất sẽ cho một người những ý tưởng, suy nghĩ và mỹ học của họ.

Art: Điều gì đã làm Ông Bà chuyển từ New York về Miami?

Mera Rubell: Điều đó đã bắt đầu với con trai Jason của chúng tôi. Nó đã hoàn thành công trình đầu tiên của mình ở tuổi 12 bằng việc mua các tác phẩm đầu tiên (của George Condo). Một nữ giáo sư đã khuyến khích nó công khai hóa bộ sưu tập của nó. Thế rồi bộ sưu tập ấy đi qua các bảo tàng đại học. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Jason đã mở một phòng tranh ở Palm Beach, sau đó ở Miami. Nếu người ta muốn làm gì đó vĩ đại thì người ta cần nhiều tiền. Hoặc người ta dấn thân vào một cuộc đối tác với một sự việc lớn và trở nên không đáng kể.

Art: Khi ấy Miami khá bị xuống cấp.

Mera Rubell: Người ta có thể mua toàn bộ những tòa nhà ở Lincoln Road với giá bèo. Chúng tôi luôn chi tiền của mình cho nghệ thuật. Chúng tôi không thể mua bất động sản ở New York được. Thế nhưng ở Miami thì được! Lúc đầu chúng tôi mua một khách sạn nhỏ. Sau đó chi phí cho việc lưu kho bộ sưu tập của chúng tôi trở nên cao đến phát điên, tới mức chúng tôi phải mua tòa nhà ở Wynwood – với giá một căn hộ một phòng ở New York.

Art: Ông Bà là những vị khách được hoan nghênh ở các hội chợ. Sau bao nhiêu năm tháng như thế, Ông Bà không thấy mệt khi đi qua những nơi bán hàng đó ư?

Don Rubell: Tôi có thể tìm thấy một phòng trưng bày nghệ thuật nào đó ở Zimbabwe chăng? Chúng tôi luôn tiến hành theo hình mẫu như vậy: Hội chợ và vào ngày đầu tiên kết thúc hội chợ. Quan trọng nhất là ngày cuối cùng, khi những cái tên lớn như Monika Sprüth hay Barbara Gladstone không còn ở đó nữa. Khi ấy thì chúng tôi nói chuyện với các nhân viên trẻ của phòng trưng bày để tìm ra xem, cái gì vừa xảy ra. Bằng cách đó chúng tôi phát hiện ra những nghệ sĩ như David Ostrowski.

Art: Khi Ông Bà đến thăm một hội chợ, sẽ có người sở hữu gian phòng trưng bày nào đấy trở nên mất bình tĩnh. Ông Bà xử lý ra sao với vị thế đầy quyền lực của mình?

Don Rubell: Ở chúng tôi cũng hệt như ở các nghệ sĩ. Ngay một khi người ta đánh mất tính toàn thể của mình người ta hoàn toàn chẳng còn gì nữa. Chỉ có một lần người ta có thể là trinh nữ, và chúng tôi cố gắng giữ sự trinh trắng của chúng tôi từ 50 năm nay.

Claudia Bodin (Thực hiện) – Ngụy Hữu Tâm (Biên dịch)

Dịch từ Art, tiếng Đức, số tháng hai 2020

 

Tin cùng chuyên mục

Louvre – Bảo tàng Nghệ thuật danh giá nhất thế giới

Nằm bên hữu ngạn sông Seine ở Thủ đô Paris của nước Pháp, Louvre là  một bảo tàng lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, với khối kiến trúc tráng lệ và là nơi lưu trữ những kiệt tác,...

Champs-Elysées – Đại lộ danh tiếng nhất của nước Pháp

Nếu nước Mỹ nổi tiếng với đại lộ Danh vọng Hollywood, nơi những ngôi sao nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh, sân khấu thế giới được vinh danh  gắn sao và tên trên đại lộ. Thì người Pháp...

Montmartre – Ngọn đồi thơ mộng của các nghệ sĩ 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng nước Pháp quyến rũ hơn những quốc gia khác. Đặc biệt là Paris được mệnh danh là thành phố của kiến trúc, nghệ thuật, thủ đô hoa lệ, kinh đô của...

Edinburgh – Thành phố của văn chương, nghệ thuật

Sau nhiều giờ bay và Transit tại Dubai chúng tôi đã đặt chân đến Edinburgh xứ sở Vương quốc Scotland. Lúc này là cuối chiều, thời tiết tháng 6 ở đây rất lạnh. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tranh thủ...

Odilon Redon người tự minh họa giấc mơ

Odilon Redon (1840 – 1916) là một nghịch lý khuất lấp. Ông sống giữa thời đại Ấn tượng và hậu-Ấn tượng trăm hoa đua nở của những Renoir, Gauguin và Van Gogh. Song, ngoại trừ được công nhận trong...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

“Tạm biệt nghệ thuật” – Lời chào đa nghĩa của nghệ sĩ Quách Bắc

Triển lãm “Tạm biệt nghệ thuật” mang tới các tác phẩm nửa thực, nửa đùa giàu tính suy niệm mà vẫn dí dỏm rất đặc trưng của phong cách Quách Bắc – một trong những nghệ sĩ trẻ nổi bật...

SÁNG TẠO

Dưới đây là nội dung hai tiêu mục rút trong bài viết mang tiêu đề “Sáng tạo” của giáo sư, nhà bác học Tạ Quang Bửu (1910-1986). Bài đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1983,...

Akira – Chạm vào vô tận

Nằm giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, những triền đá cổ xưa, màu xanh bất diệt của cỏ cây, âm thanh róc rách đều đặn của nước chảy… Artika mang đến sự bình yên, gắn kết...

PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT

Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?” Nếu con người có thể vẽ ở khắp...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5 vừa...